Tại sao vùng Bắc Trung Bộ có ngành trồng lúa nước kém phát triển

Tình hình phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ

IV.Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp

* Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: địa hình đa dạng, đất feralit, đất phù sa, vùng biển giàu cá tôm,...

- Khó khăn: nhiều thiên tai: bão, lũ, gió phơn,...

Hình 24.1. Biểu đồ lương thực có hạt bình quấn đầu người, thời kì 1995-2002

* Tình hình phát triển:

- Trồng trọt:

+ Bình quân lương thực có hạt theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước.

+ Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...

+ Cây lương thực chủ yếu trồng ở đồng bằng Thanh- Nghệ- Tình.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng ở vùng đất cát pha duyên hải.

+ Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày được trồng ở vùng đồi núi phía Tây.

- Chăn nuôi:

+ Trâu bò đàn ở phía Tây.

+ Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở phía Đông.

- Lâm nghiệp: trồng rừng, phát triển kinh tế theo hướng nông- lâm- ngư nghiệp đang được phát triển.

2. Công nghiệp

- Điều kiện phát triển:

+ Nguồn khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản đá vôi nên vùng phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tình hình phát triển:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm.

+ Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

+ Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và nhỏ được phát triển ở hậu hết các địa phương. Tập trung chủ yếu ở phía Đông: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

+ Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.

3. Dịch vụ

- Điều kiện phát triển:

+ Vị trí cầu nối giữa Bắc và Nam, giữa các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông với Biển Đông.

+ Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới.

- Tình hình phát triển:

+ Giao thông vận tải: Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.  Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.

+ Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.

+ Du lịch.

Số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch ngày càng tăng. Với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.

Loigiaihay.com

  • Các trung tâm kinh tế Bắc Trung Bộ

    Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ.

  • Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 85 SGK Địa lí 9

  • Bài 3 trang 89 SGK Địa lí 9

    Sưu tầm tư liệu về khu di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

  • Bài 2 trang 89 SGK Địa lí 9

    Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

  • Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 89 SGK Địa lí 9

    Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

  • Giải bài 3 trang 123 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

BÀI 35. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ [Có trắc nghiệm và đáp án]

Share
Xem

Video liên quan

Chủ Đề