Tại sao nói Luật Hiến pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Một số nhận định Đúng/Sai về Luật hiến pháp

CÂU 1.Luật hiến pháp là ngành luật độc lập vì những quy định của Hiến pháp là cơ sở để ban hành những Luật khác

Nhận định SAI , vì Luật Hiến pháp là ngành luật độc lập do nó có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng chứ không phải vì những quy định của nó là cơ sở để ban hành những Luật khác.

CÂU 2.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí?

Nhận định SAI , Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ miễn giảm.

CÂU 3.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc làm và nhà ở?

Nhận định SAI, Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ hỗ trợ, tạo điều kiện cho công dân có nhà ở

CÂU 4.Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến?

Nhận định SAI , vì chỉ có Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992[sửa đổi bổ sung 2001] quy định về điều này.

CÂU 5.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử?

Nhận định SAI vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử [Đ52 luật bầu cử]

CÂU 6.Theo quy định của Hiến pháp. Cử tri ko thể thực hiện quyền bở phiếu tại nơi đăng kí tạm trú của họ.?

Nhận định  SAI, vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi tạm trú của mình.

CÂU 7.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử đều do cơ quan hành chính giải quyết?

Nhận định  SAI vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội đồng bầu cử, và hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đc khiếu nại”

CÂU 8. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng cử ko đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu.?

Nhận định ĐÚNG, theo điều 71 luật bầu cử.

CÂU 9. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quôc hội chỉ thực hiện giám sát tối cao đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương?

Nhận định SAI vì theo điều 83 Hiến pháp thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt đọng của bộ máy nhà nước”

CÂU 10.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có quyền trình dự án luật trước Quốc hội?

Nhận định SAI vì có nhiều cá nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội [vd: Chủ Tịch Nước,Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính Phủ, ToànAn Nhân Dân Tối Cao,Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc Hội]

CÂU 11: Hiến pháp là một thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

Nhận định đúng vì luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, điều chỉnh những vấn đề xã hội quan trọng và cơ bản nhất về quyền lực nhà nước, chế độ chính trị,.. cho nên nó là một thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

CÂU 12: Nguồn của Luật hiến pháp chỉ có Hiến pháp 2013

Nhận định sai vì nguồn của Luật Hiến pháp gồm: Hiến pháp hiện hành, Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật tổ chức Tòa án nhân dân,...

Chế độ chính trị là hệ thống những nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị là chế định của Hiến pháp, là tổng thể các quy định về những vấn đề có tính nguyên tắc chung làm nền tảng cho các chương sau của Hiến pháp như: bản chất nhà nước, nguồn gốc nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hoạt động của Nhà nước và xã hội, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Nội dung cơ bản của chế định chế độ chính trị bao gồm:

1. Khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

2. Xác định rõ ràng và dứt khoát mục đích của nhà nước là: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân xây dựng đất nước giàu mạnh; thực hiện công bằng xã hội; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

3. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai - công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật [Điều 4].

4. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc [Điều 5].

5. Quy định phương thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân [Điều 6]

6. Quy định nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín [Điều 7].

7. Quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận [Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam...] là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

8. Khẳng định đường lối đối ngoại của Nhà nước ta là hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả trên thế giới.

9. Khẳng định quyền dân tộc cơ bản: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời [Điều l]. Đây là quyền đặc biệt là cơ sở phát sinh các quyền khác.

Như vậy Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định tính nhân dân của nhà nước ta, quy định nhà nước Việt nam là nhà nước XHCN do Đảng cộng sản - chính đảng duy nhất lãnh đạo. Khẳng định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước ta là nguyên tắc tập trung dân chủ, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quy định về đường lối phát triển của nhà nước ta.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, các quan hệ kinh tế luôn chịu sự tác động điều chỉnh từ phía Nhà nước theo định hướng nhất định. Những quan hệ kinh tế chủ yếu tạo thành cơ sở kinh tế của nhà nước, được các quy phạm của Luật hiến pháp điều chỉnh và tổng hợp các quy phạm đó tạo thành chế định chế độ kinh tế. Trong chế độ kinh tế của nhà nước, các vấn đề cơ bản, chủ yếu làm cơ sở để xác định chế độ xã hội bao gồm: chính sách phát triển kinh tế, quan hệ về sở hữu, quan hệ sản xuất, những quan hệ về tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân... trong các quan hệ đó quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất là nền tảng quyết định tính chất chế độ kinh tế.

Trước đây nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính. Hiện nay nền kinh tế của nước ta là kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế cơ chế quản lý kinh tế có sự thay đổi. Điều 20 Hiến pháp 1992 quy định "Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp; bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ich của cá nhân, tập thể và nhà nước ". Quản lý kinh tế bằng pháp luật là nguyên tắc quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với những thuộc tính của mình, pháp luật xác lập các mối quan hệ phức tạp, cơ bản của chế độ kinh tế như quan hệ về sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ về lao động, phân phối sản phẩm xã hội, quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế khác...Bằng pháp luật, Nhà nước xác định chiên lược, mục tiêu phát triển kinh tế cũng như quy hoạch, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đưa ra những bảo đảm vận hành cơ chế quản lý để định hướng, ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh. Hiện tại, hệ thống pháp luật về kinh tế của nước ta còn chưa hoàn thiện để điều chỉnh toàn diện, có hiệu quả đối với các quan hệ kinh tế đa dạng, vì vậy cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.

Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý mới, trên tinh thần Hiến pháp 1992 Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật môi trường, Luật đầu tư nước ngoài... đồng thời thiết lập Toà án kinh tế và các Toà án khác.

Xuất phát từ bản chất của nhà nước, các chính sách biện pháp phát triển kinh tế của Nhà nước ta đều nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Nhà nước đặt ra những mục đích chính sách kinh tế cụ thể. Hiện nay mục đích chính sách kinh tế ở Việt Nam là “làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân[Điều 16 Hiến pháp 1992].

Chế độ sở hữu là yếu tố căn bản trong chế độ kinh yế của nhà nước. Hiến pháp của tất cả các quốc gia trên thế giới đều quy định về chế độ sở hữu. Theo Hiến pháp 1992 hiện nay ở nước ta có các hình thức sở hữu chủ yếu sau: Sở hữu nhà nước [hay sở hữu toàn dân] bao gồm những tư liệu sản xuất chủ yếu, đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhà nước là chủ thể của sở hữu toàn dân, Nhà nước giao tài sản thuộc sở hữu toàn dân cho các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân chủ yếu được thể hiện qua quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Công dân là những cá nhân mang quốc tịch của một nhà nước. Là công dân của nhà nước sở tại, cá nhân được hưởng đầy đủ các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật của nhà nước quy định.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền, nghĩa vụ được nhà nước quy định trong Hiến pháp. Những quyền và nghĩa vụ này được hiến pháp quy định cho tất cả mọi công dân, hoặc cho cả một tầng lớp, một giai cấp chứ không quy định cho từng con người trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Những quyền này thường được xuất phát từ quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc, không ai có thể xâm phạm và tước đoạt. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở chủ yếu xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi một công dân, thể hiện trình độ, mức sống, nền văn minh của một nhà nước.

Được chia theo các lĩnh vực sau

- Quyền trong lĩnh vực chính trị:

+ Quyền bầu cử [18 tuổi], quyền ứng cử [21 tuổi] vào Quốc hội và hội đồng nhân dân.

+ Quyền tham gia quản lý nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.

- Quyền trong lĩnh vực kinh tế:

+ Quyền tự do kinh doanh.

+ Quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

- Quyền tự do cá nhân:

+ Quyền tự do đi lại, cư trú.

+ Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, tài sản, chỗ ở.

+ Quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Quyền biểu tình, tự do lập hội.

+ Quyền tự do ngôn luận.

- Quyền trong lĩnh vực văn hóa xã hội:

+ Quyền tự do sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật.

+ Được bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

Bên cạnh quyền luôn luôn phải có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 51 Hiến pháp 1992 “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội "

Cụ thể: - Công dân phải có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

- Công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế …

- Bảo vệ tổ quốc.

Khi công dân không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ của mình để làm những việc trái pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề