Tại sao trẻ sơ sinh có nhiều gỉ mắt

Khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn, cần có những phát hiện kịp thời cùng cách chữa phù hợp giúp bảo vệ mắt của bé, tránh được các biến chứng nghiêm trọng gây suy giảm thị lực.

Trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh về mắt như viêm tắc tuyến lệ, mắt bị ghèn. Sớm phát hiện và xử lý đúng cách khi bé bị ghèn sẽ giúp bé mau khỏi bệnh, tránh được các biến chứng nghiêm trọng gây suy giảm thị lực.

Những nguyên nhân chính khiến mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Đôi khi mắt bé bị ghèn có thể là do tay bé bẩn chà xát lên mắt. Lúc này mẹ không cần quá lo lắng vì chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm bé sẽ tự khỏi.

Tắc tuyến lệ: Ước tính 10% trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng này. Triệu chứng chính là mắt bé thường xuyên có nước mắt ngay cả khi bé không khóc. Thông thường mắt bé sẽ đỏ ngầu vì bị viêm. Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra trong trường hợp này dẫn đến hình thành mủ.

Vật lạ trong mắt: Các hạt nhỏ như cát hoặc bụi có thể bay vào mắt bé. Nếu các hạt bụi này không được loại bỏ khỏi mắt thì phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ tự động tạo ghèn ở mắt. Nếu bé có vẻ bị nhiễm trùng mắt và không khỏi khi điều trị bằng kháng sinh thì đó có thể do có vật lạ trong mắt bé.

Viêm kết mạc do vi khuẩn: Tình trạng này là một nhiễm trùng do vi khuẩn ở mắt. Các triệu chứng thông thường bao gồm mắt có mủ, ghèn khiến hai mắt dính chặt lại. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả hai mắt hoặc chỉ một mắt.

Cách chữa ghèn mắt ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Điều trị tại nhà

Nếu ghèn mắt là do ống dẫn nước mắt bị tắc, nó thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 4 đến 6 tháng. Cha mẹ hoặc người chăm sóc thường có thể điều trị cho trẻ sơ sinh ở nhà. Trước khi chạm vào vùng gần mắt trẻ, cần rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để tránh nhiễm trùng. Hãy cẩn thận rửa tay kỹ sau khi làm sạch chúng để tránh xà phòng bắn vào mắt bé.

Để loại bỏ ghèn, nhúng một miếng gạc sạch hoặc vải mềm vào một ít nước ấm sau đó nhẹ nhàng lau khóe mắt. Nếu bé bị cả hai mắt, nhớ sử dụng vùng gạc sạch để lau, nhằm tránh lây nhiễm.

Mát-xa ống tuyến lệ:

  • Ấn nhẹ đầu ngón tay trỏ vào sống mũi bên trong của trẻ sơ sinh, bên cạnh ống tuyến lệ bị tắc
  • Thực hiện 2 hoặc 3 lần vuốt hướng xuống bằng ngón tay dọc theo bên mũi. Động tác này nên nhẹ nhàng nhưng chắc chắn.
  • Thực hiện mát-xa hai lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
  • Nếu bên mũi của trẻ sơ sinh bị đỏ hoặc sưng, hãy dừng việc xoa ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn hoặc chảy nước mắt nên đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt để tìm ra nguyên nhân của vấn đề này và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.

Hãy nhớ đưa trẻ đi khám nếu ống dẫn nước mắt của chúng vẫn bị tắc sau 6 đến 8 tháng. Trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng mắt nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Dấu hiệu nhiễm trùng mắt có thể bao gồm:

  • Mắt đỏ, đau hoặc sưng húp.
  • Mí mắt sưng
  • Mủ màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
  • Một vết sưng hoặc sưng ở khóe trong của mắt

Điều trị tại bệnh viện

Ở trẻ sơ sinh, ống dẫn nước mắt bị tắc có xu hướng tự thông trong vòng vài tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu tắc nghẽn không khỏi sau 1 tuổi, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp can thiệp gọi là thông tuyến lệ bằng đầu dò.

Thủ thuật này chèn một đầu dò nhỏ vào ống tuyến lệ của trẻ. Bằng cách nâng dần kích thước các ống nong, bác sĩ có thể mở ống dẫn nước mắt. Sau đó, sử dụng dung dịch nước muối để làm sạch ống dẫn nước mắt.

Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể cho trẻ nhỏ thuốc nhỏ mắt gây tê hoặc gây mê nhẹ để làm giảm sự khó chịu.

Những lưu ý quan trọng khác

  • Mẹ nên giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng ráo nhưng phải tránh bụi bẩn.
  • Tuyệt đối không dùng khăn mặt của trẻ để vệ sinh các vùng cơ thể khác.
  • Trước và sau khi lau mắt cho trẻ, mẹ nên rửa tay bằng xà phòng.
  • Mẹ cũng nên lưu ý hạn chế đưa trẻ ra những nơi có gió lớn, ánh sáng mặt trời mạnh. Vì có thể làm các triệu chứng tồi tệ hơn.

