Thế nào là vụ án dân sự có yếu to nước ngoài

Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài trong việc xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự

01/10/2003

Nguyễn Ngọc Khánh* Viện khoa học kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn

Ở Việt Nam cho tới nay, ngoài các Hiệp định quốc tế song phương đã ký kết, còn một số văn bản dướiluật điều chỉnh quan hệ tố tụng dân sự (TTDS) (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài như các Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, Pháp lệnh công nhận và thi hành tạiViệt Nam bảnán, quyết định dân sự của Toà ánnước ngoài, Trọng tài nước ngoài, một số Nghị định của Chính phủ, Thông tư liên ngành... Tuy nhiên, hầu hết những quy định trong các văn bản này còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, chưa thể hiện rõ ràng và đầy đủ những nội dung quan trọng của TTDS có yếu tố nước ngoài.Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường bị chậm trễ và kém hiệu quả. Trước tình hình đó, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ TTDS có yếu tố nước ngoài là rất cần thiết, nhất là khi Nhà nước ta đang tiến hành xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS).Dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận một thực tế là, những điều ướcquốc tế Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia khó có thểđiều chỉnh hết mọi vấn đề TTDS có yếu tố nước ngoài, thậm chí nếu có bao quát được hếtđi chăng nữa thì hiệu lực của điều ướcquốc tế cũng chỉ giới hạn trong phạm vi các nước tham gia ký kết mà thôi. Mặt khác, ngay cả trong trường hợpnhiều vấn đề TTDS có yếu tố nước ngoài đã được giải quyết trong các điều ước quốc tế thì thông thường, để có cơ chế thực thi, chúng cũng cần được chuyển hoá vào các văn bản pháp luật của mỗi quốc gia.Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần xây dựng đạo luật riêng về tư pháp quốc tế (bao gồm cả quan hệ dân sự và quan hệ TTDS có yếu tố nước ngoài) hay mỗi lĩnh vực khác nhau của tư pháp quốc tế sẽ do các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh? Xét trên phương diện lý thuyết, việc xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế là hợplogic, vì nó cho phép“điều chỉnh một cách có hệ thống và cụ thể mọi vấn đề tư pháp quốc tế. Một văn bản pháp luật như vậy không chỉ chứa đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh từng lĩnh vực khác nhau của tư pháp quốc tế mà còn tập hợp được cả những quy định chung về tư pháp quốc tế, không để tình trạngchúng được ghi nhận rảirác và trùng lắp tại các văn bản pháp luật khác nhau”1.Tuy nhiên, việc ban hành mộtđạo luật riêng về tư pháp quốc tế đòi hỏi đầu tư thời gian và vật chất rất tốn kém. Vì thế, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chúng ta nên theo khuynh hướng thứ hai, tức là trong cơ cấu của BLTTDS cần quy định một phần riêng điều chỉnh quan hệ TTDS có yếu tố nước ngoài.Qua tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và trên cơ sở tổng kết thực tiễn, chúng tôi cho rằng trong BLTTDS sắp tới vấn đề TTDS có yếu tố nước ngoài cần tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu dưới đây:

1.Địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trong TTDSNói đến địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trong TTDS làđề cập đến năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của họ được thể hiện như thế nào, do pháp luật nào điều chỉnh. Nghiên cứu pháp luật TTDS hiện hành cho thấy chúng ta chưa có điều luật nào trực tiếp điều chỉnh địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trong TTDS. Songđiều đó không có nghĩa là vấn đề này hoàn toàn không được đề cập đến trong pháp luật TTDS. Tại Điều 83 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định:“Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có quyền khởi kiện tại các Tòa án của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tham gia tố tụng theo quy định của Pháp lệnh này”. Như vậy, từ quyđịnh tại Điều 83 của Pháp lệnh, có thể suyđoán năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài cũng được xác định tương tựnhư năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của công dân, pháp nhân Việt Nam. Trong khi đó, nếu liên hệ đến quy định của Điều 831 và 832 của Bộ luật Dân sự (BLDS) lại thấy rằng pháp luật dân sự có cách tiếp cận khác trong việc xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. ở góc độ tiếp cận của BLDS, có thể thấy rằng năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được xác định dựa trên nguyên tắc chung của lý luận tư pháp quốc tế ư nguyên tắc áp dụng luật quốc tịch (lex patriae hay lex nationalis)2.

