Tại sao nói rằng việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ 6 tuổi đến trường phổ thông là rất cần thiết

CHUẨN BỊ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI SẴN SÀNG VÀO HỌC LỚP MỘT

Đọc bài Lưu

Có thể nói đi học lớp Mộtở trường Tiểu học là bước ngoặt trong cuộc sống, là sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới đối với trẻ. Việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp Một cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi có tâm thế tốt, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và học tập tốt ở các bậc học tiếp theo....

1. Lý do cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một

- Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo của trẻ: Tại trường mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi “học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó; từ hoạt động vui chơi hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm chất theo đặc trưng lứa tuổi... Tuy nhiên, khi bước vào lớp Một “học” là hoạt động chủ đạo.Việc học là bắt buộc, được tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch và có ý nghĩa xã hội.Mỗi học sinh phải cố gắng, tự giác và có tinh thần học tập mới có thể đạt được kết quả tốt.

- Sự thay đổi mối quan hệ của trẻ với giáo viên trong nhà trường: Tại trường mầm non, trẻ được cô chăm sóc chu đáo, quan hệ giáo viên với trẻ mang tính chất mẹ - con. Khi vào học lớp Một, quan hệ giữa giáo viên với trẻ mang tính chất thầy - trò; trẻ phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc sinh hoạt của nhà trường. Đồng thời, tại trường mầm non trẻ lớp 5 tuổi lớn nhất trong các khối lớp nhưng khi vào trường tiểu học, khốiMột là khối nhỏ nhất trong trường dễ dẫn đến tâm lý lo lắng, nhút nhát, rụt rè...

- Tầm quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một: Việc chuẩn bị về mặt tâm lý là một tiền đề cần thiết, quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại, sự tự tin hay lo sợ ở trẻ, nếu chưa được chuẩn bị đầy đủ dễ dẫn trẻ đến nguy cơ thất bại, chán học, sợ đi học. Ngược lại, nếu trẻ được chuẩn bị các điều kiện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và tâm thế, trẻ sẽ dễ dàng thích ứng với những điều kiện mới của môi trường học tập ở trường phổ thông.

2. Nguyên tắc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ 5 tuổi vào lớp Một

- Không dạy trước chương trình lớp Một: Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp Một không phải dạy trước cho trẻ biết đọc, biết viết và toán lớp Một. Việc dạy trước chương trình không phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ dưới 6 tuổi khiến trẻ mệt mỏi, mất hứng thú học tập, đồng thời dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, chểnh mảng khi vào học lớp Một.

- Chuẩn bị toàn diện: Chuẩn bị về các phương diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội vàmột số năng lực tính cách chuyên biệt để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.

- Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, lấy trẻ làm trung tâm trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một: Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách.Việc thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, giúpnuôi dưỡng hứng thú, sự chủ động, sáng tạo, các khả năng suy luận, quan sát, nhận xét, biểu đạt, phát huy tính chủ động và sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, việc lấy trẻ làm trung tâm gắn liền với việc lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ nghĩa là nội dung phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá và sáng tạo ở độ tuổi và mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được học bằng nhiều cách, đặc biệt thông qua hoạt động chơi.

- Phối hợp thống nhất giữa nhà trường và gia đình: Nhà trường và giáo viên giúp cha mẹ trẻ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ những điều kiện về thể chất, tâm thế và các kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng đi học lớp Một.

3.Vai trò, trách nhiệm của giáo viên và nhà trường trong công tác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ 5 tuổi vào lớp Một:

- Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường Tiểu học về: Chế độ sinh hoạt, hành vi văn hóa và chuẩn bị cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập và giúp trẻ hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh [đời sống xã hội và thế giới tự nhiên].

- Hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ thích ứng với cuộc sống ở trường tiểu học: Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệmnhư đóng vai theo chủ đềtrường Tiểu học; tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động đông người,hun đúc dần ở trẻ ý thức tập thể, ý thức cộng đồng. Tạo cho trẻ nhiều cơ hội giao tiếp với những người xung quanh [kể chuyện cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ kể chuyện, lắng nghe người khác trong giao tiếp]. Tổ chức trong các hoạt động nghệ thuật mà trẻ yêu thích như hoạt động tạo hình, múa hát, đọc thơ, kể chuyện,… mang đậm màu sắc của trường Tiểu học.

- Hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập:Giáo viêntổ chức các “tiết học” để giúp trẻ hình thành các kỹ năng sử dụng sách vở, bút, cặp,… làm quen với những thao tác “đọc và viết” như biết cầm sách đúng, biết “đọc” từ trên xuống, từ trái sang phải; hướng dẫn trẻ biết sử dụng kí hiệu gần giống với chữ viết tức là “tiền chữ viết” để ký tên hay ghi lại bài thơ trẻ thích, hình thành động cơ đi học cho trẻ.Hình thành ở trẻ các chức năng tâm lý cần thiết của người học sinh bằng cách giao nhiệm vụ vừa sức, tạo tình huống để trẻ tư duy, biết so sánh, lập luận...

- Giúp cha mẹ hiểu biết đúng đắn việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một. Tạo sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường và gia đình nhằm chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng đi học Tiểu học có hiệu quả nhất.

Ảnh: Các cháu trường MN Thống Nhất đi thăm trường Tiểu học Chu Văn An, TP Nam Định

4. Với cha mẹ trẻ

Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, cha mẹ trẻnên:

- Khơi gợi ở trẻ sự háo hức được đi học: Kích thích trí tò mò, ham hiểu biết những điều quan trọng trong tự nhiên và xã hi, dạy trẻ cách quan sát so sánh các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Cha mẹ trả lời các câu hỏi trẻ đặt ra, cho trẻ đến thăm quan trường Tiểu học.

- Tập cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng Việt: Nói rõ ràng, không nói ngọng, tập ghi nhớ các bài hát, bài thơ, ca dao,để trẻ tự kể lại, hát lại...

- Rèn cho trẻ tính kiềm chế và tự tin vào bản thân.

- Luyện vận động đôi tay: Tập cài cúc, nặn, vẽ và tập cho trẻ biết sử dụng đồ dùng học tập [cặp sách, sách, vở, bút chì, tô màu...].

- Dạy trẻ biết lễ phép với người lớn [chào hỏi], biết giúp đỡ cha mẹ làm một số việc đơn giản...

Việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp Một ở trường Tiểu học là chuẩn bị những tiền đề cần thiết, tạo cơ hội giúp trẻ đạt mức độ cao sẵn sàng đến trường về mọi phương diện: Thể lực, trí tuệ, tình cảm, giao tiếp và ứng xử xã hội, tâm thế… để trẻ thích nghi với hoạt động học tập và cuộc sống tại môi trường giáo dục phổ thông, không phải là dạy trước chương trình lớp Một cho trẻ. Việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ là nhiệm vụ của giáo viên, nhà trường và gia đình, song không nên yêu cầu trẻ như một học sinh Tiểu học thực thụ ngay khi còn ở tuổi mẫu giáo mà cần đảm bảo cho trẻ sống đúng với lứa tuổi của mình, hồn nhiên vui tươi, háo hức mong chờ bước vào lớp Một./.

Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

HÀNH TRANG CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5-6 TUỔI VÀO LỚP 1

Đọc bài Lưu

HÀNH TRANG CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5-6 TUỔI VÀO LỚP 1

Có thể nói đi học lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường tiểu học. Trẻ đang quen được chăm sóc, tự do vui chơi, phải chuyển sang môi trường học tập có kỷ luật, khiến không ít trẻ rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập.

Ở trường Tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, không thích cũng phải học, học phải tạo ra sản phẩm [phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi... theo tiến độ của cả lớp]. Vì vậy cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ để giúp trẻ thành công ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của lớp 1, để trẻ tự tin và thích được đi học lớp 1.

Hiện nay có hai quan điểm của các bố mẹ có con chuẩn bị đi học lớp 1. Thứ nhất cho rằng không cần chuẩn bị gì, cứ để trẻ phát triển tự nhiên. Điều này dễ làm cho trẻ có những hẫng hụt tâm lý vì đi học lớp 1 hoàn toàn khác với việc đi học mẫu giáo. Ở trường mẫu giáo “cô là mẹ và các cháu là con”. Cháu có thể đi muộn giờ so với quy định, cháu khóc cô có thể ôm ấp vỗ về. Nhưng ở lớp 1, trẻ phải đến lớp đúng giờ [vì muộn giờ sẽ ảnh hưởng đến tiết học, đến những trẻ khác...]. Ở lớp 1, thầy cô giáo có yêu thương trẻ đến mấy cũng không thể có nhiều thời gian ôm ấp từng trẻ vì phải hỗ trợ học sinh học tập, điều khiển lớp học theo tiến độ của lớp mình và các lớp khác, rồi phải đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình học. Nói cách khác, chấp hành nội quy, quy định nhà trường, thiết lập quan hệ với giáo viên, hoàn thành các bài tập khi đến lớp... là những khó khăn đối với trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1 nên không thể không chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường.

Quan điểm thứ hai, chuẩn bị cho trẻ đến trường là chuẩn bị cho trẻ đọc thông viết thạo trước khi đi học lớp 1. Nhiều phụ huynh cho rằng như vậy con mình sẽ học giỏi ở lớp 1. Thực ra đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 trong 35 tuần học chứ không phải là nhiệm vụ của các cô mẫu giáo. Khi biết đọc, viết trước trẻ rất chủ quan trong học tập và rất dễ vi phạm nội quy của lớp học. Vì trẻ không hứng thú và muốn chứng tỏ cho thầy cô, các bạn biết mình đã biết điều đó, dẫn đến mất tập trung trong giờ học. Hơn nữa, khi các ngón tay trẻ chưa đạt đến độ cứng vững nhất định mà phải viết sớm thì khi vào lớp 1 trẻ rất sợ viết. Đó là chưa nói đến việc rất có thể trẻ sẽ cầm bút không đúng cách dẫn đến tình trạng lên học lớp 1 khó có thể sửa được nên trẻ sẽ viết chậm và xấu.

Nhiệm vụ của cô giáo mầm non và các bậc phụ huynh là phải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt ở bậc học tiểu học, những việc cần chuẩn bị cho trẻ một số vấn đề sau:

* Chuẩn bị về mặt thể lực:

Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể, mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan… Để có được phẩm chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, dạy trẻ rèn luyện một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian và phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.

Ngay từ những ngày đầu trẻ lên lớp mẫu giáo lớn nhà trường đã kết hợp với trung tâm y tế thành phố khám sức khoẻ chuyên khoa cho trẻ và giáo viên của lớp đã tiến hành cân, đo,chấm biểu đồ theo quý, để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ, đồng thời dựa trên kết quả khám biết tình hình bệnh tật của từng trẻ. Trên cơ sở đó phân loại sức khoẻ theo kênh, và phân loại theo bệnh tật của trẻ.

Chuẩn bị thể lực cho trẻ là một việc làm quan trọng đòi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm sâu sắc. Một cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở trường tiểu học.

* Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ:

Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Vì vậy trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng định hướng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp,….

Trí tuệ ở đây là những hiểu biết nhất định của trẻ về các sự vật, hiện tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh, thứ bậc trong gia đình, được thực hiện thông qua các hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi… Trẻ cần đạt được những mục đích, yêu cầu của các hoạt động. Đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng. Cần tìm hiểu nắm bắt những khó khăn và hạn chế của trẻ để có sự tác động kịp thời uốn nắn, phù hợp với trẻ.

Khả năng định hướng không gian và thời gian là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ, trẻ biết xác định không gian trên, dưới, trước, sau, phải, trái và thời gian như: Sáng, trưa, chiều, tối, hôm qua, hôm nay,... là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở trường phổ thông.

* Chuẩn bị về mặt tình cảm - xã hội:

Sự phát triển các mặt tình cảm - xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

Giáo dục cho trẻ ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi để kích thích trẻ biểu lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, chuyện. Khuyến khích trẻ tự tổ chức các trò chơi đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ đề. Giáo dục trẻ có thói quen tự phục vụ bản thân.

