Tại sao sấu ngâm bị váng

- Sấu ngâm tại nhà không hề dễ làm như chúng ta nghĩ, chỉ cần sơ suất có thể bị hỏng như bà nội trợ này.

Tin liên quan

Sấu là loại quả được nhiều người thích vào mùa hè. Khi trời nắng như đổ lửa, có ly nước sấu đá mát rượi, chua chua để thưởng thức quả thật không có gì bằng. Ngoài việc uống ở các cửa hàng giải khát thì hiện nay mọi người cũng tranh thủ ngâm sấu tại nhà để thưởng thức.

Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về sản phẩm sấu sau khi ngâm. Bà nội trợ này cho hay, cả chiều làm bình sấu ngâm cho cả nhà thưởng thức, không ngờ mấy hôm sau mở ra xem thì thành nông nỗi này. Hình ảnh chụp cho thấy bình sấu đã bị mọc lông khá đáng sợ, dường như các quả sấu đã bị mốc. Chắc chắn với tình  trạng này thì bà nội trợ sẽ phải đổ cả bình sấu mất nhiều tâm huyết để làm.

Các chị em có kinh nghiệm ngâm sấu đã nhận biết nguyên nhân của tình trạng này. Vấn đề xuất phát từ việc bà nội trợ này không cho nhiều đường vào trong bình ngâm. 

"Khi ngâm sấu, không  nên tiếc đường mà phải cho thật nhiều đường vào kèm ít gừng. Khi nước ngấm hết đường thì phải cho thêm đường. Nếu tiết kiệm đường dễ bị mốc. Khi ngâm phải để sấu khô róc hết nước mới không bị váng mốc", một cư dân mạng chia sẻ.

Có người chia sẻ kinh nghiệm: "Sấu ngâm một ngày xong phải chắt nước ra đun sôi lên, để nguội rồi lại cho quả vào ngâm tiếp, làm như thế ko bị mốc, nổi váng".

"Sấu cạo sạch trần qua nước sôi để nguội xuống còn 40-50 độ, đổ ra rổ cho thật ráo. Vệ sinh sạch lọ phơi khô. Cứ 1kg đường - 1kg sấu, lần lượt từng lớp cho đến hết cuối cùng là đổ 1kg đường bên trên nhé. Hôm sau lấy đũa đảo từ dưới lên trên và mỗi ngày 1 lần lắc nhẹ bình sấu để quả bên trên được ngấm đường", một người có kinh nghiệm khác chia sẻ để tránh bị mốc.

Ngoài bị mốc meo như thế này, tình trạng mà các bà nội trợ ngâm sấu thường gặp nữa là bên trong bình ngâm nổi váng. Nổi váng hay dân gian còn gọi là sủi bọt lên khi ngâm. Đó là lớp váng màu trắng nổi lên phía trên, nó bọt bọt giống như bị lên men. Đó là phần lên men của một số vi khuẩn, nấm do khi ngâm không đúng tỉ lệ tạo cơ hội cho nó hoạt động. Sau khi sấu thật sự đã ráo nước thì xóc sơ qua với đường. tỷ lệ là 1:1 tức là 1kg sấu: 1 kg đường. Đây là tỉ lệ hợp lý, bạn có thể xê dịch đôi chút, nếu ngâm quá ngọt quá nhiều đường thì sấu dễ bục và nổi váng.

Sau khi ngâm 3-4 tiếng, đường ran thì thì vớt sấu ra rồi giữ nước đường. Tiếp tục đun nước đường đun sôi cho thêm chút lát gừng vào và để thật nguội. Nước đường phải nguội thì khi ngâm mới không bị hư.

AM

KINH NGHIỆM HAYBữa cơm gia đình

Tại sao sấu nổi váng ?

Đó là do chưa đủ “chất bảo quản” để sấu chống lại các vi khuẩn xâm nhập làm sấu bị lên men, nổi váng. Sấu đủ đường và sấu luôn được đè xuống dưới mực nước ngâm chính là cách mà sấu được cách li khỏi các vi khuẩn. Ngâm sấu tỷ lệ 1:1 [đường và sấu] là vừa vặn, nếu uống chua hơn hay lý do không thích nhiều đường thì thời gian bảo quản chắc chắn sẽ ngắn hơn và phải kết hợp với bảo quản trong tủ lạnh để làm giảm sự thâm nhập của vi khuẩn.Một số chị em thắc mắc sấu bị teo?Đường rút nước trong sấu làm sấu bị nhăn nheo, teo lại. Như vậy về bản chất quả nào cũng sẽ teo lại giống như tay chúng ta khi cho vào nước muối quá lâu cũng sẽ bị nhăn nheo. Nhưng làm sao sấu bị teo, bị nhăn nheo nhưng vẫn giòn? 1. Chọn sấu không quá non [hay còn gọi là sấu bánh tẻ] những quả sấu này có lượng nước ít hơn, thịt quả cứng và chắc hơn nên khi đường tác động làm nước sấu chảy ra thì vẫn giữ được độ giòn nhất định. 2. Khía sấu thành khoanh tròn và ngâm vào nước muối loãng hoặc nước vôi trong trung hòa bớt lượng axit trong quả và tạo độ giòn cho quả sấu. 3. Đun đường với nước trước rồi mới thả sấu vào thay vì cho đường trực tiếp vào. Nên ngâm cách lớp, có thể chia đường làm 3 lần chứ không ngâm hết 1 lần. Làm loãng nồng độ đường làm giảm tốc độ axit bị rút khỏi quả sấu, quá trình sấu bị rút nước diễn ra từ từ nên quả sấu không bị biến dạng và giữ được độ giòn.Dù ngâm sấu bằng cách nào, người thích nước sấu đậm đà cô đặc để cả năm không bị nổi váng, người thích quả sấu giòn tan thấm đẫm vị gừng thì cứ một lớp sấu một lớp đường là đã tạo nên một hương vị khó quên. Chị em nhà mình ngâm sấu hay làm các món với sấu như thế nào nè? Chia sẻ: Dung Lee.

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > GÓC DÀNH CHO MẸ > Nội trợ, Mẹo vặt >

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi ngan88nd, 12/7/2013.

Tags:

Trang 1 của 2 trang

1 2 Tiếp >

Ngâm sấu bị nổi váng là do phần sấu không được ngâm trong nước hoặc có thể do khi vệ sinh lọ ngâm sấu đường hoăc dụng cụ đựng sấu ngâm bạn chưa rửa kỹ, cũng có thể chưa để lọ đựng sấu ngâm ráo nước. Như khi muối cà, muối dưa mình phải đè vật nặng lên. Kinh nghiệm của mình là vớt các quả bị váng và rửa sạch đi, xem còn sử dụng được nữa không đồng thời hớt hết lớp váng. 

Sau đó nén tất cả sấu xuống dưới sao cho sấu phải ngập hoàn toàn trong nước. Khoảng 3-4 ngày sau thấy sấu có thể dùng được thì không cần phải ngập nữa. Sau vài ngày ngâm sấu đường, lọ sấu sẽ ra nước làm nhạt nước đường tạo điều kiện cho vi khuẩn gây váng và nổi lên bề mặt. Các bạn đun sôi lại đường. Khi nào sôi thì tắt bếp và đổ sấu vào là được rồi đấy.

** Một cách nữa cũng khá cách rách là bạn lấy khoảng 100 gr đậu xanh khô rang chín, để nguội, dùng vải thưa bọc hạt đậu lại rồi cho vào hũ sấu. Ngày hôm sau khi lấy ra, bạn sẽ thấy váng trong hũ sấu không còn nữa.

Một mùa hè với những lọ sấu ngâm giòn ngon, nước sấu giải khát thì còn gì bằng nữa phải không nào ^^.

Sấu ngâm bị nổi váng là vấn đề mà rất nhiều người thường gặp trong quá trình ngâm nước sấu uống tại nhà. Khi gặp tình trạng này, hầu hết chị em phụ nữ đều cảm thấy lo lắng, tiếc lọ sấu mới ngâm và không biết phải làm như thế nào để sửa chữa hay là phải bỏ đi. Sau đây, emvaobep sẽ hướng dẫn bạn cách chữa sấu ngâm bị nổi váng. Với các cách làm này, chắc chắn rằng bạn vẫn có thể ngâm sấu tiếp mà không phải lo lắng gì về chất lượng của nó đâu nhé.

Cách chữa sấu ngâm bị nổi váng theo kinh nghiệm của nhiều chị em

Nào, cùng emvaobep khám phá ngay nguyên nhân và những mẹo hay giúp chữa sấu ngâm bị nổi váng nhé!

Nguyên nhân khiến lọ sấu ngâm bị nổi váng

Theo kinh nghiệm từ trước đến nay, sấu ngâm bị nổi váng là do một số nguyên nhân nhất định, chẳng hạn như:

  • Sấu không được dìm ngập hoàn toàn trong nước ngâm
  • Lọ ngâm không được vệ sinh sạch và để khô hoàn toàn trước khi dùng để ngâm sấu
  • Sấu sau khi rửa xong không đợi cho ráo nước [dính nước lã]

Cách chữa sấu ngâm bị nổi váng không phải ai cũng biết

Bên cạnh nhiều nguyên nhân khiến sấu ngâm bị nổi váng thì bạn cũng có một số cách chữa trong trường hợp này:

Cách thứ nhất

Khi lọ sấu ngâm nổi váng, bạn ngay lập tức tách riêng phần nước và phần quả sấu ra. Sau đó, bạn dùng muôi hớt hết váng bỏ đi. Tiếp đến, bạn cho nước ngâm sấu vào nồi, đun sôi trên bếp khoảng 1 – 2 phút.

Đợi cho tới khi quả sấu thực sự ráo nước, đồng thời nước ngâm thực sự nguội thì bạn cho lại vào một chiếc lọ ngâm khác đã được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận và khô ráo nhé.

Cách thứ hai

Bạn mua khoảng 100 gr đậu xanh về, rang chín lên, sau đó để nguội hẳn. Tiếp đến, bạn dùng một miếng vải thưa bọc lấy 100 gr đậu xanh đã rang, cho vào lọ ngâm sấu. Bạn nhớ là để nước ngâm ngập hết bọc đỗ xanh nhé. Với cách làm này, chỉ ngay ngày hôm sau thôi, bạn sẽ thấy váng trong lọ sấu ngâm đã biến mất ‘không dấu tích’.

Cách thứ ba

Cũng giống như cách thứ nhất, bạn tách riêng phần nước với phần quả sấu ra rổ inox. Sau đó, bạn đun một nồi nước sôi, khi nước nguội bớt còn khoảng 60 độ C thì dùng nước này để tráng sạch phần váng dính trên quả sấu. Tiếp nữa, bạn đun một nồi nước đường có lẫn gừng dã dập rồi ngâm lại sấu trong một chiếc lọ thủy tinh khác [lọ đã tráng nước sôi và để ráo]. Cuối cùng, bạn cho một chút xíu muối vào lọ ngâm và bảo quản nó trong ngăn mát tủ lạnh.

Trên đây là 3 cách chữa sấu ngâm bị nổi váng theo kinh nghiệm của rất nhiều chị em phụ nữ. Hy vọng rằng bạn sẽ không bao giờ phải áp dụng những cách làm này, còn nếu có thì sẽ nhanh chóng lấy lại được ‘phong độ’ cho lọ sấu ngâm của mình nhé.

Video liên quan

Chủ Đề