Thuốc điều trị viêm loét giác mạc

Trang chủCác tình trạng mắtTình trạng mắt từ A-Z

Loét giác mạc thường xảy ra dưới dạng mắt đỏ, đau, có tiết dịch từ nhẹ đến nặng và giảm thị lực.

Tình trạng do nhiễm trùng cục bộ của giác mạc, tương tự như một áp xe.

Nguyên nhân loét giác mạc

Hầu hết các trường hợp loét giác mạc là do nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào giác mạc — thường xảy ra sau thương tổn, chấn thương hoặc tổn thương khác ở mắt.

Người đeo kính áp tròng đặc biệt dễ bị kích ứng mắt, có thể dẫn đến loét giác mạc. Kính áp tròng có thể cọ xát vào bề mặt mắt, tạo ra tổn thương nhẹ cho biểu mô có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt.

Nếu quý vị là người đeo kính áp tròng, quý vị có thể tăng cơ hội tránh bị loét giác mạc bằng cách thực hành vệ sinh tốt như là rửa tay trước khi tiếp xúc với tròng kính và làm theo các mẹo an toàn khác.

Bên cạnh nhiễm trùng do vi khuẩn, các nguyên nhân khác gây ra loét giác mạc là nấm và ký sinh trùng, chẳng hạn như:

  • Fusarium. Những loại nấm này có liên quan đến đợt bùng phát viêm giác mạc do nấm ở những người đeo kính áp tròng đã sử dụng một số loại dung dịch kính áp tròng nhất định. Hiện đã bị rút bỏ khỏi thị trường, dung dịch kính áp tròng này trước đây đã không thể ngăn ngừa được loại nhiễm trùng này.

  • Acanthamoeba. Những ký sinh trùng phổ biến này có thể xâm nhập vào mắt và gây ra viêm giác mạc do Acanthamoeba, một bệnh nhiễm trùng mắt rất nghiêm trọng có thể dẫn đến sẹo giác mạc và mất thị lực vĩnh viễn. Vi sinh vật Acanthamoeba thường được tìm thấy trong nước máy, bể bơi, bồn tắm nước nóng và các nguồn nước khác.

    Những người đeo kính áp tròng không tháo tròng kính trước khi bơi sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị loét giác mạc do viêm giác mạc do Acanthamoeba. [Bài viết "Quý vị có thể bơi khi đang đeo kính áp tròng không?" có các mẹo hữu ích cho những người đeo kính áp tròng dành nhiều thời gian ở dưới nước.]

Một nguyên nhân khác gây loét giác mạc là do nhiễm virus herpes simplex [herpes ở mắt], có thể làm tổn thương bên ngoài và đôi khi thậm chí là các lớp sâu hơn của bề mặt mắt.

Các nguyên nhân cơ bản khác gây ra loét giác mạc là khô mắt, dị ứng mắt nặng và nhiễm trùng toàn thân lan rộng. Rối loạn hệ miễn dịch và các bệnh viêm nhiễm như bệnh đa xơ cứng và bệnh vẩy nến cũng có thể dẫn đến loét giác mạc.

Đánh giá và điều trị loét giác mạc

Bước quan trọng nhất nếu quý vị nghi ngờ quý vị bị loét giác mạc là đến gặp chuyên gia chăm sóc mắt ngay lập tức. Nếu không, loét giác mạc không được điều trị có thể dẫn đến mất thị lực nặng và thậm chí mất mắt.

Nếu bác sĩ của quý vị nghi ngờ rằng vi khuẩn là nguyên nhân gây ra loét giác mạc của quý vị, thông thường điều trị bằng cách sử dụng thường xuyên thuốc kháng sinh tại chỗ, có hoặc không có các lần cấy ban đầu.

Vị trí và kích thước của vết loét sẽ xác định nhu cầu cấy. Hầu hết các chuyên gia chăm sóc mắt khám bệnh nhân bị loét giác mạc từ một đến ba ngày một lần, tùy thuộc vào mức độ nặng của tình trạng này.

