Thẩm quyền phê duyệt dự toán phát sinh năm 2024

Việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng hiện nay được quy định thế nào? - Hoàng Long (Khánh Hòa)

Thẩm quyền phê duyệt dự toán phát sinh năm 2024

Quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng (Hình từ Internet)

1. Quy định về dự toán gói thầu xây dựng

Theo Điều 16 thì dự toán gói thầu xây dựng được quy định như sau:

- Dự toán gói thầu xây dựng (sau đây gọi là dự toán gói thầu) là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

- Dự toán gói thầu được xác định cho các gói thầu sau:

+ Gói thầu thi công xây dựng;

+ Gói thầu mua sắm thiết bị;

+ Gói thầu lắp đặt thiết bị;

+ Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;

+ Gói thầu hỗn hợp.

2. Xác định dự toán gói thầu xây dựng

Việc xác định dự toán gói thầu xây dựng theo Điều 17 như sau:

- Dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của từng gói thầu phù hợp với thiết kế, phạm vi, tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của gói thầu.

- Đối với dự án thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) để triển khai hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (EPC), dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu xác định trên cơ sở thiết kế FEED.

- Đối với dự án, công trình được người quyết định đầu tư cho phép triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo từng gói thầu xây dựng, từng giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án thì dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu và thiết kế xây dựng tương ứng.

Các khoản mục chi phí trong dự toán gói thầu được xác định như các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 12 , phù hợp với phạm vi, tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng gói thầu.

- Đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình, chủ đầu tư tự xác định dự toán gói thầu trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của gói thầu trong dự toán xây dựng công trình được duyệt nếu cần thiết.

- Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu được xác định phù hợp với hình thức hợp đồng sử dụng cho gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

3. Quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng

Việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng theo Điều 18 như sau:

- Việc thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 thực hiện như đối với dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

- Chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 17 để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 . Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 .

- Tùy theo đặc điểm, tính chất của gói thầu, việc điều chỉnh các khoản mục chi phí trong dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 được thực hiện như quy định đối với điều chỉnh dự toán xây dựng công trình tại Điều 15 .

Tôi muốn hỏi về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt bổ sung khối lượng do dự toán tính thiếu khối lượng so với bản vẽ thiết kế thi công (dự án thiết kế 2 bước) dẫn đến bảng tiên lượng Hồ sơ mời thầu bị thiếu khối lượng (hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợp đồng căn cứ theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP; Nghị định số 50/2021/NĐ-CP; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP). Chủ đầu tư có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán bổ sung (kinh phí bổ sung từ chi phí dự phòng khối lượng trong hợp đồng xây lắp) để ký phụ lục Hợp đồng xây lắp bổ sung cho khối lượng bị thiếu này hay không?

Trả lời:

1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán điều chỉnh, bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 39, Điều 40 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

2. Việc điều chỉnh hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.

Hiện nay tôi đang được giao quản lý 01 dự án cải tạo, sửa chữa công trình của do đơn vị tôi làm Chủ đầu tư, sử dụng nguồn ngân sách của địa phương (giao dự toán hàng năm cho đơn vị. Cấp quyết định đầu tư là UBND tỉnh, Tổng mức đầu tư là 14,8 tỷ đồng, trong đó chi phí dự phòng là 502 triệu đồng (chi phí dự phòng đã được UBND tỉnh phê duyệt vào trong gói thầu xây lắp). Dự án được phê duyệt vào tháng 4/2023 và thi công vào tháng 5/2023. Đến này, trong quá trình thi công, đơn vị tôi cần phải sử dụng đến chi phí dự phòng để thực hiện một số công việc bổ sung, phát sinh nhằm đảm bảo phát huy hết hiệu quả công trình cũng như tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Các nội dung điều chỉnh bổ sung này sau khi được đơn vị TVTK tính toán thì không làm vượt Tổng mức đầu tư (dự toán) đã được phê duyệt và không thay đổi quy mô, tính chất của dự án. Vậy tôi xin hỏi quý cơ quan là việc sử dụng chi phí dự phòng để thực hiện một số công việc bổ sung, phát sinh (có một số công tác trong dự toán bị tính thiếu so với thiết kế và thực tế thi công) như trên thì có phải xin ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư hay không; ngoài ra có phải trình Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định hay không?

Trả lời:

1. Theo nội dung câu hỏi, dự án được phê duyệt vào tháng 4/2023; do đó, theo quy định, pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng cho dự án là Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ. Vì vậy, các trường hợp được điều chỉnh tổng mức đầu tư và thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án thực hiện theo các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

2. Các trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định về các trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

3. Việc điều chỉnh giá gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng và điều khoản các Bên đã ký trong hợp đồng.