Thế nào là thiết kế đô thị

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Những năm gần đây, sự bùng nổ dân số và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã tạo nên “cơn khát” bất động sản. Bên cạnh đó, những trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn hoặc các địa điểm giải trí cũng “mọc lên như nấm sau mưa”. Chính xu hướng này đã tạo nên nhu cầu quy hoạch đô thị một cách bài bản và chuyên nghiệp. Vậy thì, ngành Thiết kế đô thị là học gì? Trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.

Ngành Thiết kế đô thị là học gì?

Ngành Thiết kế đô thị là gì?

Thiết kế đô thị cụ thể hóa nội dung của quy hoạch tổng quan và quy hoạch chi tiết trong xây dựng đô thị. Đây còn là hoạt động tổ chức không gian chức năng bên ngoài công trình; bố cục không gian, tạo cảnh quan và trang trí không gian đô thị. Một khu vực đô thị cần được thiết kế với tiêu chí đảm bảo mỹ quan đô thị và tạo điều kiện tốt cho các hoạt động thường ngày của người dân. Chính vì thế, ngành này sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nhằm sắp xếp các công trình kiến trúc cũng như sử dụng các không gian trống của đô thị một cách hiệu quả nhất.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành thiết kế đô thị là gì?

Thiết kế đô thị là sự kết hợp giữa kiến trúc và cảnh quan đô thị. Vì thế, ngành này thường xét tuyển bằng các khối V. Cụ thể như sau:

  • Khối V00: Toán Học, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật
  • Khối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật

Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?

Các cơ sở đào tạo thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 22 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường ở mức 15 điểm. Bên cạnh đó, các thí sinh nên lưu ý những tiêu chí xét tuyển thẳng vào ngành này:

  • Thí sinh đạt đủ điều kiện tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
  • Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp [cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên]
  • Thí sinh tốt nghiệp THPT tại các trường THPT chuyên, năng khiếu trên cả nước

Các trường nào đào tạo ngành Thiết kế đô thị?

Đây là một ngành học cần thiết cho việc ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Sinh viên ngành này cần được đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên sâu để có đủ nền tảng trong quá trình làm việc sau này. Vì vậy, hiện nay chỉ có duy nhất một trường đại học có chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành Thiết kế đô thị, bạn sẽ cần có những tố chất sau:

Liệu ngành học này có thực sự phù hợp với bạn?
  • Có óc thẩm mỹ và khả năng vẽ tốt
  • Có óc sáng tạo và tư duy nghệ thuật
  • Đam mê, nhiệt huyết với nghề
  • Luôn tìm tòi và học hỏi
  • Khả năng chịu áp lực cao
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết trình
  • Có khả năng giao tiếp
  • Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
  • Có ý thức trách nhiệm cao
  • Có tầm nhìn xa trông rộng
  • Năng lực ngoại ngữ tốt
  • Thành thạo tin học văn phòng

Học ngành Thiết kế đô thị cần giỏi môn gì?

Đây cũng là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho nhiều sĩ tử yêu thích ngành Thiết kế đô thị trước thềm kỳ thi đại học. Có thể nói, các môn Mỹ Thuật chính là “gương mặt thương hiệu” khi nhắc đến ngành này. Ngoài ra, các môn khác cũng không kém phần quan trọng bởi lĩnh vực thuộc ngành kiến trúc này cũng yêu cầu khả năng tư duy logic [các môn KHTN], khả năng giao tiếp và làm việc nhóm [Ngữ Văn], khả năng đọc hiểu tài liệu nước ngoài [các môn Ngoại Ngữ]. Nếu bạn yêu thích ngành này và không tự tin với các môn học trên, bạn có thể lựa chọn hình thức xét tuyển bằng học bạ THPT.

Cơ hội việc làm của ngành Thiết kế đô thị như thế nào?

Nếu những yêu cầu khắt khe và đầu vào “xa vời vợi” của ngành này khiến bạn nản lòng, thì cơ hội việc làm sau khi ra trường sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ. Những gì bạn nhận lại sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Ngành này mang đến cho bạn thị trường việc làm rộng mở cùng với mức lương béo bở. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu những vị trí bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp nhé:

Cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành học này ra sao?
  • Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị
  • Chuyên viên quản lý đô thị
  • Kiến trúc sư cảnh quan đô thị
  • Giảng viên

Mức lương ngành Thiết kế đô thị như thế nào?

Đi cùng với cơ hội việc làm đa dạng và phong phú của ngành này là mức thu nhập khủng không kém bất cứ ngành nghề nào. Nếu như bạn không ngừng nâng cao năng lực làm việc và khả năng sử dụng ngoại ngữ, thu nhập của bạn có thể tăng nhiều lần so với giai đoạn mới tốt nghiệp. Sau đây là mức lương tham khảo của một số vị trí trong ngành:

  • Kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị – 30 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên quản lý đô thị – 12 triệu đồng/tháng
  • Kiến trúc sư cảnh quan đô thị – 35 triệu đồng/tháng
  • Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng

Kết luận

Có thể nói, kiến trúc sư là những người vừa sáng tạo vừa cẩn thận để có thể đưa ra bản thiết kế hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, cho dù bạn không có cả 2 đức tính trên từ đầu, bạn vẫn có thể theo đuổi ngành Thiết kế đô thị. Nếu bạn thực sự có đam mê, bạn có thể tìm cách khai thác đồng thời sự lãng mạn và tính thực tế bên trong bạn qua quá trình học tập và làm việc. Đừng quá lo lắng về những điều như năng khiếu bẩm sinh, vì bạn có thể học được mọi thứ bạn muốn nếu như bạn có đủ quyết tâm theo đuổi. Chúc bạn sẽ có được một quyết định đúng đắn cho bản thân.

Đọc bài viết này để tìm đáp án cho câu hỏi thiết kế đô thị là gì. Biết không chừng sau khi đọc đến những nội dung cuối cùng cũng là lúc trong đầu bạn lại nảy ra nhiều sáng kiến hữu ích, đóng góp cho công cuộc thiết kế đô thị hiệu quả hơn.

Việc làm nhanh

1. Hiểu rõ bản chất thiết kế đô thị là gì?

Thiết kế đô thị là thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong lĩnh vực  quy hoạch xây dựng. Thuật ngữ này còn được gọi với tên tiếng Anh hết sức quen thuộc là Urban Design, có vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các dự án quy hoạch đô thị. Ngoài ra, hoạt động thiết kế đô thị còn trở thành một công cụ không thể thiếu của chính quyền để phục vụ cho hoạt động quản lý đô thị.

Hiểu rõ bản chất thiết kế đô thị là gì?

Bàn chi tiết về nội dung định nghĩa thiết kế đô thị thì có không ít các ý kiến, quan điểm được đưa ra dựa trên bản chất là hoạt động xây dựng không gian kiến trúc của đô thị.

Có người cho rằng thiết kế đô thị không phải là hoạt động mà là một danh từ chung chỉ toàn bộ quá trình quy hoạch đô thị.  Mục tiêu chính của thiết kế đô thị chính là thiết kế nên một không gian cho nơi sinh sống vừa thể hiện tính nghệ thuật, thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo sự phù hợp trong tổng thể trong mối quan hệ với tự nhiên – kinh tế xã hội cũng như phù hợp với nền tảng văn hóa của đô thị.

Ý kiến khác nhận định, thiết kế đô thị là một nghệ thuật trong cơ cấu tổ chức của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có trong không gian thuộc phạm vi đô thị. Nhận diện hoạt động thiết kế đô thị thông cách tổ chức, sắp xếp mặt bằng; cách cơ cấu hình khối và chức năng của các yếu tố trong không gian. Mọi thứ được xây dựng dựa vào 2 cơ sở là công năng đô thị và tính nghệ thuật không phải là thuần túy, tức có chức đựng các giá trị văn hóa hay được kiến tạo bởi cả hình thái nghệ thuật, nó còn chứa đựng bên trong đó cả những hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội.

Thiết kế đô thị để làm gì?

Thiết kế đô thị nghe thì khá đơn giản để hiểu, chẳng phải là sự thiết kế đối với đô thị hay sao. Thế nhưng sâu xa, phía sau đó lại là cả một giá trị nghệ thuật to lớn, sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố tự nhiên – xã hội, có cả yếu tố nền kinh tế. Vậy cho nên để hiểu rõ về thiết kế đô thị không phải là điều đơn giản. Những thông tin nêu trên đã tóm gọn lại cho bạn những giá trị đủ để hiểu nhanh về thiết kế đô thị nhưng tất nhiên nếu theo đuổi chuyên ngành này, việc hiểu thiết kế đô thị sẽ còn là cả một hành trình dài để khám phá.

Tựu chung lại, những nội hàm trong hoạt động thiết kế đô thị sẽ được xác định rõ ràng như sau:

- Người ta coi hoạt động thiết kế đô thị thuộc trong quy hoạch của ngành xây dựng với vai trò là mục tiêu. Đồng thời nó cũng trở thành nội dung không thể thiếu trong qui hoạch.

- Ngoài ra, thiết kế đô thị còn là một quy trình chi tiết thể hiện rõ quy hoạch, nó cũng thể hiện rất tốt vai trò kết nối giữa hai lĩnh vực kiến trúc và xây dựng trong hoạt động quy hoạch.

- Việc thiết kế kiến trúc sẽ tạo nên cơ sở cho các phương diện bao gồm vị trí, hình thái, tính chất, phong cảnh, màu sắc, không gian,… cho một công trình. Tất cả các cơ sở này đều sẽ được đảm bảo phải phù hợp trong tương quan của cảnh quan kiến trúc.

CV đẹp

Thiết kế đô thị là gì?

Thiết kế đô thị xác định, khoanh vùng các đối tượng để thực hiện kế hoạch thiết kế đô thị. Chúng bao gồm tất cả các yếu tố nằm trong không gian của đô thị, chẳng hạn như đèn chiếu sáng, sự quảng cáo, các tượng đài,… Những đối tượng không được xác định là công trình kiến trúc trong không gian của đô thị thì đều sẽ là đối tượng của thiết kế đô thị.

Đối tượng trong thiết kế đô thị

Những đối tượng trong mảng này được phân chia thành 3 cấp độ khác nhau:

- Đô thị trong chiều không gian tổng thể. Nó bao gồm các hệ thống không gian có chức năng đô thị

- Các đô thi theo thiết kế cho vùng lãnh thổ. Các vùng chức năng được xác định và kiến tạo không gian, đồng thời sẽ mang theo đặc trưng riêng về cảnh quan theo cùng.

- Đô thị được thiết kế theo khu vực: kiểu thiết kế này phổ biến trong các diện mạo gồm quảng trường, trục đường, những không gian trống hay các khu chức năng trong đo thị.

Xem thêm: Việc làm kỹ sư hạ tầng đô thị

3. Theo đuổi hoạt động chuyên ngành thiết kế đô thị, bạn sẽ làm những công việc gì?

Những người đảm đương nghiệp vụ thiết kế đô thị đa phần sẽ hoạt động nhiều trong chức năng xây dựng các chiến lược để giúp cho đô thị ngày một phát triển văn minh, hiện đại. Bằng kiến thức và ý tưởng độc đáo, nguồn nhân lực thiết kế đô thị sẽ đưa ra nhiều lý luận và các dự án thiết kế đô thị để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, tạo ra sự can thiệp sâu sắc đối với nền kinh tế.

Hơn nữa, họ còn ở phía sau để trở thành một nhà cố vấn đắc lực cho các nhà quản lý đô thị khi thực hiện vai trò của người đóng góp ý tưởng, xây dựng dự án và hơn hết là đưa ra các dự báo cần thiết về diện mạo của đô thị trong tương lai. Tất cả những thông tin được người thiết kế đô thị cung cấp sẽ là căn cứ xác đáng giúp xây dựng hệ thống luật bao gồm những nội dung quản lý đô thị tốt nhất.

Sự hiểu biết sâu rộng, con mắt thẩm mỹ cao chính là những cơ sở cốt lói làm nên khả năng thiết kế đô thị của những ai đang trực tiếp hành nghề này. Ngoài ra, chính sách trong quan lý đô thị sẽ được xây dựng dựa trên những thông tin cố vấn của người thiết kế.

Những công việc thiết kế đô thị

Như vậy, thông tin bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn thiết kế đô thị là gì. Bích Phượng luôn mong rằng chúng ta sẽ mang đến cho xã hội những cảnh quan đô thị độc đáo, từ đó nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và thúc đẩy lối sống văn hóa, văn minh hơn nữa cho tất cả mọi người trong xã hội.

Bài viết đến đây mặc dù đã kết thúc nhưng hy vọng rằng nó sẽ là sự khởi đầu của những ai đã và đang theo đuổi lĩnh vực này. Bạn sẽ bằng sự hiểu biết rõ bản chất vấn đề thiết kế đô thị là gì, vận dụng hiệu quả kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng nghiệp vụ có được để góp phần tạo nên một đô thị chất lượng với diện mạo được thiết kế bắt mắt nhé!

Xem thêm: Việc làm kỹ sư lâm nghiệp đô thị

Nhiều cơ hội đến từ ngành đô thị học

Khám phá những thông tin về ngành Đô thị học sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp tốt hơn và từ đó đưa ra quyết định chính xác cho việc chọn thi vào ngành này. Cùng timviec365.vn khai thác qua bài viết dưới đây.

Ngành đô thị học

Video liên quan

Chủ Đề