Nếu vết loét ở trung tâm giác mạc, tình trạng này thường mất nhiều thời gian hơn để khỏi và thị lực có thể bị giảm vĩnh viễn do sẹo. Thật không may, tổn thương vĩnh viễn và mất thị lực có thể xảy ra ngay cả khi tình trạng bệnh được xác định và điều trị sớm.

Nếu quý vị từng bị chấn thương mắt, chuyên gia chăm sóc mắt của quý vị có thể nghi ngờ quý vị bị loét do viêm giác mạc do nấm, đặc biệt khi mắt quý vị gặp phải chất hữu cơ như là từ cành cây.

Trong hầu hết các trường hợp của loại loét giác mạc này, mắt đã bị tổn thương bởi các bệnh lý có sẵn, chẳng hạn như rối loạn miễn dịch.

Viêm giác mạc do nấm chỉ có thể được chẩn đoán bằng đánh giá trên kính hiển vi đối với các bệnh phẩm nhuộm đặc biệt hoặc nuôi cấy. Điều trị bằng thuốc chống nấm, đôi khi cả bôi tại chỗ cho mắt và uống, tùy thuộc vào mức độ nặng của vết loét. Tiên lượng cho thị lực tốt phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

Ngay cả khi được phát hiện sớm và xử trí đúng cách, một số trường hợp loét giác mạc sẽ cần phải ghép giác mạc [tạo hình giác mạc xâm nhập].

Trang được xuất bản trong Tháng 8 2021

Trang được cập nhật trong Tháng 8 2021

Viêm giác mạc do vi khuẩn [bacterial keratitis] là hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm trên giác mạc do vi khuẩn, có thể gây hoại tử mất tổ chức giác mạc. Đây là một nguyên nhân thường gặp gây mù loà.

NGUYÊN NHÂN

Các loại vi khuẩn thường gặp gây viêm loét giác mạc:

Vi khuẩn Gram-dương: Tụ cầu [Staphylococcus aureus], phế cầu [Steptococcus pneumoniae], Staphylococcus epidermidis, Mycobacterium, Nocardia…

Vi khuẩn Gram-âm: Trực khuẩn mủ xanh [Pseudomonas aeruginosa],

Moraxella, trực khuẩn cúm [Hemophilus influenzae]…

TRIỆU CHỨNG

Lâm sàng

Triệu chứng cơ năng:

Đau nhức mắt, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.

Nhìn mờ hơn, có thể chỉ cảm nhận được ánh sáng.

Triệu chứng thực thể:

Kết mạc cương tụ rìa.

Trên giác mạc có một ổ loét ranh giới không rõ, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại tử bẩn. Khi nhuộm giác mạc bằng fluorescein 2% ổ loét sẽ bắt màu xanh, nếu ổ loét hoại tử nhiều sẽ có màu vàng xanh.

Giác mạc xung quanh ổ loét bị thẩm lậu.

Mống mắt cũng có thể bị phù nề, mất sắc bóng. Đồng tử thường co nhỏ, có thể dính vào mặt trước thể thuỷ tinh, tuy nhiên khó quan sát.

Cận lâm sàng

Lấy bệnh phẩm là chất nạo ổ loét để làm các xét nghiệm sau:

Soi tươi: Thấy có vi khuẩn.

Soi trực tiếp: Xác định vi khuẩn Gram-dương hay Gram-âm.

Nuôi cấy vi khuẩn: Xác định được các loại vi khuẩn gây bệnh: Tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh... Nếu có điều kiện có thể kết hợp làm kháng sinh đồ để xác định kháng sinh điều trị phù hợp.

ĐIỀU TRỊ BẰNG KHÁNG SINH

Nguyên tắc chung

Cần phải tìm được vi khuẩn gây bệnh và điều trị bằng kháng sinh nhạy cảm với loại vi khuẩn đó [dựa vào kháng sinh đồ], nếu không xác định được loại vi khuẩn gây bệnh cần phải dùng kháng sinh phổ rộng.

Điều trị bằng thuốc tra mắt là chính, có thể kết hợp với dùng đường toàn thân.

Phối hợp điều trị triệu chứng và biến chứng.

Điều trị cụ thể

Thuốc tra mắt:

Nếu do vi khuẩn Gram-âm: Dùng tobramycin, neomycin sulfat, polymyxin B.