Giúp trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triển tính tự tin, tự lực và sáng tạo của trẻ.

Giáo dục trẻ ý thức chấp hành nội qui, qui định ở trường, lớp học, những nơi công cộng, chấp hành luật an toàn giao thông.

Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chú, bác,…..

Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và những người lớn khác trong trường mầm non đồng thời giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường phổ thông, về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo từ đó kích thích lòng mong mỏi, háo hức được đến trường học tập của trẻ.

* Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ:

Tất cả những nội dung, kiến thức nói cho đến cùng đều phải thông qua tiếng mẹ đẻ. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác,…. của trẻ cũng phát triển tốt.

Đối với trẻ 5 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn tiếng Việt ở lớp một giáo viên cần tổ chức các hoạt động nghe - nói như cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc - viết như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và nghe đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc: hướng đọc, từ phải sang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới, “đọc” truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng, to, chữ sử dụng trong sách là chữ in thường.…

* Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập và tinh thần:

Chương trình chăm sóc – giáo dục mới hiện nay phương pháp dạy học tích cực trong các bậc học đã giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập một cách thuận lợi.

Để đạt được những hiệu quả trên cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng,… giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới. Thông qua chủ đề “Trường Tiểu học” giáo viên cần hướng dẫn trẻ làm quen với các đồ dùng học tập ở trường phổ thông, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với sách, truyện, bút, thước.

Tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng, khéo léo. Các nhà khoa học đã khẳng định “Những vận động bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu”.

Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt. Vì vậy, cần phải luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn thành các nhiệm vụ được người lớn giao cho.

* Chuẩn bị cho việc học đọc.

Làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ trong bảng danh sách lớp, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng chữ, biển hiệu, biển chỉ đường..., ghi tên đồ vật thường dùng [như bút chì, giấy,sach..], nhận biết và viết tên của bản thân

Dạy trẻ cách ngồi xem sách: Khi trẻ nghe và nhìn cách người lớn đọc sách trẻ có thể học được những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách. Cần lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách. Trẻ nhận ra các từ mới trong truyện, mong muốn được đọc truyện.

Thông qua việc đọc sách, trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.

* Chuẩn bị cho việc học viết.

Giáo viên tổ chức các hoạt động tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ viết tiếng Việt và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết.Chơi các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay, mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,…

Vì vậy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 giáo viên và phụ huynh cần nắm chắc đặc điểm tâm lý của lứa tuổi và có kiến thức về lớp 1 để giới thiệu trước cho trẻ, biện pháp hình thức đúng đắn trong quá trình giáo dục trẻ, để trẻ có đầy đủ các kỹ năng để hòa nhập và học tập tốt ở môi trường học mới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [75.78 KB, 5 trang ]

