Tại sao pha loãng axit H2SO4 ta phải cho từ từ H2SO4 vào nước và khuấy điều mà không làm ngược lại

Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước?

Khi axit sunfuric tan vào nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nước tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.

Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác:axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.

Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “phải rót từ từ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.

Tính chất của axit sunfuric

Tính chất vật lý

- H2SO4là chất lỏng, dạng nhớt, nặng hơn nước, khó bay hơi và có độ tan vô hạn trong nước.

- H2SO4đặc có tính háo nước, hút nước mạnh và tỏa nhiều nhiệt.

- Axit sunfuric có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.

Tính chất hóa học

1. Axit sunfuric loãng

- Axit sunfuric loãng là một axit mạnh với đầy đủ các tính chất hóa học chung của một axit, bao gồm:

+ Chuyển màu giấy quỳ tím thành màu đỏ.

+ Tác dụng với kim loạiđứng trước hydro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

K > Ba > Ca > Na > Mg > Al > Zn > Fe2+ > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg+ > Ag > Pt >Au

Ví dụ:

Fe + H2SO4→FeSO4+ H2

+ Tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước

H2SO4+ NaOH→NaHSO4+ H2O

H2SO4­ + 2NaOH→Na2SO4+ 2H2O

+ Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước

H2SO4 + MgO → MgSO4+ H2O

H2SO4+ CuO → CuSO4+ H2O

+ Tác dụng với muốitạo thành muối mới, axit mới và kim loại trong muối giữ nguyên hóa trị.

Na2CO3+ H2SO4→Na2SO4+ H2O + CO2

H2SO4 + BaCl2→ BaSO4 +2HCl

2. Axit sunfuric đặc

Trong axit sunfuric đặcthì S có mức oxi hóa +6 cao nhất, do đó H2SO4đặc có tính axit mạnh, tính oxy hóa mạnh và có tính háo nước.

+ Tác dụng với kim loại tạo muối và nhiều sản phẩm oxy hóa khác nhau như SO2, H2S, S.

3Cr + 4H2SO4 đặc nóng→ 3CrSO4+ 4H2O + S

- Tác dụng với phi kim

C + 2H2SO4 đặc nóng→ CO2+2SO2+ 2H2O

S +2H2SO4 đặc nóng→ 3SO2+ 2H2O

- Tác dụng với các chất khử khác

H2SO4 đặc nóng+ 8HI → H2S + 4I2+ 4H2O

- Tính háo nước

C12H22O11+H2SO4 đặc nóng→12C+11H2O

Video liên quan

Chủ Đề