So sánh cách tiếp cận của BLDS và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trong việc điều chỉnh địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, chúng ta sẽ thấy rất rõ là giữa hai cách thức điều chỉnh có sự khác biệt đáng kể. Và chính sự khác biệtđó có thể dẫn tới một thực tế là người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài, mặc dù có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong quan hệ pháp luật nội dung, nhưng lại không được thừa nhận là có năng lực hành vi TTDS khi tham gia tố tụng. Nói cách khác, việc áp dụng quy định tại Điều 83 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự vô hình trung đã hạn chế phạm vi tác động của BLDS đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, và ngược lại.Để khắc phục điểm bất cập này, chúng tôi cho rằng, vấn đề địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trong TTDS cần được giải quyết theo hướng thừa nhận luật quốc tịch là căn cứ để xác địnhnăng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. Quy định như vậy vừa bảo đảm tính hài hoà giữa các chế định pháp luật có liên quan trong quan hệ dân sự và quan hệ TTDS có yếu tố nước ngoài, vừa tạo sự tương thích nhất định của pháp luật quốc gia với pháp luật các nước trong lĩnh vực tư pháp quốc tế.

2.Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Câu hỏi về thẩm quyền xét xử bao giờ cũng là một trong những câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cho Tòa án mỗi nước khi thụ lý vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo nguyên tắc chung, thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xácđịnh ở hai cấp độ: cấp độ quốc tế và cấp độ quốc gia. Mục tiêu ở cấp độ quốc tế là xácđịnh quốc gia mà Tòa án nước đó có đủ thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Mục tiêu ở cấp độ quốc gia là xác định một Tòa án cụ thể theo pháp luật của quốc gia đã được lựa chọn để trực tiếp thụ lý giải quyết vụ việc3. Tất nhiên, khác với thẩm quyền xét xử ở cấp độ quốc gia chủ yếuđược xác định trên cơ sở pháp luật quốc nội, thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở cấp độ quốc tế được xác định dựa trên cơ sở pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc gia nhập. Liên hệ đến các Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, vụ án kinh tế, tranh chấp lao động, chúng ta thấy các Pháp lệnh này đều không quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền ở cấp độ quốc tế tại một điều luật riêng biệt mà chỉ quy định những căn cứ xácđịnh thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với vụ việc dân sự nói chung. Do đó, thẩmquyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở cấp độ quốc tế chỉ có thể xácđịnh dựa trên những quy định chung về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ đối với các tranh chấp dân sự thông thường.Qua việc áp dụng các quy định chung về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ để giải quyết vấn đề xung đột quyền tài phán ở cấp độ quốc tế (tức là phân định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án các nước có liên quan), chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Thứ nhất, về vấn đề xác định thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoàiCó thể dễ dàng nhận thấy là, các căn cứ xác định thẩm quyền theo lãnh thổ quy định tại các Điều 13 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 14 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp laođộng, Điều 14, 15 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế mới chỉ giới hạn ở những quy tắc chung để áp dụng đối với vụ việc dân sự thông thường mà chưa thể hiệnđược tính đặc thù của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, trên thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp vướng mắc về thẩm quyền xét xử ở cấp độ quốc tế rất khó xử lý. Ví dụ, nếu lãnh thổ Việt Nam chỉ là nơi thực hiện một phần hợp đồng thì tranh chấp về toàn bộ hợp đồng có thể khởi kiện tại Toà án Việt Nam hay không? Cũng như vậy, Toà án Việt Nam có thể thụ lý để giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài phát sinh do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật hay không, nếu việc được lợi về tài sản đó xảy ra tại Việt Nam? Có rất nhiều câu hỏi mà chúng ta không thể giải đáp, nếu chưa có đầy đủcác quy định làm căn cứ xác định thẩm quyền xét xử chung của Toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Thứ hai, về vấn đề xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo quy định của Điều 13, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự vàĐiều 14, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụán kinh tế, thì nơi có bất động sản được xem là tiêu chí duy nhất để xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Chúng tôi cho rằng, cách tiếp cận đó của pháp luật TTDS vẫn còn điểm bất cập vì chưa bao quátđầy đủ những trường hợp tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Ví dụ, theo quy định của Điều 13 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và Điều 14 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, các bên có quyền thỏa thuận Tòa án nước ngoài giải quyết mọi tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, ngoại trừ tranh chấp liên quan đến bất động sản. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận yêu cầu Toà án nước ngoài giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài liên quanđến bí mật Nhà nước Việt Nam mà lẽ ra, đểbảo đảm chủ quyền quốc gia thì tranh chấpđó phải do Toà án Việt Nam xét xử? Rõ ràng,đây là một trong những vấn đề về thẩm quyền xét xử riêng biệt mà quy định của cácĐiều 13, 14 Pháp lệnh cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ câu trả lời. Điều đó chứng tỏ rằng việcáp dụng nguyên tắc phân định thẩm quyền xét xử theo nơi có bất động sản không thể giải quyết được triệt để vấn đề xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Namđối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.Từ những nhận xét trên cho thấy, về nguyên tắc, chúng ta có thể thừa nhận và áp dụng các quy định chung về thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự thông thường để xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở cấp độ quốc tế. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở phạm vi các quy định chung về thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự thông thường thì chưa đủ cơ sở pháp lý cần thiết để giải quyết vấn đề xung đột quyền tài phán ở cấp độ quốc tế vốn dĩ rất phức tạp và có nhữngđặc thù rất riêng của mình. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà pháp luật TTDS nhiều nước đều dành riêng một số điều luật quy định chi tiết và cụ thể về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.Liên quan đến vấn đề xung đột quyền tài phán ở cấp độ quốc tế, một thực tế đã, đang xảy ra và việc giải quyết nó cũng không phảiđơn giản. Đó là tình trạng có vụ việc dân sựđang được Toà án quốc gia này giải quyết nhưng đồng thời cũng được Toà án nước kia thụ lý, hay khi Toà án một quốc gia đã ra phán quyết có hiệu lực pháp luật nhưng sauđó nguyên đơn hoặc bị đơn lại khởi kiện tại Toà án quốc gia khác về chính vụ việc đó nhằm mục đích vô hiệu hoá phán quyết đã tuyên và để nhận được bản án có lợi hơn... Về cách thức giải quyết tình trạng này hiệnđang có hai xu hướng trái ngược nhau. Có một số ít quốc gia theo xu hướng thứ nhất thì cho rằng Toà án nước ngoài không khách quan và hay nghiêng về phía lợi ích của công dân, tổ chức nước ngoài, nên đối với họ, việc Toà án nước ngoài đã hoặc đang thụ lý vụ án không phải là yếu tố cần xem xét, cân nhắc. Các nước theo xu hướng thứ hai (như Liên bang Nga, Đức, Việt Nam, Ba Lan, Cộng hoà Séc...) lại cho rằng trong điều kiện hợp tác và hội nhập hiện nay, việc giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài cần quan tâm đếnchủ quyền quốc gia và lợi ích của những nước có liên quan, do đó, Toà án trong nước sẽ đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hoặc trả lại đơn kiện, nếu trướcđó vụ việc đã được Toà án nước ngoài thụ lý giải quyết, và ngược lại. Ví dụ, tại Điều 18 của Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và Liên bang Nga có quy định:“nếu theo quy định của Hiệp định này, cơ quan tư pháp của cả hai bên ký kết đều có thẩm quyền về một số vấn đề nào đó mà vụ việcđã được khởi kiện tại cơ quan tư pháp của bên ký kết này, thì cơ quan tư pháp tương ứng của bên ký kết kia sẽ không có thẩm quyền nữa”. Tuy nhiên, đến đây cũng xin nói rõ thêm là tình trạng“Toà án hai quốc gia song song tiến hành xét xử cùng một vụ án”mới chỉ được giải quyết trên cơ sở một số Hiệpđịnh tương trợ tư pháp song phương nhưng dường như chưa được đề cập một cách thoảđáng trong các văn bản pháp luật hiện hành. Việc bỏ trống vấn đề này trong luật quốc nội chắc chắn sẽ gây khó khăn không nhỏ không những cho Thẩm phán Việt Nam mà còn cho cả Thẩm phán các nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam trong trường hợp phát sinh xung đột về thẩm quyền xét xử.Với những suy nghĩ trên đây, chúng tôi cho rằng BLTTDS cần xây dựng mới quy định về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo hướng:

- Quy định đầy đủ và rõ ràng các căn cứ xácđịnh thẩm quyền của Toà án Việt Nam ở cấpđộ quốc tế trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Từ đó xây dựng những quy tắc phù hợp để xác định loại vụ việc nào các bên có thể thoả thuận lựa chọn Toà án giải quyết, loại vụ việc nào thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam.