Sáng kiến kinh nghiệm:
Chuẩn bị cho trẻ vào Trường phổ thông
Người viết: Võ Thị Tường Vy
- Vì sao phải chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông ?
- Nếu như chúng ta trả lời câu hỏi này một cách sâu sắc, thấu đáo và khoa
học thì chúng ta sẽ hiểu được đối với trẻ em, việc đến trường phổ thông
được coi như là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời,là một bước
chuyển biến mang tính nhảy vọt vì trẻ có sự biến đổi giữa lớp mầm non
lên tiểu học. Đó là việc trẻ được chuyển qua một lối sống mới với những
hoạt động mới, một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một
người học sinh thực thụ.
- Chính vì thế là một giáo viên đang dạy ở lớp lá .Bạn đã chuẩn bị được gì
cho trẻ của bạn bước vào trường phổ thông mà trẻ không bị hẫng hụt về
tâm ly, cũng như có đầy đủ những tố chất sẵn sàng cho việc học phổ
thông.
- Chúng ta đừng nghĩ, chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là dạy cho
trẻ biết đọc, biết viết,làm các bài toán ở sách lớp 1.Quan điểm này thật là
sai lầm và hiện nay cũng có một số phụ huynh và giáo viên đã mắc phải
và làm ảnh hưởng không ít đến trẻ, có một số trẻ đã mắc phải một số
bệnh khi trẻ lên lớp 1 như : bệnh chủ quan, bệnh sợ học, bệnh lơ là trong
giờ học [ vì trẻ đã biết trước]…., vô tình ta đã làm cho trẻ không cần phải
tư duy,ghi nhớ trong giờ học, làm mai một đi khả năng tiếp cận tri
thức,sáng tạo của trẻ.
- Chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là chuẩn bị toàn diện về mọi mặt
không thiên về khía cạnh nào, và tuỳ theo lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ mà ta áp dụng các bài tập, giờ học, giờ chơi, sinh hoạt cho phù
hợp.
* Sau đây là những chuẩn bị của tôi ở lớp:
 Ngay từ khi nhận trẻ ở lớp chồi lên, buổi đầu tiên tôi và trẻ
cùng trò chuyện với nhau, tôi chú ý nhìn vào tên của trẻ và trò
chuyện để tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ.Mục đích của tôi


trong giờ trò chuyện này cho trẻ hiểu sau một năm học, lớn thêm
một tuổi, học giỏi là được lên lớp mới, được làm anh chị các em
lớp chồi, mầm. Trẻ rất thích được làm người lớn và khi đó trẻ ý
thức được vai trò mới của mình, và hiểu được quy luật “lên lớp
khác”.
 Chuẩn bị về thể lực cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng
đòi hỏi tất cả chúng ta có sự quan tâm sâu sắc.Một cơ thể khoẻ
mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt
động trí tuệ ở trường phổ thông. Qua các giờ học thể dục của lứa
tuổi : đi chạy, leo trèo, ném…….,các vận động trong các giờ học
khác, tôi còn cho trẻ rèn luyện vận động tinh, sự khéo léo của
đôi bàn tay, của các giác quan: như trẻ tự xỏ quai giày, tự cài nút
áo, trong giờ ăn, giờ chơi tôi tập cho trẻ sử dụng các đồ dùng
sinh hoạt một cách khéo léo gọn gàng. Và những vận động bằng
tay của trẻ càng khéo léo càng phong phú bao nhiêu thì càng dễ
hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu.
 Ơ lớp tôi dạy cho trẻ thói quen,khả năng tự phục vụ bản thân
như trẻ tự xách cặp vở của mình, tự đút ăn, tự rửa tay, lau mặt,
đánh răng, tự thay quần áo…, các thói quen này rất có ích cho
trẻ, hình thành ở trẻ tính độc lập, không phụ thuộc ỷ lại người
khác.
 Trẻ được phân công trực nhật làm việc vì tập thể, [ xếp tô đĩa
cho bạn… phơi khăn ra giá khăn,… thông qua hành động này trẻ
còn học được một số quy luật trong phép đếm , 1:1, 1 bạn 1
tô,1muỗng,1 khăn….Hoạt động lao động tập thể cũng góp phần
cho trẻ làm quen đến những ảnh hưởng của cá nhân với tập thể.
Tính tập thể rất cần thiết khi lên lớp 1.
 Qua các giờ học, tôi hình thành cho trẻ tư duy hình ảnh, trí
tưởng tượng, óc sáng tạo,cơ sở của tư duy ngôn ngữ lôgic, sự
lĩnh hội các phương thức hoạt động nhận thức, kỹ năng phân