Nếu do vi khuẩn Gram-dương: Dùng nhóm fluoroquinolon thế hệ 2 [ofloxacin] hoặc thế hệ 3 [levofloxacin] hoặc thế hệ 4 [moxifloxacin, gatifloxacin]. Nhóm này có phổ kháng khuẩn rộng nên có thể dùng điều trị cả vi khuẩn Gram-âm.

Cách dùng: Ngày đầu có thể tra mắt liên tục cách nhau 30 phút, những ngày sau tra mắt 10 lần/ ngày.

Thuốc uống: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau:

Cefuroxim acetil 250 mg ngày uống 2-3 viên chia 2 lần, trong 5 - 7 ngày.

Ofloxacin 0,2 g ngày uống 2 viên chia 2 lần, trong 5 - 7 ngày.

Trường hợp nặng có thể dùng phối hợp hai nhóm thuốc.

Truyền rửa mắt liên tục trong những trường hợp nặng bằng kháng sinh + ringerlactat: Thường dùng: Gentamycin 80 mg x 2 ống pha với 100 ml ringer lactat truyền rửa mắt 1-2 lần/ngày.

DỰ PHÒNG

Luôn giữ gìn mắt sạch sẽ, tránh những chấn thương vào mắt.

Khi bị chấn thương trên giác mạc cần phải phát hiện và điều trị kịp thời bằng các thuốc sát khuẩn tra mắt để phòng biến chứng viêm loét giác mạc do vi khuẩn.

Cần phải điều trị các bệnh mắt là yếu tố thuận lợi gây viêm loét giác mạc: lông quặm, lông xiêu, hở mi…

Bệnh viêm giác mạc là một tình trạng khá phổ biển nhiều người mắc phải, nhưng nếu chủ quan để tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể gây nên những tổn thương làm giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Bài chia sẻ hôm nay sẽ mang đến cho bạn đọc một số cách chữa viêm loét giác mạc hiệu quả nhất để tránh những hậu quả đang tiếc xảy ra đối với những ai đang bị căn bệnh này.

Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập.. Viêm giác mạc và viêm loét giác mạc gây giảm thị lực và là nguyên nhân gây mù lòa. Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi lao động nên ảnh hưởng đến năng suất lao động, hoạt động sản xuất [viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh thường gặp trong chấn thương nông nghiệp]. Về phương diện giải phẫu bệnh lý, tổn thương viêm nhiễm ở giác mạc được chia thành 2 loại viêm giác mạc và viêm loét giác mạc. - giác mạc: hiện tượng các tế bào viêm xâm nhập vào các lớp của giác mạc, không có hiện tượng hoại tử. Viêm có thể ở lớp nông [biểu mô giác mạc] hoặc ở lớp nhu mô giác mạc [viêm giác mạc sâu].

- Viêm loét giác mạc: là hiện tượng các tổ chức của giác mạc bị hoại tử mất chất, tạo thành một ổ loét thực sự.


Loét giác mạc là biểu hiện các tổ chức của giác mạc bị hoại tử mất chất

2.1. Chấn thương Loét giác mạc thường xuất hiện sau một chấn thương gây tổn hại lớp tế bào biểu mô ở bề mặt của giác mạc. Chấn thương có thể từ sinh hoạt hằng ngày như bụi, mảnh kính vỡ, côn trùng cắn, bị tai nạn chấn thương vùng mắt hoặc trong sản xuất công – nông nghiệp như bị lúa, lá mía văng vào mắt, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm loét giác mạc.   Khi bị vật lạ tiếp xúc vào mắt như cát, bụi, hơi cay, tia lửa hàn, ... nếu xử trí không đúng cách như cố dụi mắt hoặc dùng tay bấu móc lấy dị vật  ra ngoài sẽ càng làm cho giác mạc tổn thương nặng và dễ gây viêm, rách hoặc loét giác mạc. Do đó, trong tình huống này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, chuyên khoa mắt hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

2.2. Dùng kính áp tròng không đúng cách

Người sử dụng kính áp tròng thường thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh loét giác mạc khi không thực hiện đúng kỹ thuật hướng dẫn về việc mang kính, làm vệ sinh, khử trùng khi sử dụng cũng như bảo quản kính.

