Theo triết học mác lênin phạm trù ngẫu nhiên là

-     Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

+ Khái niệm tất nhiên dùng để chỉ cái xuất phát từ bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật; do vậy, nó luôn có tính tất định [trong một điều kiện xác định nó nhất định phải xảy ra như thế mà không thể khác].

+ Khái niệm ngẫu nhiên dùng để chỉ cái xảy ra do sự tác động của hoàn cảnh môi trường đến quá trình biểu hiện của cái tất nhiên; do vậy, nó khiến cho cái tất nhiên có thể biểu hiện ra trong thực tế thành tính đa khả năng [có thể xảy ra như thế này hay thế khác theo sự biến thiên của những điều kiện khác nhau].

Ví dụ, xét một vật rơi tự do: xuất phát từ bản chất [quy luật] tương tác hấp dẫn của trái đất đối với nó, khiến cho nó nhất định rơi vào trái đất [cái tất nhiên]; nhưng do điều kiện tác động của các nhân tố hợp thành môi trường rơi của nó khiến cho đường rơi của nó có thể diễn ra theo nhiều khả năng khác nhau [cái ngẫu nhiên].

-     Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định, còn cái ngẫu nhiên làm cho sự biểu hiện của cái tất nhiên trở nên phong phú. Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn, điều quan trọng nhất, trước hết cần phải phát hiện và hành động theo cái tất nhiên. Tuy nhiên, cũng cần phải xét đến những khả năng biến đổi của các nhân tố tạo thành hoàn cảnh thực tế trong quá trình vận động của sự vật.

Ví dụ, theo quy luật khách quan thì xã hội loài người tất nhiên sẽ vận động theo chiều hướng đi lên, nhưng quá trình đó lại không phải là con đường thẳng mà trái lại, nó là con đường phức tạp, quanh co, bao hàm cả những bước thụt lùi trong một bối cảnh cụ thể do sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau đến tiến trình ấy.

+ Không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý tách rời nhau: cái tất nhiên được biểu hiện ra trong hiện thực thông qua cái ngẫu nhiên. Trong trường hợp này có thể nói: cái tất nhiên xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên mà biểu hiện tính tất yếu theo quy luật của nó. Bởi vậy, trong mỗi cái ngẫu nhiên đều bao hàm trong nó ít hay nhiều tính tất nhiên. Vì thế, để nhận thức cái tất nhiên nào đó, có thể thông qua việc nghiên cứu cái ngẫu nhiên.

Ví dụ, trên cơ sở thống kê tập hợp số lượng lớn nhiều cái tất nhiên sẽ có thể rút ra kêt luận về tính tất nhiên [đây cũng là một cơ sở khách quan của phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu khoa học].

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi; cái trong quan hệ này là tất nhiên thì trong một, quan hệ khác lại có thể là ngẫu nhiên. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể khi phân tích xác định cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên.

Ví dụ, trong các xã hội chưa có sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ thì sự trao đổi hàng hoá chưa có tính tất yếu, nhưng khi quan hệ đó đã phát triển thì việc trao đổi hàng hoá lại trở thành cái có tính tất yếu [xuất phát từ các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá].

Loigiaihay.com

IV. TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN. 1. Định nghĩa. Tất nhiên [tất yếu] là do cái bản chất, do những nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định nó sẽ xảy ra đúng như thế chứ không thể khác được. Ví dụ: + Xã hội có sự phân chia ra thành giai cấp đối kháng thì nhất định phải có đấu tranh giai cấp. + Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản tất nhiên dẫn tới cuộc cách mạng vô sản và dẫn đến nền chuyên chính vô sản là điều tất yếu. + Là nhà Tư bản thì nhất thiết phải bóc lột công nhân đó là tất yếu. + Giống tốt, mạ khỏe, nước đủ, phân nhiều, chăm sóc chu đáo thì năng suất lúa cao đó là tất nhiên. - Ngẫu nhiên: là cái không do bản chất mối liên hệ bên trong quy định mà do những mối liên hệ bên ngoài. Do đó có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra, cũng có thể xuất hiện như thế này cũng có thể như thế khác. Ví dụ: + Lấy lại ví dụ nhà tư bản nhất thiết phải bóc lột [đó là điều tất nhiên]. Cái ngẫu nhiên ở đây là: nhà tư bản có thể bóc lột công nhân sản xuất vải sợi, có thể công nhân sản xuất ra bóng đèn… thì đó lại là ngẫu nhiên. + Những yếu tố làm cho năng suất lúa tăng cao cũng có thể do sâu rầy, bão tố ập tới thì mất trắng đó lại là ngẫu nhiên. + Học tập chăm chỉ, phương pháp học tốt, nắm chắc kiến thức cơ bản ứng dụng nhiềutrong thực tế thì sẽ đạt được kết quả tốt đó là điều tất nhiên. Nhưng đến mùa thi ở nhà lại báo một vài tin buồn gì đó làm ảnh hưởng tới tư tưởng … Kết quả kém đi [điều này là ngẫu nhiên].Chú ý: So sánh phạm trù tất nhiên với bản chất, với cái chung, cái phổ biến. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. - Trong quá trình phát triển của sự vật, cái tất nhiên đóng vai trò quan trọng, nó có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật. Cái ngẫu nhiên cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển đó làm cho nó diễn ra nhanh hay chậm, đạt được kết quả tốt hay xấu. - Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan trong sự thống nhất hữu cơ với nhau được thể hiện: cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường cho mình đi qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên và nó cũng bổ sung cho cái tất nhiên. Ví dụ: Ăng Ghen đưa ra ví dụ: Sự xuất hiện của các nhân vật xuất sắc trong lịch sử đó là điều tất nhiên… nhưng những nhân vật lịch sử đó là ai lại là ngẫu nhiên, không phát hiện được người này thì phát hiện được người khác. Phân nhiều, nước đủ, giống tốt… tất nhiên sẽ được mùa. Ngược lại gặp thiên tai như bão, hạn hán… mất mùa đó lại là ngẫu nhiên. - Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối vì trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau, tất nhiên thành ngẫu nhiên và ngược lại. Ví dụ:

+ Một anh hùng nào đó xuất hiện trong một phong trào của quần chúng -> đó là ngẫu nhiên đối với phong trào nhưng đối với bản thân người đó thì lại là tất nhiên qua quá trình rèn luyện, học tập, tu dưỡng gắn liền với những hoạt động thực tiễn. [Cho một vài ví dụ ở trong lớp, trong trường]

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên chuyển hóa cho nhau: * Trong cuộc cách mạng công nghệ một vài sáng kiến nhỏ lúc đầu xuất hiện nó cũng chỉ là ngẫu nhiên, nhưng trong quá trình phổ biến cho học tập nhân sáng kiến đó ra, áp dụng một cách phổ biến thì nó lại trở thành tất nhiên. * Trong xã hội cũ những phong tục tập quán hủ bại như ma chay, cưới xin… cái đó là tất nhiên đối với xã hội cũ. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếp sống văn minh mà còn phong tục hủ bại ở nơi nào đó thì nó mang tính chất cá biệt ngẫu nhiên mà thôi. 3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận. - Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên vì nó là những yếu tố, bản chất, nguyên nhân bên trong của các sự vật và hiện tượng. [Hiểu được tính tất nhiên có nghĩa là đã nắm được quy luật khách quan của quá trình]. - Cái tất nhiên bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua cái ngẫu nhiên và bao giờ cũng vạch đường đi cho mình qua vô số những cái ngẫu nhiên. Vì vậy chúng ta chỉ có thể nhận thức, vạch ra được cái tất nhiên qua rất nhiều cái ngẫu nhiên. - Tìm hiểu tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật là quan trọng nhưng không thể coi thường cái ngẫu nhiên. Các hiện tượng ngẫu nhiên có ảnh hưởng tới quá trình tất nhiên của sự vật, chúng ta có thể vận dụng những ngẫu nhiên xảy ra có lợi để thúc đẩy quá trình và có thể hạn chế những ngẫu nhiên có hại cản trở quá trình phát triển của sự vật.

- Trong cơ chế thị trường thì việc tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là tất yếu. Nhưng tồn tại như thế nào, trong những giai đoạn lịch sử nào thì lại là điều kiện ngẫu nhiên định hướng sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Những thành phần kinh tế nào tồn tại, vận động như thế nào thì do tính chất xã hội quy định, mỗi nước quy định đây là điều ngẫu nhiên.

[Last Updated On: 15/01/2022]

Các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các bộ phận trong chúng xuất hiện không giống nhau. Có mối liên hệ do bản chất của sự vật, hiện tượng quy định, từ đó sinh ra phạm trù tất nhiên. Có mối liên hệ do sự gặp nhau của những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài quyết định, vì vậy chúng có thể xuất hiện mà cũng có thể không xuất hiện, từ đó sinh ra phạm trù ngẫu nhiên. Do đó, khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính không đơn nghĩa, không ngang giá trị của các mối liên hệ khác nhau vốn có ở sự vật, hiện tượng nên phân loại chúng thành nhóm các mối liên hệ nhất định phải xảy ra như thế [tất nhiên] và nhóm các mối liến hệ có thể xảy ra, có thể không xảy ra, xảy ra thế này hay xảy ra thế khác [ngẫu nhiên].

+ Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.

+ Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.

– Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan trong sự thống nhất hữu cơ thể hiện ở chỗ, tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.

– Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò nhất định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng; nhưng tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên có thể làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hay chậm.

– Tuy mỗi sự vật, hiện tượng đều có tất nhiên và ngẫu nhiên, nhưng trong quá trình vận động và phát triển, thông qua mối liên hệ này thì đó là ngẫu nhiên, còn thông qua những mối liên hệ khác thì đó là tất nhiên và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Ph.Ăngghen viết, “Cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần tuý cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu”, do vậy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối, từ đó cần tránh quan niệm cứng nhắc về tất nhiên, ngẫu nhiên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng.

– Tất nhiên có mối liên hệ với cái chung, nhưng cái chung không phải lúc nào cũng là tất nhiên, bởi cái chung có thể thể hiện vừa trong hình thức của tất nhiên vừa trong hình thức của ngẫu nhiên.

Ý nghĩa phương pháp luận.

Thứ nhất, tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan.

Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần tuý nên trong hoạt động nhận thức chỉ có thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua.

Thứ ba, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi; do vậy, không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.

Thứ tư, ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tao ra điều kiện thuận lợi để “biến” ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên.

Video liên quan

Chủ Đề