Tệ nạn nghiện ma túy là gì

Số 06, Trần Văn Ơn, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương 0274-382-2518 | 0274-383-7150 | 0274-383-4957

//tdmu.edu.vn

Đang truy cập: 942 © 2020 Trường Đại học Thủ Dầu Một

Ngày hỏi:26/04/2021

Theo luật mới thì tệ nạn ma túy là gì? Nhờ tư vấn.

  • Căn cứ Khoản 8 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy 2021 [Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022] có quy định:

    Tệ nạn ma túy là việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Trên đây là định nghĩa về tệ nạn ma túy theo quy định của Luật phòng chống ma túy mới nhất.

    Trân trọng!


Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới Những năm qua, tệ nạn ma tuý ở Việt Nam vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma tuý mới.

Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người cũng như xã hội. Vậy, để giúp quý độc giả nắm rõ hơn Tệ nạn ma túy là gì? Luật Hoàng Phi xin gửi tới quý độc giả những thông tin qua bài viết sau đây.

Ma túy là gì?

Theo nghĩa rộng: Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã đưa ra định nghĩa: “Ma túy là bất kỳ một dạng chất nào, khi đưa vào cơ thể làm thay đổi trạng thái ý thức và hành vi như là kết quả tác động của chất đó lên não”.

Theo Liên Hiệp Quốc, “ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng, do vậy, việc vận chuyển, mua bán, sử dụng chúng phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật”.

Theo quy định Luật phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008: Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

Từ định nghĩa này có thể hiểu: Ma túy là một số chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người qua đường tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt… làm thay đổi trạng thái ý thức hoặc hành vi của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó.

Nghiệm ma túy là gì?

Nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma túy. Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ương tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được.

Người nghiện ma túy là người thường xuyên lệ thuộc vào thuốc gây nghiện [được gọi chung là ma túy như: heroin, cocain, moocfine, thuốc phiện, cần sa…] có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được, khi không sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai

Theo quy định Luật phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008: Tệ nạn ma tuý là tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý.

Từ việc tìm hiểu ma tuý, ta có thể trả lời cho cây hỏi Tệ nạn ma tuý là gì? Đó là khi con người rơi vào tình trạng lệ thuộc vào các chất ma túy hoặc phạm các tội phạm liên quan đến ma túy và các hành vi khác về ma túy thì được coi là tệ nạn ma túy.

Nghiêm cấm các việc làm sau đây liên quan đến ma túy

1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;

2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;

4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;

5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;

6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;

7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.

Các chất ma túy

Trên thế giới có nhiều cách phân loại các chất ma túy song phổ biến nhất vẫn là 3 cách sau:

– Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ;

– Phân loại theo tác động của chất ma túy lên cơ thể người sử dụng;

– Phân loại theo tính hợp pháp hay bất hợp pháp.

Thứ nhất: Về phân loại chất ma túy theo nguồn gốc, xuất xứ:

– Ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Cây anh túc [cây thuốc phiện], cần sa, cây cô ca, cây khát,…

– Ma túy bán tổng hợp: Móc-phin, heroin,… được tổng hợp một phần từ một số loại ma túy có sẵn trong tự nhiên.

– Ma túy tổng hợp: Là tên gọi của một nhóm các chất ma túy không hề có trong tự nhiên. Chúng là những loại ma túy được tổng hợp nên từ các loại hóa chất [các hóa chất này được gọi là tiền chất].

Thứ hai: Về phân loại chất ma túy theo tác động của chất ma túy lên cơ thể người sử dụng

Theo cách phân loại này, chất ma túy được chia làm các nhóm sau:

– Các chất ma túy gây ức chế: Thuốc phiện, Heroin, Cần sa [còn có các tên goi khác là: bồ đà, tài mà, cỏ Canada,…], các loại thuốc ngủ [secobarbital, immenoctal], thuốc an thần kinh [benzodiazepine, seduxen, mekohexen].

– Các chất kích thích: Chủ yếu gồm các loại ma túy tổng hợp ATS và Cocain. Khi sử dụng, các chất này làm gia tăng tốc độ dẫn chuyền các xung động thần kinh. Người sử dụng cảm thấy hưng phấn, tự tin, thích tranh luận song sau đó là sự mệt mỏi về thể xác và bạc nhược về tinh thần.

– Các chất gây ảo giác: Là nhóm các chất ma túy làm cho người sử dụng cảm nhận một cách sai lệch, méo mó các thông điệp về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, v.v… khi đến não. Nhóm này chủ yếu gồm các chất như LSD [được tổng hợp từ một loại nấm mọc trên cây lúa mạch ở khu vực Trung Á], Ecstasy, MDMA, các loại ma túy tổng hợp thế hệ mới [Canabinoids, Kratome, v.v…]

Thứ ba: Về phân loại chất ma túy theo tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp

Một số chất gây nghiện ví dụ như: Morphine, Dolagan, Methadone, v.v… nếu được sử dụng để điều trị cho người bệnh thì không bị coi là ma túy. Chúng là các chất gây nghiện hợp pháp. Tuy nhiên, những chất này, nếu sử dụng sai mục đích chữa bệnh, không do cấp có thẩm quyền quy định thì bị coi là ma túy. Hành vi sử dụng trái phép các chất này bị coi là hành vi sử dụng ma túy, bị pháp luật nghiêm cấm.

Tác hại của tệ nạn ma túy

Đối với bản thân người sử dụng ma tuý gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động.

Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.

Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc.

Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.

– Với xã hội, Tệ nạn ma túy ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế đất nước. Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý.

Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch;

 Tệ nạn ma túy còn là nguyên nhân ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự an toàn – xã hội. Ma tuý là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự [trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố…]; là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác [mại dâm,cờ bạc…].

Trên đây là các thông tin hữu ích liên quan đến Tệ nạn ma tuý là gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề