Tại sao phải trung thực trong công việc

“Những người tính nết thật thà Đi đâu cũng được người ta tin dùng.” Thật vậy, đối với người Việt Nam ta, lòng trung thực là một đức tính vô cùng quý báu. Cây ngay không sợ chết đứng. Sống trung thực sẽ được mọi người tin tưởng. Vậy nhưng có nhiều người chưa hiểu được thế nào là trung thực. Tại sao lại cần sống trung thực. Và trung thực là gì thì hãy đọc bài dưới đây ngay.

“Những người tính nết thật thà

Đi đâu cũng được người ta tin dùng.”

Thật vậy, đối với người Việt Nam ta, lòng trung thực là một đức tính vô cùng quý báu. Cây ngay không sợ chết đứng. Sống trung thực sẽ được mọi người tin tưởng. Vậy nhưng có nhiều người chưa hiểu được thế nào là trung thực. Tại sao lại cần sống trung thực. Và trung thực là gì thì hãy đọc bài dưới đây ngay.

Tại sao phải trung thực trong công việc

Trung thực là gì?

Theo Wikipedia, trung thực có nghĩa là thật thà, ngay thẳng, không dối trá. Người sống trung thực là người tôn trọng lẽ phải, luôn nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi.

Chúng ta đã được học về đức tính trung thực là gì trong sách giáo dục công dân lớp 7. Những vấn đề thuộc về đạo đức thì luôn cần được chú trọng bồi dưỡng và giảng dạy. Từ đó sẽ hình thành được lối sống, văn hóa tốt cho thế hệ trẻ. Đồng thời củng cố vào nền tảng văn hóa của cha ông ta từ xưa đến nay.

Trung thực là làm gì?

Tại sao phải trung thực trong công việc

Biểu hiện của đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng từ lối sống hàng ngày của mỗi cá nhân.

Những người luôn tôn trọng lẽ phải, tin vào công lý. Những người dám nhận lỗi lầm của bản thân. Người không bao che cho kẻ xấu cũng như việc xấu. Họ là những người sống trung thực.
Trong đời sống hàng ngày thì thật thà, dũng cảm và biết nghe lời.

Trong công việc kinh doanh thì không gian lận, buôn lậu hay làm việc trái pháp luật.
Người đối với người sẽ là tình cảm chân thành thật thà thì tốt biết bao.

Tại sao cần trung thực?

Tại sao phải trung thực trong công việc

Bởi đây là một đức tính vô cùng quý báu của chúng ta. Sống trung thực giúp con người ta nâng cao phẩm giá bản thân. Được mọi người tôn trọng yêu mến. Đồng thời mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Việc sống trung thực sẽ giúp chúng ta phân định phải sai. Sự sai lệch về đạo đức chính là đã sống không đúng cách. Dẫn đến nhầm lẫn và có ý niệm sai lệch về đạo đức con người.
Nếu muốn mọi thứ xung quanh chúng ta đều tốt đẹp thì cần phải sống chân thành trước đã. Bởi ngoài xã hội luôn tồn tại bao dối trá khôn lường. Để có thể tiến tới lối sống văn minh, lành mạnh thì mỗi cá thể trong tập thể đều cần chung tay góp sức xây dựng cộng đồng thành thật, yêu thương con người.

Nếu không, chúng ta sẽ là những con người giả dối. Chúng ta sẽ có những mối quan hệ giả dối. Hôm nay lừa người ngày mai người lừa. Quanh đi quẩn lại vẫn là lừa nhau. Những thiệt hại nhỏ là về tinh thần, thiệt hại lớn là về vật chất. Và cuối cùng là ta không còn biết tin vào điều gì trong cuộc đời này nữa. Một xã hội đáng ghét.

Đâu ai muốn sống trong xã hội như thế phải không nào?

Bởi vậy, chúng ta xây dựng lòng trung thực cho con trẻ cũng như cho bản thân.

“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan – Thomas Jefferson”

Làm thế nào để sống trung thực?

Tại sao phải trung thực trong công việc

Trong cuộc sống hàng ngày, phải biết kính trên nhường dưới, nghe lời cha mẹ. Khi được hỏi thì phải trả lời đúng và thành thật. Đừng có cố gắng nói dối. Bởi điều đó có nghĩa là bạn thoát được một lần nhưng chẳng đi đến đâu cả. Nói dối nhiều lần sẽ khiến bạn bị mất niềm tin từ cộng đồng. Mọi người sẽ tẩy chay bạn một cách đau đớn.

Dù đôi khi sự thật khiến người khác đau lòng. Nhưng dù có đau lòng thế nào thì trung thực vẫn là điều cần thiết để khiến mối quan hệ trở nên tin tưởng và đi xa hơn.

“Hãy trung thực trong những điều nhỏ nhất bởi vì điều này giúp lời nói dối của bạn mạnh mẽ hơn – Mother Teresa.”
Mẹ terasa đã nói như vậy. Bởi chỉ có trung thực trong từng góc cây ngọn cổ thì mới khiến đối phương tin tưởng bạn vô điều kiện. Và có thể một lúc nào đó bạn nói dối đôi lần sẽ không bị phát hiện.

Tuy nhiên không thể sống thành thật một mình được. Để có thể xây lên một cộng đồng chân thành, thì chúng ta cần thẳng thắn phê phán, không bao che những người thiếu chân thành.

Và điều cuối cùng, bạn cần loại bỏ tính tự ti của bản thân. Phải tự tin thì bạn mới không nói dối. Không nói dối bạn mới có thể trở thành một người trung thực. Một cộng đồng tốt đẹp cũng từ đó mà đi lên.

Hi vọng các bạn đã hiểu về một đức tính tốt của người Việt Nam. Từ đó sống tốt đẹp để có nền văn hóa văn minh!

Xem thêm: Phẩm chất là gì?

Thái độ trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.

Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Mức độ 5: Mức độ xuất sắc

Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.

  • Đặt trung thực làm yếu tố cốt lõi trong nguyên tắc sống và làm việc
  • Đoán trước được những tình huống sẽ thử thách lòng trung thực và dự kiến cách phản ứng
  • Giữ vững được lập trường trước cám dỗ hoặc các vấn đề liên quan đến đạo đức
  • Có phương pháp hiệu quả lâu dài để khuyến khích lòng trung thực của người khác

Mức độ 4 - Mức độ tốt

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.

  • Hiểu rõ vai trò tối quan trọng của trung thực trong cuộc sống
  • Biết cách tìm người “cố vấn” để giữ vững lập trường trung thực
  • Dũng cảm nhận trách nhiệm khi mắc sai phạm
  • Thẳng thắn tố giác các hành vi không đúng đắn, kể cả của cấp trên

Mức độ 3 - Mức độ khá

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.

  • Dám nói lên quan điểm cá nhân, kể cả khi bất đồng với mọi người
  • Tin tưởng và có ý thức giữ lập trường trung thực
  • Có tinh thần chịu trách nhiệm khi mắc sai phạm

Mức độ 2 - Mức độ cơ bản

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.

  • Nghiêm túc thực hiện theo mọi chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên
  • Ủng hộ và tuân thủ cơ chế thưởng phạt phân minh
  • Chưa tự tin đề xuất quan điểm cá nhân

Mức độ 1 - Mức độ kém

Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.

  • Hiểu được vai trò của trung thực, tôn trọng văn hoá công ty
  • Còn e ngại, chưa có chính kiến riêng
Bộ câu hỏi phỏng vấn
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu nhân viên trong công ty không trung thực?
  • Đặt mình vào vai trò CEO của một doanh nghiệp, bạn sẽ xử lý ra sao nếu phát hiện một số tiền lớn trong ngân quỹ của công ty bị “biến mất’?
  • Nếu nhóm của bạn mắc phải sai lầm gây thiệt hại cho tổ chức, theo bạn, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
  • Nếu sếp của bạn mắc phải sai lầm gây thiệt hại cho tổ chức nhưng không thẳng thắn thừa nhận, bạn sẽ làm gì?
  • Khi CEO và một nhân viên bình thường cùng vi phạm nội quy của doanh nghiệp, việc xử phạt hai người đó nên khác nhau như thế nào?
  • Kể lại một lần bạn mắc sai phạm và bị trách phạt nặng nhất. Bạn đã học được gì từ câu chuyện đó?
  • Bạn đã từng bị “trách oan” chưa?
  • Theo bạn, trong văn phòng của tổ chức có nhất thiết phải lắp đặt camera theo dõi hay không?
  • Giả sử bạn vô tình bắt gặp một đồng nghiệp làm hư hỏng tài sản của công ty. Người đồng nghiệp đó tha thiết xin bạn coi như không biết gì cả, đừng bắt anh ta đền bù thiệt hại. Bạn sẽ ứng phó như thế nào trong trường hợp đó?
  • Theo bạn, tại sao con người phải nói dối?
  • Có những biện pháp nào để tối ưu sự trung thực trong tổ chức?
  • Có ý kiến cho rằng “Ít có doanh nghiệp Việt Nam nào dám công khai chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình”. Quan điểm của bạn về vấn đề này?
  • Theo bạn, lãnh đạo của một tổ chức có nên giữ một vài bí mật với nhân viên không?
  • Quan điểm của bạn về việc hứa suông, “nói được nhưng không làm được”?
  • Bạn thường làm gì khi đối mặt với cám dỗ?
Ứng dụng kiến thức vào quản lý nguồn nhân lực với Base HRM+.

Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện dành cho Doanh Nghiệp. Ứng dụng những lý thuyết quản trị hiện đại vào xây dựng giải pháp nhân sự mang tính thực tiễn cao. Bộ giải pháp giúp Doanh Nghiệp từ những giải pháp cơ bản về quản trị thông tin nhân sự, chấm công Á tính lương cho đến các giải pháp quản trị mục tiêu, đánh giá và phát triển nhân sự.

Tại sao phải trung thực trong công việc