Thế hệ số là gì

Thường được gọi là Gen Z [thế hệ sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến 2012] & Young Millennials [thế hệ được sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến năm 1996], nhưng ở một phương diện nào đó, cái tên Gen Digi nói lên được nhiều điều hơn về thế hệ đầu 9X đến 2012 - những người sinh ra và lớn lên trong thời đại số.

Gen Digi là một cách gọi thể hiện rõ sự gắn kết của những người trẻ này với các trải nghiệm online. Với các thế hệ trước, internet nói riêng và công nghệ nói chung chỉ mới bắt đầu "mon men" vào cuộc sống từ những năm 2000 như một "làn gió mới". Đến thời đại của mình, Gen Digi "hít thở" cả "bầu không khí công nghệ" một cách tự nhiên trong mọi hoạt động từ học tập, giải trí, giao tiếp,… Vậy nên, không khó hiểu khi Gen Digi coi môi trường số là một phần thiết yếu trong trải nghiệm ngân hàng.

Tiêu chuẩn của họ với các nền tảng này cũng khắt khe hơn so với các thế hệ trước. Gen Digi có xu hướng ngại dùng tiền mặt và kỳ vọng xử lý mọi giao dịch một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất, đặc biệt là ở các hình thức thanh toán. Bài toán cho ngân hàng số không còn là tạo dựng thói quen cho người dùng mà ngược lại, vươn tầm để đồng hành cùng những nhu cầu mới và dự định tài chính của họ.

Chữ "Digi" còn mang lại cảm giác "tốc độ" của giới trẻ khi phản ánh mối quan tâm về tài chính đến sớm hơn hẳn các thế hệ trước. Theo một nghiên cứu năm 2020 của SingSaver, 85% Gen Z được khảo sát cho biết họ bắt đầu biết sử dụng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm và đầu tư từ trước năm 22 tuổi. Trong khi tỉ lệ này ở Gen Y chỉ là 41%. Một điểm khác biệt dễ nhận ra là Gen Digi không tích luỹ rồi mới chi tiêu như các thế hệ trước, mà lên kế hoạch song song cho hai mục tiêu này. Tư duy này phần nào lý giải cho sự phổ biến của thẻ tín dụng và các cách thức thanh toán mới như "Mua trước –Trả sau".

Gen Digi bắt đầu kiếm tiền và độc lập tài chính sớm hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó. Họ không đợi đến tháng lương đầu tiên để nghe tiếng "ting ting", mà "tự trả lương" cho mình nhờ bán hàng trực tuyến, sáng tạo nội dung, làm KOL cho các nhãn hàng,… từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nguồn thu nhập đến từ kênh online cũng là một lý do chính đáng khiến Gen Digi kỳ vọng cao hơn ở sự tối ưu của ngân hàng số.


Chân dung ngân hàng "cùng hệ" trong mắt Gen Digi

Gen Digi, hiểu một cách toàn diện, không đơn giản là "thế hệ vượt sướng", mà thực chất tràn đầy nội lực và tinh thần "chịu làm, dám trải nghiệm". Cụ thể, Gen Digi có khả năng quản lý tài chính cá nhân và vạch ra kế hoạch làm việc để chi trả cho các mục đích cá nhân theo cách riêng của mình. Trong lựa chọn ngân hàng, Gen Digi cũng có xu hướng không ngại thử và thay đổi nếu kỳ vọng không được đáp ứng.

Với những ngân hàng có lợi thế và nguồn lực khi đã tạo được chỗ đứng với các phân khúc truyền thống, "công cuộc chinh phục" Gen Digi vẫn đòi hỏi những sự chuyển mình thực sự bài bản. MSB là một ví dụ điển hình. mDigi, sản phẩm thẻ tín dụng được MSB thiết kế riêng cho Gen Digi là một minh chứng thuyết phục cho những nỗ lực của ngân hàng, quy tụ 3 tiêu chí "chuẩn Digi" - đáp ứng được các chất riêng khác biệt của người dùng – số hóa, linh hoạt theo nhu cầu cá nhân & tối ưu tài chính:

Số hóa với quy trình 100% online từ đăng ký mở thẻ, xác minh thông tin đến kích hoạt thẻ. Quản lý thẻ & nhận hàng trăm ưu đãi chi tiêu, trả góp 0%,…chỉ với vài thao tác trên ứng dụng điện thoại.

Cá nhân hoá, linh hoạt trải nghiệm từ hình thức đến nội dung. Chủ thẻ cũng có thể tự do tùy chỉnh lĩnh vực hoàn tiền theo tháng: ăn uống, du lịch hoặc ứng dụng giải trí số; tăng thêm trải nghiệm trong quá trình sử dụng với việc điều chỉnh 5 màu sắc thẻ ảo theo "gu" người dùng.

Tối ưu tài chính thông minh với chính sách hoàn tiền 20% chi tiêu, tới 3,6 triệu đồng/ năm, miễn phí thường niên nếu đạt 1 số điều kiện về chi tiêu, cùng chương trình ưu đãi miễn lãi chi tiêu 3 tháng nếu kích hoạt thẻ trước ngày 30/9/2022.


Kết hợp với mDigi, các sản phẩm khác trong hệ sinh thái "số" mà MSB xây dựng bao gồm Số tài khoản phong cách theo số điện thoại, Tài khoản thanh toán Siêu miễn phí, giải pháp Vay nhanh tín chấp trực tuyến tới 10 tháng lương,… mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong chi tiêu, hỗ trợ mục tiêu tài chính cũng như phong cách sống của Gen Digi. MSB hứa hẹn là một trong những ngân hàng có thể đi đường dài cùng những người dùng thế hệ số luôn bắt nhịp nhanh, sẵn sàng trải nghiệm mới, chi tiêu thể hiện cá tính riêng.

Kể từ năm thành lập [2007] đến nay, VTV6 đã trải qua hai lần chuyển dịch, và đây là lần thứ ba. Mỗi lần chuyển dịch thì kênh này lại hướng tới những khán giả lớn tuổi hơn. 

Nếu thời kì đầu VTV6 có chương trình dành cho đối tượng khán giả học sinh cấp hai, cấp ba, thì nay VTV6 quyết định chọn đối tượng của kênh sẽ là những người trẻ thế hệ số sinh năm 1985 - 2000. Trong đó chủ yếu là những người trẻ đã đi làm, có sự nghiệp riêng, chủ động về lối sống.

Trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6, MC Diễm Quỳnh chia sẻ về sự chuyển dịch của VTV6 trong năm 2018 - Ảnh: VTV

Trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6, MC Diễm Quỳnh cho biết: "Bây giờ giới thiệu về VTV6 chúng tôi đã bỏ chữ "trẻ" đi, mà chuyển sang "thế hệ số". 

Đài Truyền hình Việt Nam đã có thêm kênh VTV7 dành cho giáo dục và nhà trường, kênh này sản xuất những chương trình dành cho các bạn học sinh. Nên đối tượng của VTV6 sẽ là những khán giả trưởng thành hơn, đối tượng lõi là 25 tuổi, dải cộng, trừ 5 tuổi".

MC Diễm Quỳnh cho biết thêm: "Đứng trước rất nhiều thách thức, kênh VTV6 sẽ phải thay đổi. Nhưng khán giả chúng tôi muốn gặp nhất giờ đã ở trên các phương tiện số hết rồi. Chúng tôi phải tìm đường tới 'người yêu cũ' của mình, kéo họ về với màn hình tivi". 

VTV6 trong năm 2018 sẽ tiếp tục chú trọng phát triển truyền hình trên nền tảng số, để khán giả không chỉ xem trên màn hình tivi, mà còn có thể xem ở bất kì màn hình nào [máy tính, smart phone, ipad]. 

Nội dung của các chương trình cũng được thiết kế hướng tới cuộc sống và không gian của thế hệ số. 

Những chương trình truyền hình tương tác đã có thương hiệu như Bữa trưa vui vẻ sẽ được nâng cấp format, áp dụng công nghệ mới. Sẽ có thêm nhiều chương trình được thiết kế riêng cho thế hệ số như: Bản tin Thế hệ số, Người được chọn, Chuyến đi màu xanh, Chúng ta là một gia đình, Cuộc chiến nuôi con...

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường cùng Vũ Hạnh Nguyên trình diễn ca khúc anh viết dành riêng cho chương trình "Hôm nay ai đến" của VTV6 tại buổi họp báo.

MC Diễm Quỳnh trình bày về những thay đổi quyết liệt của VTV6 vào năm 2018.

MC Quang Minh selfie với khách mời tại buổi họp báo.

Những chương trình nổi bật của VTV6 trong năm 2018

Chương trình "Chúng ta là một gia đình" nơi người nổi tiếng sẽ cùng tham gia thử thách cùng anh, chị em của mình

Chủ Đề