loại,khát quát hoá, mô hình hoá, lĩnh hội tiếng mẹ đẻ, các hình
thức cơ bản của ngôn ngữ thông qua các môn học : Làm quen
văn học, làm quen với toán, tạo hình,làm quen chữ viết……Cụ
thể như qua giờ Văn học : tôi kể truyện cho trẻ nghe truyện, cho
trẻ kể lại truyện, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch ,dùng ngôn ngữ
để diễn đạt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ,phát triển trí
tưởng tượng,phát triển thính giác âm vị ,sự khác nhau của các âm
thanh.
 Hay trong giờ toán, tôi cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán
học như “nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau” tuy nhiên những thuật
ngữ này được trả lời trong ngữ cảnh và trọn câu khi cô đặt câu
hỏi: “số cà rốt như thế nào so với số cà chua” Tại sao con biết?
Làm thế nào để biết được số cà rốt nhiều hơn hoặc ít hơn số cà
chua? Trẻ phải dùng ngôn ngữ để diễn đạt, và trẻ ở lứa tuổi này
vừa học vừa chơi nên ta không cứng nhắc là dạy trẻ học mà
thông qua chơi ,mối tương quan giữa nhiệm vụ chơi và nhiệm
vụ sẽ thay đổi dần. Số lượng nhiệm vụ giao cho trẻ dưới hình
thức trò chơi ở đầu năm học sẽ được thay đổi dần bằng nhiệm
giao dưới hình thức học tập ở cuối năm.
 Làm quen chữ viết là một phần việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Hướng đứa trẻ làm quen với chữ viết bằng hình thức bắt chước,
nhập tâm kết hợp với trò chơi đố vui, trò chơi với chữ cái… tạo
cho trẻ môi trường tự khám phá, nuôi dưỡng sự hứng thu cho
trẻ, tạo cơ sở cho tre học tốt ở phổ thông,ở lớp tôi tạo môi
trường chữ cho trẻ có nghĩa là tôi viết tên ở các đồ dùng, đồ chơi,
mặc dù trẻ không đọc được nhưng trẻ biết chữ đó ghi là gì.ghi
tên trẻ ở các hồ sơ cá nhân, trên dép, trên các bảng biểu như:
bảng phân công trực nhật bàn ăn, bảng phân công trẻ tưới
cây….Mặc khác khi cho trẻ vui chơi, tôi cũng chuẩn bị giấy viết
ở mỗi góc chơi,góc bác sĩ trẻ dùng viết ghi tên bệnh nhân, góc

bán hàng dùng viết ghi tên các mặt hàng, góc khoa học ghi lại
các kết quả nghiên cứu …., đối với trẻ có thể chỉ là vẽ một vài
nét nguệch ngoạc trên giấy hoặc viết một hai từ . Tuy nhiên tôi
thấy rằng nhiều trẻ bị cuốn hút bởi giấy, viết và kỹ năng viết
trước khi trẻ biết đọc, trẻ viết tên bệnh nhân ra sau đó mới gọi
bệnh nhân vào khám bệnh.Hình thành ở trẻ tính hiếu kỳ đối với
ngôn ngữ viết là hứng thú với những nét nguệch ngoạc hoặc vẽ
gì đó.
 Chính từ đây phát triển hứng thú sao chép các đối tượng hoặc
chữ cái.
 Làm quen trẻ với kỹ năng đọc cụ thể thông qua việc đọc truyện
cho trẻ nghe, tôi áp dụng biện pháp đọc cho trẻ nghe truyện tới
đoạn truyện hấp dẫn tôi dừng lại cho trẻ tưởng tượng chuyện gì
sẽ xảy ra sau đó, trẻ sẽ kể tiếp cho cô và trẻ khác nghe, sau cùng
tôi mới đọc tiếp đoạn cuối, qua việc trẻ ồ lên đoạn cuối của câu
chuyện khác với tưởng tượng của các bạn,hoặc có khi tôi dừng
lại để ngày mai mới đọc, có một số trẻ đến nơi để truyện của tôi
và tự đọc theo ý mà trẻ suy nghĩ ra, trẻ có nhu cầu học chữ để có
thể tự đọc truyện mà không cần người khác .
 Thông qua các ngày hội lễ, tôi cho trẻ làm các tấm thiệp và ghi
vào đấy lời chúc mừng của mình, gởi đến cho các bạn,hoặc khi
bạn bị ốm trẻ viết lời chúc bạn mau bình phục….những nét chữ
nguệch ngoạc trẻ viết vào thể hiện sự quan tâm chăm sóc nhau
giữa trẻ với nhau.Hoặc khi trẻ trả lời những câu hỏi của cô hoặc
những thắc mắc của trẻ tôi đều ghi lại và treo lên bảng, tạo môi
trường khuyến khích đứa trẻ quan tâm đến chữ viết.
 Trong khi đi tham quan dã ngoại là nơi cho trẻ hiểu được thế
giới xung quanh và cũng là nơi mà tôi khơi gợi ở trẻ lòng ham
muốn đọc chữ. Đến nơi xem thú, tôi đọc cho trẻ nghe những cái
bảng quy định cho mọi người vào công viên như: không dẫm lên

