Có bao nhiêu nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao không gồm nhóm nào sau đây

Câu hỏi: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao không gồm nhóm nào sau đây?

A. Trẻ em khuyết tật 

B. Trẻ em vi phạm pháp luật 

C. Trẻ em là con em gia đình nông dân 

D. Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ

Trả lời

C. Trẻ em là con em gia đình nông dân 

* Trẻ em khuyết tật, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ thuộc 14 Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về luật bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Luật bảo vệ trẻ em [2016] có hiệu lực từ ngày 1/6 quy định dưới đây

14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Luật trẻ em 2016

STT

Nhóm trẻ em

Đối tượng cụ thể

1

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ

· Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ không có người chăm sóc;

· Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nuôi dưỡng trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội;

· Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích;

· Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nhận chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải người thân thích, trừ trường hợp được nhận làm con nuôi.

2

Trẻ em bị bỏ rơi

· Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thế;

· Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thay thế.

3

Trẻ em không nơi nương tựa

· Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

· Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;

· Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

· Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

· Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội;

· Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

· Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em;

· Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội;

· Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

· Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

· Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em;

· Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.

4

Trẻ em khuyết tật

· Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng;

· Trẻ em khuyết tật nặng;

· Trẻ em khuyết tật nhẹ.

5

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS theo quy định pháp luật.

6

Trẻ em vi phạm pháp luật

· Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình;

· Trẻ em vi phạm pháp luật chưa xác định được nơi cư trú ổn định đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội;

· Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo;

· Trẻ em chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

7

Trẻ em nghiện ma túy

· Trẻ em nghiện ma túy trong cơ sở cai nghiện;

· Trẻ em nghiện ma túy đang áp dụng biện pháp cai nghiện, điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng.

8

Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

· Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phố cập giáo dục trung học cơ sở không có người chăm sóc;

· Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sống cùng cha, mẹ hoặc người chăm sóc.

9

Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực

Trẻ em bị bạo lực dẫn đến rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày theo kết luận của cơ quan giám định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người có chuyên môn được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em.

10

Trẻ em bị bóc lột

· Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động;

· Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm;

· Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm;

· Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.

· Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.

11

Trẻ em bị xâm hại tình dục

· Trẻ em bị hiếp dâm;

· Trẻ em bị cưỡng dâm;

· Trẻ em bị giao cấu;

· Trẻ em bị dâm ô;

· Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

12

Trẻ em bị mua bán

· Trẻ em bị mua bán trở về sống với cha, mẹ;

· Trẻ em bị mua bán trở về được nhận chăm sóc thay thế.

13

Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo

· Trẻ em thuộc hộ nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

· Trẻ em thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

14

Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

· Trẻ em là công dân Việt Nam di cư, lánh nạn trong nước chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc;

· Trẻ em có quốc tịch nước ngoài di cư, lánh nạn, tị nạn không có người chăm sóc;

· Trẻ em chưa xác định được quốc tịch, chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc di cư, lánh nạn, tị nạn vào Việt Nam.

12 tiếng t​ừ khi nhận tin trẻ bị xâm hại, chính quyền phải can thiệp

Điều 26 Nghị định 56/2017 hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em quy định, trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng. [Khoản 10 Điều 4 Luật trẻ em năm 2016]

Theo Điều 10 Luật trẻ em năm 2016, Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm những trường hợp sau:

  • Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
  • Trẻ em bị bỏ rơi;
  • Trẻ em không nơi nương tựa;
  • Trẻ em khuyết tật;
  • Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
  • Trẻ em vi phạm pháp luật;
  • Trẻ em nghiện ma túy;
  • Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
  • Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;
  • Trẻ em bị bóc lột;
  • Trẻ em bị xâm hại tình dục;
  • Trẻ em bị mua bán;
  • Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
  • Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Trẻ em là tương lai đất nước, là những thành phần cần được bảo vệ nhất trong xã hội. Có thể thấy, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng gặp khó khăn do những yếu tố khách quan tạo nên, là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa thể tự bảo vệ bản thân mình khỏi những tác động bên ngoài, chưa đủ nhận thức để điều khiển hành vi của chính mình. Pháp luật Việt Nam coi đây là đối tượng không có điều kiện phát triển như những người bình thường, cần có sự ưu tiên đặc biệt hơn.

Vì vậy, để đảm bảo quyền ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt, pháp luật Việt Nam thiết lập hệ thống những chính sách dành riêng cho đối tượng này gồm có chính sách chăm sóc sức khoẻ, chính sách trợ giúp xã hội, chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác.

Việc xây dựng, áp dụng các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần đáp ứng các nguyên tắc sau [Điều 5 và Điều 47 Nghị định 56/2017/NĐ-CP]:

  • Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
  • Không phân biệt đối xử với trẻ em.
  • Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
  • Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
  • Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương.
  • Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
  • Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  • Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

Theo quy định tại Điều 18 đến Điều 21 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định những chính sách dành riêng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như sau:

Về chính sách chăm sóc sức khỏe

Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Bổn phận của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016

Về chính sách trợ giúp xã hội

Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp, trợ giúp khác cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội.

Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được bảo vệ khẩn cấp

Về chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Về chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật trẻ em.

Video liên quan

Chủ Đề