Chăm sóc mắt trẻ sơ sinh là hành trình không hề đơn giản. Mẹ phải trang bị kiến thức về phòng bệnh cho trẻ. Chăm sóc mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là một trong những kiến thức cần thiết vì hiện tượng bệnh lý này rất thường xuyên xảy ra với trẻ. Khi thấy mắt trẻ có dấu hiệu bất thường ngay lập tức đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện mắt chuyên khoa.

Tài liệu tham khảo:

//bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/khoa-nhi/ghen-mat-o-tre-so-sinh.html

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là hiện tượng khá phổ biến, có thể xuất phát từ cả nguyên nhân vật lý và bệnh lý. Tình trạng này khiến em bé khó chịu, quấy khóc, đôi khi còn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mắt nếu không điều trị kịp thời. Bài viết ngay sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mắt trẻ có ghèn.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị ra ghèn nhiều ở mắt. Thế nhưng, tình trạng này thường không đáng lo ngại bởi nó có thể được khắc phục dễ dàng.

Tùy theo nguyên nhân gây ra mà triệu chứng bị ghèn ở mắt của trẻ cũng khác nhau và tùy theo mức độ nặng nhẹ. Khi tình trạng này đã trở nên nặng hơn, bé có thể gặp một số vấn đề như mắt đỏ, có mủ dính chặt với nhau khiến suy giảm thị lực.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn khiến bé cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc

Vậy trẻ sơ sinh bị ghèn ở mắt có nguy hiểm không? Vấn đề này phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh của bé. Cụ thể:

  • Mắt có ghèn xanh, đọng lại ở phần đầu mắt và đuôi mắt: Các ghèn dính chặt lại với nhanh và dính với lông mi, nếu không được lấy ra kịp thời thì chúng sẽ bị khô thành tảng khiến bé bị đau và khó khăn trong việc nhắm, mở mắt. Tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể tự điều trị tại nhà.
  • Mắt bé bị đổ ghèn vàng: Nếu mắt bị nhiễm trùng, thường trẻ sẽ đổ ghèn vàng giống như mủ, kéo dài trong 3 đến 5 ngày không khỏi. Khi có triệu chứng này, các mẹ cần đưa bé thăm khám bác sĩ để điều trị. 
  • Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt: Tình trạng này chủ yếu là do viêm tắc ống dẫn lệ vàng thường kéo dài vài tuần và không nguy hiểm.
  • Bé bị ghèn mắt lâu ngày không khỏi: Với những bé vừa sinh ra vốn dĩ mắt đã có nhiều ghèn thì chủ yếu là do cơ chế bảo vệ tự động của mắt. Chính vì vậy, các mẹ không cần lo lắng.
  • Trẻ sơ sinh bị đau mắt nhiều ghèn màu xanh lá cây, vàng đậm kèm theo biểu hiện sưng thấy: Lúc này bé đã bị nhiễm trùng mắt hoặc đang mắc một số bệnh lý về mắt. Tình trạng này khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến thị lực của bé.


Ghèn ở mắt trẻ sơ sinh có thể có màu vàng hoặc xanh

Nguyên nhân khiến mắt bé bị ghèn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bé bị ghèn, bao gồm cả tác nhân vật lý và bệnh lý. Cụ thể:

  • Dịch nước ối và máu của mẹ chảy vào mắt trẻ khi sinh:  Thông thường một đứa trẻ khi mới sinh mắt sẽ bị ghèn và chảy nước. Theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường. Dịch nước ối và máu của người mẹ chảy vào mắt trẻ chính là nguyên nhân của tình trạng này.
  • Bé bị tắc tuyến lệ: Thông tin từ Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ thì có gần 20% trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ. Tình trạng xuất hiện do phần cuối của đường ống dẫn nước mắt đã không mở đúng cách khi bé của bạn chào đời. 
  • Em bé đã bị viêm kết mạc: Vi khuẩn tích tụ ở mắt bé có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng. Tình trạng này có triệu chứng cơ bản là mắt chảy ghèn, có mủ xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.
  • Bé bị đau mắt đỏ: Lúc này, mắt bé bị đỏ một bên sau đó lây sang bên thứ hai, đổ nhiều ghèn trắng, xanh hoặc vàng nhất là buổi sáng. Bé bị chảy nước mắt và thường hay dụi mắt do ngứa.
  • Mẹ không vệ sinh mắt bé đúng cách: Khi mắt bé không được chăm sóc tốt trong thời gian dài thì rất có thể con của bạn sẽ bị viêm kết mạc - nguyên nhân khiến mắt có ghèn.
  • Trẻ sơ sinh có vật thể lạ trong mắt: Cát, bụi bẩn hay những vậy siêu nhỏ khác có thể rơi vào mắt bé bất cứ lúc nào. Lúc này cơ chế bảo vệ mắt của trẻ sẽ tự tạo ra ghen.

Cách khắc phục hiện tượng mắt trẻ bị ghèn

Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng mà mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có thể được khắc phục tại nhà hay nhờ tới sự can thiệp điều trị của bac sĩ.

Vệ sinh mắt bé tại nhà

Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị ghèn ở mắt là do ống tuyến lệ bị tắc, dịch nước ối chảy vào mắt,...mà chưa gây biến chứng thì các mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà. Trong đó, cách tốt nhất chính là vệ sinh mắt bé sạch sẽ hàng ngày.

Vệ sinh mắt cho bé bằng nước muối sinh lý là cách tốt để loại bỏ ghèn và cả bụi bẩn khỏi mắt

Với tình trạng mắt bé bị đổ ghèn, đóng mảng cứng, gây khó khăn cho bé trong việc mở mắt thì các mẹ cần vệ sinh mắt cho bé theo cách sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh mắt cho bé.
  • Dùng bông gòn sạch chuyên dụng cho bé nhúng vào nước muối sinh lý và lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng. Chú ý, cần vệ sinh 2 lần một lúc mới có hiệu quả và chỉ lau tại bên bị rỉ mắt, không lan sang khi vực khác. Mỗi ngày nên rửa mắt cho bé khoảng 2 đến 3 lần hoặc lau bất kỳ thời điểm nào nếu thấy bé bị rỉ ghèn nhiều.
  • Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần.

Mát-xa ống tuyến lệ tại nhà cho bé

Với trường hợp bé bị ghèn ở mắt do tắc ống tuyến lệ, ngoài vệ sinh sạch sẽ, các bố mẹ có thể thực hiện động tác mát - xa nhằm thông bộ phận này. Cụ thể:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi mát - xa thông tuyến lệ cho bé.
  • Dùng đầu ngón tay trỏ ấn nhẹ vào sống mũi bên trong của bé, tại vị trí cạnh ống tuyến lệ bị tắc
  • Thực hiện động tác trên 2 hoặc 3 lần rồi vuốt theo chiều hướng xuống bằng ngón tay chạy dọc theo bên mũi. Chú ý, động tác cần thực hiện nhẹ nhàng, chắc chắn.
  • Thực hiện mát-xa ống tuyệt lệ cho bé khoảng hai lần một ngày vào buổi sáng và tối.

Chú ý: Nếu khi mát - xa, bên mũi của bé bị đỏ hoặc sưng thì bố mẹ hãy dừng ngay động tác và liên hệ với bác sĩ.

Thông tuyến lệ bằng đầu dò cho bé tại bệnh viện

Thông thường, ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, ống dẫn nước mắt đã bị tắc có thể tự thông trong vòng khoảng vài tháng sau. Tuy nhiên, nếu bé đã trên 1 tuổi mà tình trạng này vẫn không biến mất thì bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ để thông tuyến lệ bằng đầu dò.

Thông tuyến lệ cũng giúp khắc phục tình trạng ghèn ở mắt trẻ sơ sinh

Phương pháp thông tuyến lệ bằng đầu dò được thực hiện như sau:

  • Cho bé dùng thuốc nhỏ mắt có tác dụng gây mê hoặc gây tê để giảm sự khó chịu cho bé trước khi thực hiện động tác thông tuyến lệ.
  • Bác sĩ sử dụng một đầu dò nhỏ để chèn vào ống tuyến lệ của bé.
  • Tiếp theo, các ống nong sẽ được vào trong mũi bé rồi bác sĩ sẽ tăng dần kích thước của chúng để có thể mở ống dẫn nước mắt.
  • Cuối cùng, bác sĩ sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch ống dẫn nước mắt.

Nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ 

Với những trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng thì các bố mẹ cần nên đưa bé tới bệnh viện điều trị thay vì tự khắc phục tại nhà. Bởi việc dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé không thể nào tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh.

Dấu hiệu nhiễm trùng mắt ở bé có thể bao gồm:

  • Mắt bé bị đỏ và có cảm giác đau.
  • Xuất hiện tình trạng sưng, đau tại mắt, kể cả mí mắt và bầu mắt.
  • Mắt bé có mủ màu vàng hay màu xanh lá cây.
  • Khóe mắt xuất hiện tình trạng sưng.

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh có ghèn ở mắt

Các bố mẹ cũng có thể ngăn chặn nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị ghèn bằng những biện pháp đơn giản như sau:

  • Vệ sinh mắt sạch sẽ cho bé mỗi ngày 2 đến 3 lần bằng nước muối sinh lý.
  • Rửa mặt cho trẻ sơ sinh bằng nước đun sôi để nguội vào sáng và tối.
  • Khăn mặt của bé giặt sạch sẽ và phơi ngoài nắng, tuyệt đối không được dùng chung để lau các bộ phận khác.
  • Trước khi rửa mặt, vệ sinh mắt cho bé, các bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với động vật, đặc biệt là chó mèo.
  • Hạn chế cho bé sơ sinh ra ngoài nên không thực sự cần thiết để tránh gió, tránh nắng cùng bụi bẩn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bặm cũng như các vi khuẩn, nấm mốc có hại cho bé và cả gia đình.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn sẽ không nguy hiểm nếu như bố mẹ sớm đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa để có các biện pháp điều trị phù hợp. Bố mẹ cần lưu ý, việc chú ý hơn để vấn đề vệ sinh mắt cho bé chính là biện pháp phòng tránh tốt nhất tình trạng trên.

Video liên quan

Chủ Đề