-Quy định rõ hậu quả pháp lý (về mặt tốtụng) trong trường hợp vụ việc dân sự đã hoặc đang được Toà án nước ngoài giải quyết, cụ thể là: Toà án Việt Nam trả lại hoặc không thụ lý đơn kiện, nếu trước đó vụ việc đãđược Toà án nước ngoài thụ lý giải quyết và nếu phán quyết về vụ việc đó phải được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Việt Nam.

3.áp dụng pháp luật nước ngoài trong TTDS

Trong quá trình xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thì một trong những vấn đề thường xuyên được đặt ra đối với Thẩm phán là vấn đề cần áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết tranh chấp, pháp luật của nước có Toà án thụ lý hay pháp luật nước ngoài có liên quan? Tìm câu trả lời cho vấn đề này, các cơ quan xét xử bao giờ cũng xem xét trên cơ sở dẫn chiếu các quy phạm xung đột quy định trong các điều ước quốc tế hoặc trong luật quốc gia của mỗi nước. Chẳng hạn, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng thông thường sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại (lex loci delicti comư missi), hay đối với nội dung hợp đồng thì việc lựa chọn pháp luật áp dụng lại do các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí (lex voluntatis), còn nếu các bên không có thoả thuận, thì áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng (lex loci solutions)...Việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột là mộtđặc thù của tư pháp quốc tế. Thực tiễn và lý luận tư pháp quốc tế đã chỉ ra rằng nếu Toàán của các quốc gia chỉ thiên vị áp dụngpháp luật nước mình để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà không tínhđến việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong những trường hợp nhất định là hợp lý và phùhợp với trật tự công cộng thì việc giải quyết tranh chấp nhiều khi mang lại kết quả không công bằng và thoả đáng. Vì thế, các quốc giađều thừa nhận và cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài4.Nghiên cứu pháp luật dân sự Việt Nam cho thấy, tuy các quy phạm xung đột quy định tại Phần thứ bảy BLDS“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”còn có điểm bất cập, nhưng ở mức độ nhất định đã thừa nhận việcáp dụng pháp luật nước ngoài. Nhưng đáng tiếc là những quy phạm xung đột dẫn chiếuđến việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ có giá trị thực sự về mặt lý thuyết. Vì rằng, từ khi ban hành BLDS đến nay, Tòa án Việt Nam chưa bao giờ áp dụng pháp luật quốc gia khác để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, mà lẽ ra, việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột đã có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp. Bởi thế, nhiều ý kiến cho rằng, ý nghĩa thực tiễn của những quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài rất bị hạn chế, người ta dường như chỉ khai thác chúng chủ yếu dưới góc độ nghiên cứu, giảng dạy về Tư pháp quốc tế tại các viện nghiên cứu và các trường đại học5. Thiết nghĩ,để tránh tình trạng những quy định này chỉtồn tại trên lý thuyết và cũng để góp phần“chuyển hoá pháp luật nội dung thành hiện thực”, thì việc phải làm không chỉ đơn giản là sửa đổi BLDS, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc dựa vào các điều ước quốc tế mà điều cốt yếu là pháp luật tố tụng phải có cơ chế khả thi cho việc Toà án Việt Namáp dụng pháp luật nước ngoài. Để đạt được mục đích đó, BLTTDS cần bổ sung một sốđiều nhằm quy định rõ ràng những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài, cụ thể như sau:

-Quy định nguyên tắc chung là Toà án áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở luật quốc gia và Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;

-Quy định chặt chẽ thủ tục áp dụng pháp luật nước ngoài trong TTDS theo hướng: Toàán áp dụng pháp luật nước ngoài phải trên cơ sở phù hợp với cách giải thích cũng như thực tiễn xét xử tại quốc gia ban hành luật nước ngoài, nếu hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết xác định nội dung pháp luật nước ngoài, Toà án có thể, theo trình tự, thủ tục do luậtđịnh, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của quốc gia nước ngoài cung cấp thông tin, tài liệu về pháp luật nước ngoài.

*

* *

Ngoài các vấn đề nêu trên, những vấn đề về uỷ thác tư pháp trong TTDS có yếu tố nước ngoài, địa vị pháp lý của Nhà nước nước ngoài, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ TTDS quốc tế và đặc điểm phát triển kinh tế ư xã hội của Việt Nam./.