Tại sao người nhật không ăn cá chép

Ở Việt Nam, cá sông là nguyên liệu được dùng chính trong các bữa ăn có cá.

Tuy nhiên, ở Nhật hầu như là ngược lại, người ta chỉ dùng cá biển.

Lươn, cá chẻm, cá hồi là một trong số các loài cá sông người Nhật hay ăn, còn lại người Nhật chỉ ăn cá biển.

Tại sao, các bạn có biết không?

Nhiều người nói cá sông có nhiều mùi bùn nên không thích ăn, tuy nhiên sông ở Nhật rất sạch, nói cá có mùi bùn là không chính xác.

Mà lý do thực sự là Sashimi.

Người Nhật thường ăn cá sống trong các món Sashimi, Sushi.

Thức ăn của cá biển là những sinh vật phù du hay những con cá khác nhỏ hơn.

Cá sông thì thường ăn rong, bèo, một số côn trùng trên mặt nước, giun…vv do vậy mà khả năng trong thịt cá bị nhiễm giun, sán rất nhiều.

Nếu chúng ta ăn Sashimi cá được bắt từ sông, thì khả năng bị giun sán cao.

Do người Việt Nam có thói quen ăn cá nấu chín nên không sao.

Trong nhiệt độ sôi 100 độ, hầu như giun sán đã bị tiêu diệt.

Cá hồi vừa sống ở sông và ở biển, khả năng bị nhiễm ký sinh trùng có, nhưng tại sao thịt cá hồi lại được ăn sống mà không hề có sự lo lắng?

Cá hồi được bán để ăn sống trong các nhà hàng ngày nay hầu như là từ nguồn cá hồi nuôi. Thức ăn của chúng được con người cung cấp chứ không phải là nguồn thức ăn tự nhiên.

Nên các bạn hãy cứ yên tâm thưởng thức nhé.

Cá hồi tự nhiên ở Hokkaido Nhật Bản thường được ăn sống, tuy nhiên người ta vẫn lo lắng về vấn đề ký sinh trùng đối với loài cá hồi này.

Bới vậy, trước khi ăn người ta thường đưa thịt cá vào tủ đông lạnh, nếu có ký sinh trùng sẽ chết đi, sau đó mới thưởng thức.

Kengo Abe

Cá Koi từ lâu vốn đã được xem là quốc ngư của xứ mặt trời mọc, cũng là hình ảnh quen thuộc với người dân trong và cả ngoài nước. Ngắm nhìn những chú cá Koi bơi lội dưới dòng nước trong veo, hẳn chúng ta không ít lần tò mò rằng, người Nhật có ăn cá Koi hay không nhỉ.

Lí giải đầu tiên đến ngay từ tên gọi của loài cá này. "Koi" trong tiếng Nhật nghĩa là "cá chép", và người Nhật thống nhất dùng từ "Koi" để chỉ chung tất cả các loại cá chép lai tạo.

Thuở ban đầu, cá Koi cũng như một loài cá phổ biến, được vận chuyển đến Nhật và được tiêu thụ như các loại thực phẩm thông thường. Theo lời kể và ghi chép đời trước, năm ấy nước Nhật trải qua mùa đông lạnh lẽo kéo dài, người dân vùng Niigata bị mất mùa nên đã nảy ra ý tưởng mang cá Koi về thả vào hồ để làm thực phẩm tích trữ.

Cá koi bơi tung tăng trong hồ nước. [Ảnh: Launde Morel @unsplash]

Thời gian trôi đi, người dân vô tình nhận ra những chú cá chép trổ sắc khác lạ, rất sặc sỡ và đẹp mắt. Sẵn tính sáng tạo, họ quyết định chọn lọc nghiên cứu, lai tạo và hoàn chỉnh để có những con cá Koi làm cảnh phù hợp nhất. Sở hữu tính chất quen thuộc gắn bó với mọi nhà như vậy cùng ngoại hình nổi bật, cá Koi nhanh chóng trở thành quốc ngư Nhật Bản, được thả nuôi tô điểm cho cảnh sắc.

Cái nhìn về cá Koi trong văn hóa Nhật Bản

Không chỉ sở hữu dáng vẻ đẹp mắt, cá Koi còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp như vận may, sự thành công, bền bỉ và lòng can đảm.

Lí giải cho điều này có thể hiểu bởi lẽ cá chép Koi tượng trưng cho loài cá sinh ra là để bơi ngược dòng sông, vượt vũ môn hóa thành rồng mà kiêu hãnh tung bay trên bầu trời cao rộng. Vậy nên vào ngày 5/5 “Kodomo no hi” - ngày Tết thiếu nhi của người Nhật, người ta dựng cờ cá chép đủ màu sắc sặc sỡ trước hiên nhà mình để cầu chúc cho con cái trui rèn tính kiên trì, đạt được thành công.