cỏ, khu vực cấm tới gần ở những nơi có điện, giúp trẻ hiểu rằng
việc đọc được chữ là rất bổ ích.Hoặc khi tới các chuồng động vật
tôi đọc cho trẻ nghe tên con vật, môi trường sống, thức ăn, sinh
sản của các con vật…trẻ lớp tôi đã phát biểu: ”cô Vy hay quá
con vật nào cô cũng biết” , tôi chưa trẻ lời thì có trẻ khác nói
chen vào “ Vì cô Vy biết đọc nên cô đọc ở bảng treo” dần dần trẻ
cũng hiểu việc biết đọc là có lợi như thế nào đối với trẻ.
 Ngay trong sinh hoạt ăn ngủ, đi vệ sinh, tôi cũng hình thành
thói quen đúng giờ giấc, có nề nếp nhằm hình thành ở trẻ khả
năng tự kiềm chế,thói quen tốt…
 Ơ mọi lúc mọi nơi khi trẻ làm tốt tôi đều động viên khen trẻ
bằng những câu nói ”con giỏi lắm, con lớn rồi đấy,giỏi nên sắp
được lên lớp 1 rồi, giúp trẻ hiểu được mình đã lớn. Và có tâm thế
chuẩn bị lên lớp 1.
 Khi được nhà trường tổ chức dẫn trẻ đi thăm trường Tiểu Học,
tôi tạo bầu không khí hứng thú cho trẻ,khi vào trường giải thích
cho trẻ biết các phòng ban ,bàn ghế đồ dùng, sân chơi, các bảng
biểu của trường tiểu học….
 Tuyên truyền cho phụ huynh là vấn đề mà tôi quan tâm vì chính
phụ huynh là trợ thủ đắc lực giúp tôi trong vấn đề phối hợp chăm
sóc giáo dục các cháu. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh
về tình hình học tập của trẻ, vấn đề về ngôn ngữ của trẻ, trẻ đã
làm được gì ở lớp, những gì mà trẻ quan tâm…. Tôi trao đổi cho
phụ huynh hiểu và ủng hộ những gì mà tôi đã chuẩn bị cho trẻ
khi vào lớp 1.
Nói tóm lại
Chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông được đặt ra một cách
nghiêm túc và khoa học đối với mỗi giáo viên Mầm Non,và
trong tất cả mọi hoạt động sinh hoạt của trẻ trong trường
Mẫu Giáo đều có thể là bước chuẩn bị cho trẻ vào học phổ

thông. Nhưng chuẩn bị như thế nào để đạt được hiệu quả cao
nhất? Đó là vấn đề quan trọng mà bất cứ ai làm công tác
giáo dục đều phải chú ý tới.
- Tôi mong muốn các giáo và các bạn góp ý cho “kế hoạch chuẩn bị cho
trẻ học phổ thông của tôi” để bài sáng kiến này có thể là một kinh
nghiệm nhỏ cho sinh viên tham khảo./.

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1

Đọc bài Lưu

Giai đoạn trẻchuyển từmầm non sang lớp 1 là một bước chuyển lớn. Vì đang quen được chăm sóc, tựdo vui chơi, phải chuyển sang môi trường học tập có kỷluật, khiến không ít trẻrơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợảnh hưởng đến tâm lý và kết quảhọc tập.Làm cho con thích đến trường, thích đi học; phát triển ngôn ngữ cho con; bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con... là những việc quan trọng nhằm giúp trẻ tự tin vào lớp 1.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề