Thế nào sau đây được gọi là nguyên liệu

Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nguyên liệu là vật liệu tự nhiên [vật liệu thô] chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm.

- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Khoa học tự nhiên 6 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Gạch xây dựng.

B. Đất sét,

C. Xi măng

D. Ngói.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Đất sét

- Đất sét được xem là nguyên liệu.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Đất sét nhé!

Kiến thức tham khảo về Đất sét

1. Khái niệm đất sét

- Đất sét hay sét là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một nhóm các khoáng vật phyllosilicat nhôm ngậm nước [xem khoáng vật sét], thông thường có đường kính hạt nhỏ hơn 2 µm [micromét]. Đất sét bao gồm các loại khoáng chất phyllosilicat giàu các oxide và hiđroxide của silic và nhôm cũng như bao gồm một lượng lớn nước tham gia vào việc tạo cấu trúc và thay đổi theo từng loại đất sét. Đất sét nói chung được tạo ra do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới tác động của acid cacbonic nhưng một số loại đất sét lại được hình thành do các hoạt động thủy nhiệt. Đất sét được phân biệt với các loại hạt đất đá nhỏ khác có trong đất, chẳng han như bùn nhờ kích thước nhỏ của chúng, hình dạng tạo bông hay tạo lớp, khả năng hút nước cũng như chỉ số độ dẻo cao.

2. Đặc điểm

- Đất sét có kết cấu cực kì đặc, phần lớn các hạt khoáng của nó là các hạt sét rất mịn. Do đó khả năng lưu thông của nước trong lòng đất bị hạn chế. Đất dễ ngập úng khi mưa và nứt nẻ khi khô hạn. Nhưng loại đất này tương đối giàu dinh dưỡng. Bởi các hạt sét mang điện tích âm nên chúng thu hút và giữ các hạt mang điện tích dương như canxi, kali, magiê.

3. Cách nhận biết đất sét

- Nước có xu hướng đọng thành vũng trên mặt đất, khó ngấm sâu vào trong đất.

- Đất sét có độ kết dính cao. Khi đất ẩm, nó rất dẻo, chúng ta có thể nhào nặn chúng dễ dàng. Khi đất khô, nó tạo thành các khối cứng. Có thể ví chúng như những khối bê tông sinh học.

- Trong quá trình làm đất và trồng trọt, đất sét bám dính vào giày và các dụng cụ làm vườn rất chắc, tạo thành các cục lớn không dễ tách ra.

4. Ưu điểm và nhược điểm của đất sét trồng cây

Ưu điểm

- Đất sét có kết cấu chặt nên giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất sét thay đổi chậm so với nhiệt độ không khí.

- Đất chứa nhiều vật liệu mùn hơn đất cát và định nhiệt độ trong đất ổn định hơn đất cát

- Đất sét chứa nhiều keo nên dinh dưỡng hấp thu lớn, giữ nước, giữ phân tốt. Do ít bị rửa trôi nên đất sét nói chung giàu chất dinh dưỡng hơn đất cát.

- Các chất hữu cơ trong đất sét phân giải chậm nên thành phần hữu cơ trong đất được tích lũy nhiều hơn đất cát.

- Đất sét khá mềm, hấp thụ dinh dưỡng tốt, ít khi bị xói mòn, rửa trôi. Nếu bà con biết cách cải tạo thì đất sét có thể trồng cây khá thuận lợi.

Nhược điểm

- Vì được tạo thành từ những hạt siêu nhỏ nên đất có cấu trúc chặt, vì thế khả năng thoáng nước rất kém, dễ gây ngập úng ảnh hưởng đến cây trồng.

- Khả năng thoáng khí rất kém, không khí khó lưu thông trong đất sét.

- Loại đất sét nghèo chất hữu cơ thì thường bị cứng chặt, cần tốn nhiều công sức để cải tạo.

- Khi bị hạn hán hay thiếu nước thì đất bị nứt nẻ, điều này dễ làm đứt rễ cây trong đất, gây chết cây.

- Cây trồng khó phát triển tự nhiên trên đất sét và năng suất kém. Cần nhiều công sức và thời gian chăm sóc của bà con nông dân khi canh tác trên loại đất này.

5. Sử dụng đất sét

- Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dễ tạo dạng cho nó bằng tay. Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi bị "nung" hay làm cứng bằng nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu. Thuộc tính này làm cho đất sét trở thành một chất lý tưởng để làm các đồ gồm sứ có độ bền cao, được sử dụng cả trong những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí. Với các dạng đất sét khác nhau và các điều kiện nung khác nhau, người ta thu được đất nung, gốm và sứ. Loài người đã phát hiện ra các thuộc tính hữu ích của đất sét từ thời tiền sử và một trong những đồ tạo tác sớm nhất mà người ta đã biết đến là các bình đựng nước làm từ đất sét được làm khô dưới ánh nắng mặt trời. Phụ thuộc vào các hợp chất có trong đất, đất sét có thể có nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, xám xịt tới màu đỏ-da cam sẫm.

- Đất sét được nung kết trong lửa đã tạo ra những đồ gốm sứ đầu tiên và hiện nay nó vẫn là một trong những vật liệu rẻ tiền nhất để sản xuất và sử dụng rộng rãi nhất. Gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, các đồ tạo tác nghệ thuật từ đất, bát đĩa, thân bugi và thậm chí cả các nhạc cụ như đàn ocarina đều được làm từ đất sét. Đất sét cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn trong sản xuất giấy, xi măng, gồm sứ và các bộ lọc hóa học.

Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A]gạch xây dựng

B]Đất sét

C]Xi măng

D]ngói

Các câu hỏi tương tự

I. Các loại nguyên liệu

Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,...

- Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.

- Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus [photpho],...

- Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thủy tinh,...

- Từ dầu mỏ điều chế các hóa chất cơ bản,đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, tơ,...

II. Đá vôi

- Đá vôi được dùng để:

+ Sản xuất vôi sống

+ Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông

+ Chế biến thành chất độn[bột nhẹ] dùng trong sản  xuất cao su, xà phòng,...

- Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,...nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen,...

- Người ta thường khai thác đá vôi ở những nơi đá vôi có ít tạp chất và thuận tiện cho việc vận chuyển.

- Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ [Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa và một số đảo ở Cát Bà, Hạ Long].

III. Quặng 

- Quặng là loại đất đá chứa  các chất có giá trị với hàm lượng lớn, được khai thác và chế biến thành các sản phẩm hữu dụng.

- Quặng sắt dùng để chế tạo gang và thép [ 2 loại vật liệu quan trọng chứa chứa thành phần chính là sắt, được dùng trong xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ,...]

- Quặng bauxite [chứa nhôm oxit] dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô, kĩ thuật điện, xây dựng,...

- Việt Nam chứa nhiều mỏ quặng, như quặng sắt ở Thái Nguyên, quặng nhôm ở Tây Nguyên,...

- Nguồn quặng tự nhiên ngày một cạn đi, không thể tái tạo, do đó cần phải khai thác và sử dụng một cách hợp lí để giữ gìn tài sản quốc gia. Ngoài ra khi khai thác quặng cần giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Video liên quan

Chủ Đề