2.3. Virus, vi khuẩn, vi nấm

Vết loét bị nhiễm trùng thường do sự tấn công của các loại vi khuẩn [tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh, Moraxella,.], do nấm [Aspergillus Fumigatus, Fusarium Solant, Candida Albicans, Histoblasma,..], do virus [Herpes Simplex, Herpes Zoster] hoặc do ký sinh trùng [Acanthamoeba].

2.4. Tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid

Nguyên nhân gây viêm loét giác mạc do lạm dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid là do tâm lý chủ quan của người bệnh. Hiện nay, tại các hiệu thuốc có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid được bán tràn lan. Việc tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc dùng khi giác mạc đã bị tổn thương sẽ khiến cho tình trạng viêm loét trầm trọng hơn và gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. 

2.5. Do bệnh mắt khác

Tổn thương giác mạc cũng có thể do bệnh tại mắt như bệnh đau mắt đỏ [lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt] không được điều trị để bệnh kéo dài gây tổn thương nghiêm trọng lên giác mạc.

2.6. Mắt thiếu dinh dưỡng

Mắt không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và các bộ phận của mắt không khỏe mạnh chính là một trong những nguyên nhân gây viêm loét giác mạc. Khi mắt thiếu dinh dưỡng, mắt dễ bị các yếu tố bên ngoài tấn công, điển hình như tình trạng khô mắt do thiếu dưỡng chất, mắt mệt mỏi khi điều tiết quá nhiều…

3. Những triệu chứng của viêm loét giác mạc

Đau nhức mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau [ánh sáng, va chạm]. - Chảy nước mắt: Khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành vi mắt nước mắt sẽ chảy ràn rụa.  - Chói, sợ ánh sáng: Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt. - Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh. - Mắt đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen. - Xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc.

- Thị lực giảm sút. Nguyên nhân của thị lực giảm sút tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

- Nước mắt chảy nhiều, thị lực giảm, mờ mắt.

- Một số trường hợp nặng giác mạc có đốm trắng đục, xuất hiện đỏ quanh vùng rìa kết mạc.

Bệnh viêm loét giác mạc nếu tiến triển nặng, vết loét càng rộng sẽ dẫn đến biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua, giảm thị lực thậm chí mù lòa nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.

4. Cách chữa viêm loét giác mạc Ở bệnh viện chuyên khoa

► Điều trị nội khoa. Điều trị viêm loét giác mạc, dù do nguyên nhân gì, cũng tuân theo nguyên tắc chung: Chống viêm đặc hiệu [kháng sinh] và không đặc hiệu [kháng viêm không có steroid].

- Viêm loét giác mạc do vi khuẩn: cần dùng kháng sinh tuỳ theo nguyên nhân hoặc phổ rộng [Oflovid, okacin, gentamycin,...]

- Viêm loét giác mạc do virut: cần dùng thuốc chống virut đặc hiệu [Triherpin, Zovirax…].

- Viêm loét giác mạc do nấm: cần dùng thuốc chống nấm đặc hiệu [Natacin, Ketakonazol, Sporal,…]. Chấm Lugol 5% ổ loét.

- Phòng chống dính bờ đồng tử vào mặt trước thể thuỷ tinh: tra Atropin 1-4%, nếu đồng tử không dãn thì phối hợp Atropin 1% và Adrenalin 0,1% tiêm dưới kết mạc 4 điểm sát rìa giác mạc với liều lượng 0,1ml.

- Dinh dưỡng giác mạc: Tra dầu A và uống vitamin A, CB2.

Nếu giác mạc dọa thủng hoặc thủng cần cho thuốc hạ nhãn áp [uống acetazolamid]. Giảm đau, an thần. Chống chỉ định dùng corticoid.

► Điều trị ngoại khoa

Ghép giác mạc. Rửa mủ tiền phòng.

Khoét bỏ nhãn cầu, múc nội nhãn: khi bệnh tiến triển nặng, điều trị nội khoa không kết quả.

5. Phòng ngừa viêm loét giác mạc

Cần tuyên truyền cho bệnh nhân ý thức trong việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động.
Cần điều trị các bệnh mắt có nguy cơ gây viêm loét giác mạc:
Mổ quặm.
Điều trị khô mắt do thiếu vitamin A.
Chăm sóc mắt trong các trường hợp liệt dây thần kinh VII, III, V.
Cần điều trị các bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm loét giác mạc.

Khi bị viêm loét giác mạc, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bị nhiễm trùng mắt hoặc ngay sau khi mắt bị chấn thương. Bệnh nặng sẽ để lại di chứng về sau dù có được điều trị tốt. Do đó, quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh đúng cách: – Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động để bảo vệ mắt khi làm việc như đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, khi tiện, hàn,… – Mang kính mát khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi cát, bụi và hạn chế sự tiếp xúc của mắt với tia cực tím. – Điều trị tốt và dứt điểm các bệnh mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm loét giác mạc. – Không dùng tay dụi mắt, không tự lấy dị vật khi có vật lạ xâm nhập vào mắt, nên đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để kiểm tra và lấy dị vật dưới kính hiển vi bởi các bác sĩ chuyên khoa. – Cung cấp đủ vitamin A cho mắt và chớp mắt thường xuyên để tránh khô mắt.

– Đeo kính áp tròng đúng cách và vệ sinh kính sạch sẽ cả trước và sau khi đeo. Khi có tình trạng cộm xốn, đau nhức cần đi mha 1 bác sĩ để kiểm tra

Phòng và hỗ trợ điều trị viêm loét giác mạc bằng thuốc bổ mắt Eye Aid


EyeAid+ là sản phẩm đặc biệt của hãng Health Care chuyên bổ dưỡng cho đôi mắt của ban. Đây là sản phẩm 100% các thành phần được chiết suất từ thảo dược quý bổ dưởng cho mắt. Sản phẩm này bao gồm các thành phần Lutein, Biberry, Citrus, Bioflavonoids và Zeaxanthin Lsomers là những thảo dược quý hiếm bổ dưỡng cho mắt.

Công dụng của thuốc bổ mắt Eye Aid

- Lutein là một loại Carotenoid cực kỳ quan trọng  để duy trì và bảo vệ võng mạc khỏe mạnh, giúp chống thoái hóa điểm vàng    - Bilberry-là chất dinh dưỡng quan trọng chiết xuất từ cây Việt quất hỗ trợ điều trị mọi bệnh lý về mắt như rối loạn hình ảnh, màu sắc, đặc biệt giúp mắt thích nghi với điều kiện thiếu ánh sáng như buổi tối, tăng tưới máu và đậm độ oxy đến mắt. - Cung cấp collagen giúp trẻ hóa các vi mạch nuôi dưỡng cho mắt  - Citrus Bioflavonoids là hợp chất có hoạt tính sinh học cao chiết xuất từ thảo dược có tác dụng  hợp đồng chống oxy hóa mạnh, tăng cường vi tuần hoàn,  chống viêm và củng cố hệ thống miễn dịch - Zeaxanthin  là một chất chống oxy hóa carotenoid và được tập trung ở điểm vàng của mắt cùng với lutein. Các thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ  hàm lượng...

=> vậy bổ sung  sản phẩm Eye Aid hàng ngày là hữu ích để bảo vệ mắt, chống viêm loét giác mạc


 


Thuốc bổ mắt Eye Aid

Xem thêm >>> Thuốc bổ mắt Eye Aid
* Lưu ý:

– Bệnh nhân loét giác mạc không nên băng kín mắt vì sẽ tạo điều kiện nóng ẩm, giúp vi khuẩn phát triển mạnh hơn. – Nên đeo kính mát để bảo vệ mắt và giúp mắt bớt chịu thích. – Tránh đeo kính áp tròng hay trang điểm trong quá trình điều trị bệnh. – Tránh để vật thể khác tác động vào mắt, không đưa tay dụi mắt.

– Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống hoặc nhỏ thêm thuốc khác không được bác sĩ kê đơn.


Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn biết được các thông tin về bệnh viêm loét giác mạc và cách chữa viêm loét giác mạc. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !


>>> Thực phẩm chức năng tốt cho mắt

Video liên quan

Chủ Đề