Thai nhi nằm ở đâu trong tử cung

Trong thai kỳ trung bình kéo dài khoảng 40 tuần thì 12 tuần thai đầu tiên là thời kỳ nhạy cảm và quan trọng nhất khi mẹ cần làm quen với nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Nắm rõ được sự phát triển, thay đổi và vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu giúp mẹ hiểu rõ hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn cả về sức khỏe lẫn tâm lý.

1. Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Theo từng tuần thai phát triển, mẹ sẽ cảm nhận thai lớn lên từng ngày qua kích thước vòng bụng và những dấu hiệu của bé yêu. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, các dấu hiệu này khá mờ nhạt, thay vào đó là các dấu hiệu thai nghén thường khá nặng nề.

3 tháng đầu là thời kỳ rất nhạy cảm với sức khỏe thai

3 tháng mang thai đầu tiên là giai đoạn quan trọng, dù kích thước thai còn rất nhỏ nhưng vị trí thai trong bụng mẹ liên tục thay đổi.

1.1. Trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ

Trứng sau khi được thụ tinh thành công tạo thành hợp tử sẽ di chuyển theo vòi fallop vào buồng tử cung, tại đây hợp tử sẽ chọn 1 vị trí thích hợp trên niêm mạc tử cung để làm tổ. Khi đã nằm cố định trong tử cung, hợp tử sẽ bắt đầu phân chia, phát triển tế bào tạo thành túi phôi.

Trứng sau thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ

1.2. Túi phôi dần phát triển thành thai

Túi phôi khi đã làm tổ cố định ở niêm mạc tử cung sẽ chia thành 2 nhóm, một phần phát triển thành thai, một phần hình thành các phần phụ của thai để đưa dưỡng chất nuôi từ cơ thể mẹ.

Đến khoảng tuần thai thứ 5, phôi thai đã phát triển tạo 3 lớp: nội bì, trung bì và ngoại bì. Từ đây các bộ phận của cơ thể trẻ sẽ dần hình thành, lần lượt như: ống tiêu hóa, phổi, tim, hệ tuần hoàn, hệ thống thần kinh, mắt, tai, da, cơ quan sinh dục,...

1.3. Các cơ quan của thai hình thành

Đến tuần thai thứ 6, thai nhi có hình dạng như con nòng nọc dài khoảng 6 mm, các bộ phận sẽ phát triển phức tạp hơn. Từ tuần thai thứ 7 trở đi, cha mẹ sẽ nghe được nhịp tim thai lần đầu tiên khi siêu âm. Cho đến tuần thai thứ 9, thai nhi có chiều dài khoảng 23mm, các cơ quan hình thành cơ bản, phần cổ và thân duỗi thẳng nằm gọn trong túi thai.

Thai nhi 3 tháng tuổi nặng khoảng 14g

Cho đến khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi dài khoảng 54mm, nặng tầm 14g và đã đầy đủ các bộ phận quan trọng. Hầu hết thai nhi trong bụng mẹ có vị trí hướng lên trên, lưng hướng về phía dưới, bé nằm gọn thoải mái trong tử cung.

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn đặc biệt quan trọng khi quá trình mang thai mà cha mẹ cần hết sức lưu ý. Nắm được vị trí và sự phát triển của thai trong những tháng đầu này giúp mẹ chăm sóc bản thân tốt hơn để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất.

2. Những điều cần lưu ý trong 3 tháng đầu mang thai

Sảy thai hầu hết xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thậm chí nhiều phụ nữ sảy thai khi không biết bản thân mình mang thai. Do vậy, việc phát hiện mình mang thai sớm thông qua theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, thử thai khi nghi ngờ là rất quan trọng. Khi biết mình mang thai, mẹ cần sớm đi khám thai lần đầu tiên để khẳng định, ngoài ra cũng để thực hiện các kiểm tra cơ bản về sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau để mẹ có thể mang thai khỏe mạnh, nhẹ nhàng hơn trong 3 tháng đầu tiên này:

Mẹ trong 3 tháng đầu nên tránh hoạt động mạnh

2.1. Tránh các hoạt động mạnh, gắng sức

Ba tháng đầu, thai chưa ổn định vị trí và dễ bị tổn thương hơn, do đó mẹ cần tránh hoàn toàn các hoạt động mạnh, gắng sức như: chạy bộ, leo núi, nhảy dây,... Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ,...

2.2. Tránh các thức uống kích thích

Mẹ bầu nên tránh các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,... để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

2.3. Tiêm phòng đầy đủ

Mẹ bầu nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo trong thai kỳ để ngăn ngừa bệnh ở cả mẹ và bé. Ngoài ra, khi có ý định mang thai, phụ nữ cũng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản và tiêm phòng 1 số loại vắc xin để có sự chuẩn bị tốt nhất.

2.4. Giữ tâm lý thoải mái

Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và thai nhi nói riêng, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ cần giữ một tinh thần thoải mái, có biện pháp giảm căng thẳng, stress tránh áp lực tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi phát hiện mang thai, mẹ nên thay đổi thói quen sống phù hợp như: nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế thức đêm, dưỡng thai, tránh thai nhi bị tác động mạnh gây sảy thai,...

Lưu ý mẹ bầu nên đi khám sức khỏe thai định kỳ

2.5. Khám sức khỏe thai định kỳ

Mẹ bầu cần lưu ý những thời điểm quan trọng để khám đi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhất là lần khám đầu tiên kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa. Ngoài ra, sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thai thứ 12 cũng rất quan trọng để phát hiện sớm thai nhi gặp bất thường để can thiệp.

2.6. Chú ý đến dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố hàng đầu cần lưu ý để mẹ và thai khỏe mạnh, nên ưu tiên các loại thực phẩm tươi, sạch. Ngoài ra, triệu chứng thai nghén thường khiến mẹ bị mệt mỏi, chán ăn nhưng hãy cố gắng ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ dưỡng để có sức khỏe.

Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng quan trọng với thai kỳ như: sắt, protein, canxi, acid folic,... có trong thực phẩm tự nhiên hoặc các loại viên uống bổ sung.

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu cũng như những thông tin quan trọng, điều cần lưu ý để giữ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trong quá trình mang thai, tử cung là cơ quan bị ảnh hưởng và có nhiều thay đổi nhất. Đây là nơi chứa đựng bào thai và nuôi dưỡng thai nhi phát triển [bao gồm phôi thai, nước ối và nhau thai]. Điều này nhờ vào tính đàn hồi của các giải mô trong cấu tạo của tử cung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về sự thay đổi của tử cung trong quá trình mang thai.

Khi mang thai, tử cung là nơi để trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển. Do đó, tử cung cũng phát triển theo để thích nghi với sự phát triển của bào thai. Chiều dài tử cung khi mang thai có thể thay đổi được mà không gây khó khăn đối với các cơ quan khác là nhờ tính đàn hồi của các cơ thành bụng đang căng ra; bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thích ứng tốt với vị trí mới khi bị tử cung đẩy ra. Nhờ đặc tính này mà thai nhi có thể lớn và phát triển trong bụng mẹ.

Tử cung là cơ bắp nhỏ nằm trong xương chậu của phụ nữ. Khi mang thai, tử cung có kích thước từ 7,5 x 5 x 2,5 cm đến 30 x 23 x 20 cm, trọng lượng từ 50g đến 1kg và đạt khối lượng từ 6ml đến 5 lít. Quá trình thay đổi chiều dài của tử cung khi mang thai như sau:

  • Bình thường, tử cung có hình dáng giống quả lê. Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, tử cung không to lên đáng kể và được mô tả như một quả quýt lớn;
  • Tháng thứ 2 của thai kỳ: Tử cung to lên như một quả cam;
  • Tháng thứ 3 của thai kỳ: Tử cung có dạng giống hình cầu. Với sự thay đổi về chiều dài tử cung khi mang thai, lúc này thai phụ có thể nhìn thấy tử cung hiện rõ ở phía trên vùng mu. Đến tuần thứ 11 của thai kỳ, tử cung to bằng nắm tay và đè lên bàng quang, khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn và gây táo bón, trĩ...;
  • Tháng thứ 4 của thai kỳ: Tử cung đã có sự thay đổi khá rõ, chiều cao của tử cung đạt tới giữa khoảng cách vùng mu và rốn. Đến tuần 14, tử cung đã to như một quả bưởi;
  • Tháng 5 - 6 của thai kỳ: Chiều dài tử cung khi mang thai thay đổi và đã cao tới rốn;

Tháng 5 - 6 của thai kỳ: Chiều dài tử cung khi mang thai thay đổi và đã cao tới rốn

  • Tháng thứ 7 của thai kỳ: Tử cung có hình dạng giống quả lê lộn ngược và đã cao vượt lên trên rốn khoảng 4 - 5 cm. Khi tử cung ngày càng cao lên trong khoang bụng thì da bụng bắt đầu giãn ra và lúc này sự phát triển của thai nhi có thể gây rối loạn tiêu hóa cho mẹ do sức ép từ dưới lên;
  • Tháng thứ 8 của thai kỳ: Lúc này tử cung đã cao đến giữa chỏm xương ức và rốn;
  • Tháng thứ 9, khi chuẩn bị sinh: Đây là lúc chiều dài tử cung khi mang thai đạt kích thước lớn nhất. Tuy nhiên, thai phụ cũng có thể có cảm giác tử cung đã bắt đầu đi xuống trở lại vào 2 đến 3 tuần trước khi sinh. Khi sức ép của bụng giảm xuống thì việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Ngoài sự thay đổi về kích thước và vị trí trong thai kỳ, cổ tử cung - một phần của tử cung còn có những thay đổi sau:

  • Từ tuần thứ 4 của thai kỳ, cổ tử cung sẽ dần thay đổi về cả màu sắc lẫn kết cấu;
  • Sau khi trứng thụ tinh được 5 tuần, cổ tử cung bắt đầu hình thành một nút nhầy để giúp tử cung giữ bào thai và tránh bị những tác nhân bên ngoài gây viêm nhiễm.

Chiều dài tử cung khi mang thai thay đổi rất nhiều. Khi thai nhi càng lớn, tử cung càng giãn rộng và khiến vùng thắt lưng của mẹ bầu bị trũng xuống, khiến thai phụ thường có cảm giác đau lưng. Do đó, các thai phụ hãy tập luyện thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên để cơ bụng chắc hơn, giúp vùng thắt lưng thoải mái, tránh đau lưng. Sau khi sinh, mẹ bầu có thể kiểm tra lại vị trí tử cung vì tử cung sẽ trở về vị trí ban đầu. 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản [12-27-36 tuần], trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Bác sĩ Trương Nghĩa Bình có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề