Tại sao thanh hoá bị ghét

lên mạng đọc được một tin có một bạn sinh viên trường đại học quốc gia lập hẳn một hội trên facebook: Hiệp hội những người ghét dân Thanh Hoá. Ở nước ngoài có nạn phân biệt chủng tộc, thì ở việt nam bây giờ có nạn phân biệt vùng miền. Nghe nói dạo này rất nhiều nhà máy ở Bình Dương, Thủ Đức mặc dù thiếu công nhân trầm trọng, nhưng nhất quyết không nhận những người đến từ Nghệ An và Thanh Hoá. Có những nhà hàng trong Tp HCM tuyển người còn ghi rõ " Không tuyển người Thanh Hóa " . Ngay tại  Vinh Nghệ An có rất nhiều khu trọ và có những khu không cho người Thanh Hóa thuê...Có lẽ Thanh Hoá là một tỉnh khá đông dân cư nên đi đâu cũng có người Thanh Hoá. Dân Thanh Hoá thông minh, nhanh nhạy nên đôi khi người ta cũng không thích lắm , sợ mai mốt hơn người ta chăng? Đây cũng là một dạng phân biệt vùng miền.      Cữ nghĩ lâu nay chỉ có những người ở thành phố lớn như Hà Nội, hay thành phố Hồ Chí Minh mới ghét và đỗ kỵ người Thanh Hoá thôi, ài dè bạn Hoàng ở mãi tận Tuyên Quang giờ cũng ghét. Khi được hỏi trên facebook là có ở cùng phòng với người Thanh Hóa hay sao mà ghét thì bạn Hoàng phủ nhận. Phòng bạn không hề có người Thanh Hoá nhưng bạn vẫn tỏ ra ghen ghét . Kỳ thiệt. Thanh Hóa là đất học, sinh ra biết bao nhân tài cho đất nước, đi đến đâu cũng nghe người ta nói người Thanh Hóa chăm chỉ, chịu khó, gái Thanh Hóa đảm đang, trai Thanh Hóa anh hùng. Ở đây mình nghĩ cõ lẽ bạn này ghen ăn tức ở vì các bạn Thanh Hoá học giỏi, hoắc bạn ấy tức ngày xưa có câu: "chè Thái, gái Tuyên" bây giờ được sửa thành: "trai Thanh, chè Thái, Gái tuyên". Nhưng có lẽ cũng phải công nhận một sự thất rằng đi đâu cũng nhiều người ghét dân thanh hoá. Nó đã thành định kiến trong cuộc sống. Người Thanh hoá có làm gì đi chăng nữa cũng vô ích. Ghét sẵn rồi. Làm việc tốt thì không sao, làm việc xấu sẽ bị chửi ngay.       Tại sao lại ghét người Thanh Hóa ? Ở đâu cũng thế cả, có người này, người kia, kẻ tốt kẻ xấu.Cho dù, ở đâu đó có có một vài người Thanh Hoá xấu thiệt cũng không nên gán cho tất cả mọi người cái tiếng xấu chứ? Tôi nhớ ngày xưa ra Hà Nội đi thi, có vài người bạn hỏi mình học ở đâu. Sau khi mình trả lời học sinh của trường: Lam Sơn Thanh Hoá, thì ngay lập tức họ nhìn mình với ánh mắt khác. Chẳng biết họ nể mình, hay họ ghét mình nữa. Thanh Hoá- quê hương của những vị vua và đất trạng, nên đội trời đạp đất hiên ngang. Có người Hà Nội nhận xét như thế này: Người Thanh Hóa rất chăm chỉ, siêng năng. Ở trên giao việc gì thì người Thanh Hóa cũng làm rất tích cực và hoàn thành xuất sắc. Vì thế mà các vùng khác tỏ ra đố kỵ, ghen ghét. Từ đó người Thanh hóa bị ghét... Nếu lời ông ta nói là đúng, vậy ra chúng ta lại phải tự hào vì bị ghét ư?   

    Ngày mình tập trung trên đồi Ba Huyệnđể đi Nga có chơi với hai chàng người Hà Nội. Hại ông này lúc nào cũng ra điều người Hà Nội, chỉ được cái nổ, chứ ngồi quán, mình đã nghèo đã chớ, toàn phải móc túi trả tiền. Mình không hỏi nhưng đoán chắc hai ông này là người Hà Nội góp. Bây giờ mình sống ở miền Nam. Qua tiếp súc và sống với người trong này mình nhận thấy người Thanh Hóa nói riêng và người Bắc nói chung đều bị người miền Trung và miền Nam dè chừng bởi họ sống bon chen, tính toán, vì lợi ích cá nhân sẵn sàng chơi đểu bạn bè. Tôi cũng là người Thanh Hóa, theo tôi đúng là ở đâu cũng có người này người nọ nhưng Thanh Hóa công nhận là lắm tài nhưng cũng nhìều tật,sống rất thoải mái nhưng cũng đồng nghĩa với việc chỉ biết trước mà ko co biết sau nên người ta ghét. Làm ở các công tý thì hay tụ tập đánh nhau, hay ăn cắp vặt, hay đòi hỏi.       Thanh Hoá tài cao luôn luôn toả sáng như những vì sao. Về truyền thống xứ thanh người ta kể rằng, hồi Việt Nam còn bị Tàu đô hộ, bọn tàu sợ người Việt nổi dậy nên âm thầm cho các "quái khách giang hồ" sang nước ta tiêu giệt người tài.. từng người một để khỏi nổi lên, trong đó có nổi nhất là các đoàn Sơn đông mãi võ, chuyên đi các làng khiêu khích thách đấu treo tiền thưởng và nhục mạ người Việt, để những người anh hùng không nhịn được xông lên đấu, một là bị đánh chết, hai là thắng có tiền thì sẽ bị ám sát chết. Bọn tàu còn cử các thầy bói , thầy địa lý, và xem tướng số qua Việt Nam. chuyện kể rằng chúng đưa một trong những thầy địa lý giỏi nhất sang để yểm bùa. Tất cả các vùng đất có khí vượng, đất anh hào đều bị yếm để không có ngừời nổi dậy. Khi ông thầy này đi đến đất Thanh , thấy vùng này có hình tượng như một con rồng nhưng rất tiếc không hoàn hảo lại thiếu một mắt do vậy đã không yếm bùa xứ Thanh . Nhưng lão không ngở vì như vậy mà xứ thanh trở nên vị trí độc tôn, nơi sản sinh ra hầu hết các triều đại Việt Nam , cụ thể như hoàng Triều nhà Lê, Chúa Trịnh, chúa Nguyển, Triều nguyễn.. cũng luôn coi thanh Hóa là đất tổ, xứ Thanh là đất sản sinh nhân tài và vua chúa. Còn chuyện - Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" Ý nói người dân Thanh Hóa tuy nghèo nhưng vẫn kiên cường tham gia phục vụ kháng chiến. Đói kém mất mùa, ăn củ sắn, củ mài, ăn rau má phá đường taù chống Pháp là truyền thống đánh giặc hào hùng của người dân Thanh Hoá. Thanh hoá còn nổi tiếng với với hình ảnh những cái bang: " tay gậy, tay bị khắp nơi tung hoành". Thức ra thì ở Thanh Hoá có một làng thờ ông tổ là một người ăn mày. Nghe đâu ông này là đệ tử của Hồng Thất Công.Trước khi chết ông này đã truyền lại những bí kiếp cho dân trong làng. Ông nay rất thiêng và luôn phụ hộ cho dân làng làm ăn phát đạt trên những nèo đường hành khất. Đó là tín ngưỡng, là truyền thống tôn sư trọng đạo phải được trân trọng. Chả lẽ thanh hóa nhiều ăn xin ăn mày quá,toàn ra ngoài Hà Nội kiếm cơm nên dân Hà Nội không thích. Mà cũng chẳng phải nữa. Dân Thái Bình đi ăn xin cũng nhiều mà sao không bị ghét. Dân Nghệ An, nổi tiếng là ky bo nhưng vẫn còn hơn trăm lần dân Thanh Hoá. Khi có con em đi ra xã hội người ta thường khuyên như thế náy: chơi thì chơi nhưng mà đừng thân với Thanh Hóa, trăm thằng xứ nghệ ko tệ bằng một thằng xứ thanh  

     Nói gì thì nói và vì các cụ đã dạy không có lửa thì làm sao có khói. Tôi mạo muội đưa ra những ý kiến đánh giá về người Thanh Hoá như thế này: Người Thanh Hoá không đoàn kết. Tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, mạnh ai người ấy tiến, sống thực dùng, đỗ kỵ . Sống vì bản thân, đôi khi không từ thủ đoạn, săn sàng phản bội bạn bè.      Tôi là người có mốt nửa là thuộc về Thanh Hoá, còn một nửa thuộc về Nghệ An.Tôi không có ác cảm với dân vùng nào hết nhưng dựa vào kinh nghiệm thực tế của cá nhân tôi thì tôi thấy để mà chơi vô tư sòng phẳng với một người thanh hoá là rất khó( tất nhiên là tôi không kể tới những người bạn Thanh Hoá rất thân của tôi ) Đơn giản là vì họ không có phong cách phù hợp với số đông mọi người khác, luôn nổi bật theo mọt cách không ai muốn! . Và trong số đó rất nhiều người Thanh Hoá đã tự làm cho mọi người ghét thêm người Thanh Hoá. Những năm đầu tiên khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì người Việt mình cũng chuyên sang buôn bán để kiếm sống. Trong thời buổi tranh sang tranh tối đó thì những băng nhóm tội phạm đầu tiên ra đời. Nhưng băng nhóm đó chủ yếu là người Thanh Hoá. Chúng làm ăn bột phát, manh mún, không có tổ chức và chủ yếu là cướp những vụ nhỏ của những người thân quên. Cũng vì vậy nên không tồn tại lâu, nên sau này mới bị những băng của Hải Phòng, hay Nghệ An lấn át. Mình có mấy đưa em làm ăn ở Kalomna. Mấy tay anh chi Thanh Hoá thất cơ dạt về đó. Mấy đứa em mình thương tình giúp đỡ, nuôi cho ăn ở mấy tháng trong nhà. Tưởng chúng giang hồ biết sống có trước có sau, ai dè có mốt ngày chúng dí dao vào cổ mấy đứu, cuỗn hết tiền rồi chuồn. Người Thanh Hoá cũng rất ham cờ bac. Mà đánh bạc thì hay quỵt tiền, chơi bẩn, tiền thì ít mà lúc nào cũng muốn dỡ nhà người ta về làm toa lét nhà mình. Đã thành câu cửa miệng. Cho du bạn ở đâu mà gian lân và chơi sấu khi đánh bạc thì ban sẽ bị chửi ngay: đúng là cờ bạc Thanh Hoá.         

     Người Thanh hoá cũng rất dễ thay đổi bản tính của mình. Mình có rất nhiều người bạn nhà rất nghèo, trong trường học rất giỏi, nhưng ra tới Hà Nội thì bắt đầu thay đồi, lực học và đạo đức cũng dân dần kém đi. Có thằng bạn nhà nghèo, học lớp chuyên, ở trọ ở dưới gầm cầu thang mấy năm học cấp ba. Nó hiền lành, nhát gái, ham học là tấm gương để mình noi theo. Ai dè mấy tháng sau gặp nó ở Hà Nội, thấy nó thay đổi hẳn, nó tâm sự với mình: gái đại học rẻ lắm mày ơi. Có hai cân gạo một cô. Bà chị mình yêu một anh, vì anh ta học giỏi. Thi ba trường đậu thủ khoa hết hai trường. Thế mà ra đó học mãi không tốt nghiệp ra trường. Ở phố mình có hai anh em nhà nó. Trong phố ai cũng khen ngoan, học giỏi, thi đại học đậu liền. Ra Hà Nội học được hơn một năm thi bị đuổi và tống cổ vô tù vì ra đó không chịu học mà đi bán thuốc phiện. Lại còn chuyện có ba anh em nhà kia. Đứa nào học cũng giỏi. Thi đại học đứa nào cũng đậu. Hôm nọ về gặp thằng em rốt, nó nói với mình: đợt này em mà bị đuổi học coi như là nhà em đi cả cụm. Thì ra hai thằng anh đã bị đuổi học từ lâu rồi. Theo mình thấy thì khi đi ra học sinh Thanh Hóa thường chia làm hai nhóm, mà nhóm nào cũng khó chơi. Nhóm lo việc học thì họ rất là siêng nhưng đồng thời cũng rất là khó chịu, tính toán quá kỹ, khó tính, còn những người không lo học hành thì tụ tập thành nhóm chơi bời trác tán, đánh lộn thường xuyên. Nói chúng học trò Thanh hoá rất nhiều người giỏi, và nhiều người rất giỏi. Trường chuyên Lam Sơn tỷ lế đậu đại học năm nào cũng cao. Năm nào cũng có học sinh đóng góp một vài giải thưởng quốc tế. Nhưng rồi không biết bao nhiêu bạn giỏi , nên người có ích và có bao nhiêu bạn rất giỏi làm nên sự nghiệp lớn có tâm có tầm để trở về đóng góp cho quê nhà. Số trờ về đâu nhiêu. Dường như đất Thanh chỉ sinh ra những người tài giỏi chứ không cưu mang nuôi nổi họ. Ngày xưa cũng vậy, bây giờ cũng vậy. Có người đưa ra quan điểm: Theo mình thì ko phải vùng nào đáng chê trách mà là do thu nhập dẫn tới dân trí và kết quả là cách ứng xử bị ghét . Mình không bao giờ đồng tình với quan điểm đó. Mình muốn nói: dân Thanh Hoá không nghèo. Dân trí người Thanh không thấp. Dù ở đâu, dù trong hoàn cành nào người Thanh Hoá cũng đủ bản lĩnh để chững mình giá trị của mình. Nhưng chỉ thấy tội cho người Thanh Hoá, họ không được coi trọng ở mọi nơi, và họ cũng không được coi trọng ngay trên chính quê hương của mình.  

       Người Thanh Hoá thường tự khen mình tài giỏi nên đôi khi xem thường tất cả. Người Nghệ An hay Hà Tĩnh cũng hay bị nói, bị chê trách, nhưng họ chịu đựng giỏi hơn, còn dân Thanh Hoá thì lập tức phản kháng, oang oang cái mồm bảo tôi tự hào, tôi tài giỏi bằng cách chà đạp lên vùng đất của người khác. Khi đó với họ Thủ Đô Hà Nội cũng không là gì cả, cùng lắm cũng chỉ bằng Nông Cống mà thôi. Hầu hết người Thanh Hoá có xu hướng vĩ đại hóa địa phương mình,mình không hiểu nổi quan điểm này.  

        Cuối cùng mình muốn nói với các bạn rằng ở cái Việt Nam này, tỉnh nào chả như tỉnh nào, là con người cả mà, ai cũng yêu quê hương, cũng tự hào về quê hương . Gọi Thanh Hoá là đất học cũng chả liên quan gì đến việc bị ghét cả, mà đố kị lại càng không. Vì chắc gì dân thanh hóa đã hơn nơi khác. Chỉ đơn giản thế này thôi. Mình có rất nhiều người bạn Thanh hoá, thật lòng mà nói không phải ai cũng xấu tính mà có những người chơi rất hay nữa. Nhưng cũng rất nhiều lại rất "bẩn" tính. mong rằng các bạn thanh hóa hãy nhìn lại phong cách sống của mình chứ đừng bảo rằng là đất học, học giỏi thì hơn tất cả. Còn ghét hay không thì không có lửa làm sao có khói được.Cách đối phó với người ghét dân Thanh Hóa không phải chửi nhau hay lặng lẽ chứng minh làm gì cho mệt. Chúng ta hãy tự hào mình là người Thanh Hóa nhưng đừng quên tôn trọng quê hương người khác. Đừng cho rằng ý kiến của mình là chủ quan vì với mình quan trọng nhất là tính cách, cách sống và cống hiến của từng cá nhân để đánh giá chứ không theo nguồn gốc. Ở đâu chẳng nói Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu, Thái Bình thì nhà máy cháo, Nghệ An cá gỗ... Chẳng có gì phải ngại cả vì ở đâu chẳng có cái gì đấy riêng...............