Cờ cá koi được dựng treo trong ngày tết thiếu nhi. [Ảnh: cnd.shopdify, Bonguri @flickr]

Bên cạnh đó, cá Koi đại diện cho tinh thần Samurai lừng danh của người Nhật. Dân gian có lời tương truyền xa xưa rằng khi một chú cá Koi bị bắt, nó sẽ hiên ngang trên thớt chờ đợi con dao mổ mà không hề sợ hãi. Điều này gợi nhớ đến sự quả cảm của một chiến binh Samurai đối mặt với thanh gươm sắc bén nơi chiến trường.

Tất cả những điều đó đã đưa cá Koi vào trong văn hóa tín ngưỡng, trở thành biểu tượng cho những đức tính cao quý và mong ước của người Nhật.

Vậy người Nhật có ăn thịt cá Koi không?

Ban đầu, loài cá Koi quốc ngư này tuy được sử dụng để cung cấp thực phẩm, nhưng qua nhiều năm tháng, hình ảnh chú cá chép xinh đẹp này đã biến hóa và ăn sâu vào một phần đời sống người Nhật. Ngày nay, mục đích của cá Koi hoàn toàn thay đổi. Những chú cá mang trên mình nhiều ý niệm về một dân tộc này có giá trị cao và mục đích chủ yếu góp phần làm phong phú quang cảnh. Và cá Koi cũng là hình ảnh gợi trong mắt bạn bè quốc tế khi ai đó nói về văn hóa Nhật Bản.

Hình ảnh cá koi được đưa vào tranh vẽ. [Ảnh: redbubble, society6]

Người Nhật luôn nhận thức trân trọng loài cá này vì vậy họ không còn sử dụng cá Koi làm thực phẩm như trước đây nữa. Hình ảnh cá Koi còn được đưa vào quần áo hay những tác phẩm nghệ thuật, nhất là cảm hứng cho các nghệ nhân xăm mình, nhằm đề cao, quảng bá rộng rãi tinh thần đất nước.

Cá koi là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân xăm mình. [Ảnh: newtattoo_frankly @Instagram]

Nếu có dịp đặt chân đến xứ hoa anh đào, hãy một lần ngắm nhìn đàn cá Koi bơi lội dưới dòng nước trong veo, từ tốn thưởng thức phong cảnh rồi lắng nghe câu chuyện về một loài cá đặc biệt, chắc chắn bạn cũng sẽ tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn và gắn kết với đất nước này.

kilala.vn

Tags:

Nước Nhật là một nước gắn liền với biển, do vậy gần như thực phẩm họ tiêu thụ hàng ngày đều liên quan đến với vùng biển đó, là cá. Nhắc đến đất nước Nhật Bản là người ta lại nhắc đến những truyền thống văn hóa lâu đời, với sự cầu kỳ, chuẩn chỉnh đến từng chi tiết từ việc thưởng thức trà đạo cho đến từng bữa ăn trong ngày. Và thưởng thức cá cũng nằm trong những truyền thống lâu đời của Nhật. Trung bình lương cá tiêu thụ của người Nhật nhiều hơn gấp 5 lần so với những người khác.

Người Nhật thích ăn cá tươi

Người Nhật thích ăn các loại cá, tuy nhiên tại đây, loại cá họ ưa chuộng nhất vẫn là cá biển, trong đó phải kể đến cá ngừ, cá hồi, cá đuôi vàng, sò điệp… Cá có mặt thường xuyên trong từng bữa cơm gia đình cũng như tại các nhà hàng sang trọng, tiệc cưới. Hầu hết người Nhật đều biết một thứ có thể gọi là “thời gian biểu” ăn cá, đó là những lưu ý cụ thể, đơn giản như: khi nào thì ăn cá sống, khi nào thì ăn cá đã qua chế biến chín, thời điểm nào ăn cá biển, khi nào thì ăn cá ngừ, lúc nào nên thưởng thức cá hồi… Đặc biệt tại Nhật Bản, họ không lạm dụng đến quá nhiều gia vị để có thể làm nổi bật hương vị tươi ngon, tự nhiên, tinh khiết của món ăn khiến cho món cá càng trở thành tâm điểm trong bữa ăn của họ. Trong đó kể đến món ăn gắn liền với cá của Nhật Bản đó chính là :

Sushi :

Sushi là món ăn khá đặc biệt của người Nhật, bắt nguồn từ một phương pháp muối cá của Trung Hoa cổ.

Cá được bọc cơm và muối rồi để lên men trong thời gian từ 2 tháng đến 1 năm. Sau thời gian lên men, người ta bỏ cơm đi và chỉ ăn cá muối không. Phương pháp này được truyền vào Nhật Bản cùng với việc trồng lúa nước trong thời kỳ Yayoi [năm 300 trước công nguyên đến năm 300 sau CN].

Các cách thức để lên men khác nhau đã giảm bớt thời gian chờ, đồng thời sử dụng thêm dấm làm gia vị, và bây giờ người Nhật sử dụng cả cơm cùng cá muối. Hiện nay không còn công đoạn cá muối mà người ta thưởng thức trực tiếp cá sống và hải sản tươi sống cùng với cơm trộn dấm.

Sushi tại Nhật Bản không được sử dụng một cách tràn lan mà họ luôn sử dụng theo chủ đề của từng mùa, đánh dấu từng thời điểm trong năm.

Mùa xuân [dấu hiệu: hoa anh đào nở]: người Nhật thường ăn 5 món Sushi hải sản: Hama-guri[làm từ trai biển vỏ cứng], sayori [làm từ cá biển], tori-gai [làm từ sò trứng Nhật Bản], miru-gai[làm từ tôm, cua, trai, sò, vẹm] và kisu[làm từ cá biển đen Nhật Bản].

Sushi – món ăn truyền thống của người Nhật Bản

Mùa hè [dấu hiệu: lá phong xanh tươi]: người Nhật làm 4 món sushi hải sản: awabi [làm từ bào ngư], uzuki [làm từ cá vược biển], anago [làm từ cá chình biển Nhật Bản] và aji [làm từ cá ngừ Nhật Bản].

Mùa thu [dấu hiệu: lá phong đỏ]: người Nhật ăn 3 món sushi là: Kampachi [loài cá thường thay đổi khi chúng lớn lên, từ hiramasa – khi chúng còn nhỏ vào mùa hè đến kampachi -mùa thu và sau cùng là buri -mùa đông], Kohada [làm từ cá trích, cá mòi có chấm] và saba [làm từ Cá thu].

Mùa đông [dấu hiệu: tuyết]: người Nhật ăn các món sushi hải sản: ika [làm từ cá mực], aka-gai [làm từ trai biển lớn], hirame [làm từ cá bơn] và tako [làm từ bạch tuộc].

Ngoài ra, còn có các món sushi ăn quanh năm như: uni [làm từ nhím biển], maguro [làm từ cá ngừ], kuruma ebi [làm từ tôm hùm], tamago [làm từ trứng], và kampyo-maki [bí cuộn tròn].

Sashimi :

Món ăn này có thành phần chính là các loại hải sản tươi sống, tuy nhiên phần lớn là sự góp mặt của các loài cá, trong đó có : cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc, … sẽ mang lại cho thực khách bốn phương một trải nghiệm thú vị đầy thử thách khi thưởng thức. Sashimi thường là món ăn được dọn ra đầu tiên trong các bữa ăn trang trọng tại Nhật Bản, nhưng cũng có thể được dùng như món ăn chính, kèm với cơm và một chén súp Miso.

Sashimi-hương vị tinh khiết lên ngôi

Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi, như là sốt shoyu [1 loại xì dầu Nhật Bản] và wasabi [mù tạt] các loại gia vị như gừng sẽ giúp cho việc cảm nhận hương vị của món ăn tăng lên nhiều lần. Theo truyền thống, người Nhật cho rằng sashimi phải được ăn trước để tránh các món có mùi nặng làm ảnh hưởng đến hương vị của nó. Bởi vậy sashimi thường là món ăn đầu tiên. Tuy nhiên, sashimi cũng có thể trở thành món chính, được ăn cùng với cơm và một chén súp Miso.

Người Nhật hay ăn cá không phải chỉ bởi vì đó là một trong những nguồn thực phẩm chủ yếu của nước này mà cá còn là một trong nhưng biểu tượng, lòng tự hào dân tộc và là phương tiện để đưa văn hóa Nhật Bản đến với các nước khác trên thế giới.

* * *

Là 1 đầu mối lớn tại chợ cá Yên Sở, với gần 20 năm hoạt động chúng tôi chuyên cung cấp các loại cá nước ngọt như: Cá chép, cá trắm đen, cá trắm trắng, cá rô phi, cá rô ta, cá quả, cá trôi, cá mè ta, cá lăng, cá trê, cá chim trắng, cá diêu hồng, cá mè tàu [mè đầu to], cá tầm, cá chép giòn, cá trắm giòn, cá chình, cá tầm, cá hồi, cá song, baba với giá rẻ nhất thị trường, đầy đủ số lượng theo yêu cầu.

Hãy nhấc máy và gọi điện/zalo ngay cho chúng tôi 092 669 3333 Cao Dũng] – 098 24 272 87 [Thiên Hạnh] để được phục vụ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề