Thuốc trị nhiễm trùng vết thương

Vết thương bị nhiễm trùng cần điều trị càng sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng này. Dưới đây là danh sách tổng hợp một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị cho nhiễm trùng vết thương.

☛ Tham khảo trước: Dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng!

1. Lợi ích thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết thương

Kháng sinh là loại thuốc có tác dụng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt các loại vi khuẩn, giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng về da.

Kháng sinh là loại thuốc có tác dụng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt các loại vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, bạn có thể dễ dàng tìm được thuốc kháng sinh tại các hiệu thuốc. Thông thường chúng được bào chế thành 3 dạng: dạng viên uống, dạng lỏng để tiêm hoặc dạng kem để thao trực tiếp các vết thương hở trên da.

Thuốc kháng sinh được xem là nhóm thuốc diệt khuẩn mạnh mẽ nhất, thường được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến nhiễm trùng, từ đó vết thương hở sẽ giảm tình trạng viêm nhiễm, có thể tự sửa chữa và phục hồi. Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm trùng nặng, sử dụng thuốc kháng sinh sớm còn có thể ngăn ngừa được nguy cơ cụt chi, thậm chí là bảo toàn được tính mạng của người bệnh.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc kháng sinh khác nhau, mỗi loại sẽ có tác dụng cho từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả mang lại, thuốc kháng sinh cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu như người bệnh tự ý sử dụng bừa bãi. Vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng vết thương hở cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Khi nào vết thương cần dùng thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh được yêu cầu khi có tình trạng nhiễm trùng vết thương

Như đã trình bày ở trên, kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn. Do đó, thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp bạn có vết thương hở bị nhiễm trùng. Dấu hiệu để nhận biết vết thương bị nhiễm trùng rất đơn giản như: Vùng da bị thương sưng tấy, đau đớn, nóng đỏ kèm theo sốt cao. Thông thường với những vết thương ngoài da, bác sĩ sẽ chỉ đụng dùng thuốc kháng sinh dạng bôi, ngoài ra nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng kháng sinh toàn thân [dạng viên uống hoặc tiêm] để nhanh chóng phát huy tác dụng diệt khuẩn.

Ngoài tác dụng diệt khuẩn ưu việt, thuốc kháng sinh được điều chế từ các thành phần hóa hòa nên cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhất là đối với những người tự ý sử dụng khi chưa biết công dụng và cách dùng của thuốc ra sao. Do đó, bạn chỉ được phép sử dụng thuốc kháng sinh điều trị vết thương hở nhiễm trùng khi bác sĩ đồng ý vì bác sĩ là người hiểu rõ nhất tình trạng bệnh của bạn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tuân thủ yêu cầu mà bác sĩ đưa ra trong quá trình điều trị nhiễm trùng như dùng loại kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu, uống vào thời gian nào.

Bạn đã biết khi nào cần sử dụng thuốc kháng sinh lên vết thương chưa? Nên nhớ rằng chỉ sử dụng thuốc kháng sinh điều trị vết thương hở khi có chỉ định của bác sĩ!. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về câu hỏi bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6626 hoặc nhắn tin qua Zalo của Nacurgo để được các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm cùng giải pháp xử lý vết thương nhiễm trùng đúng hướng nhé!

3. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da trị vết thương hở

Dưới đây là danh sách tổng hợp 5 loại thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng thường được các bác sĩ khuyên dùng

Flucort-N

Flucort-N thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn có corticoid. Thuốc được điều chế dưới dạng kem thoa da, do đó bạn có thể sử dụng trực tiếp ngay tại chỗ để điều trị nhiễm trùng vết thương hở.

Vì có chứa corticoid trong thành phần nên người bệnh có thể gặp một số phản ứng như rát bỏng, ngứa ngáy, khô da trong quá trình điều trị nếu bạn sử dụng thuốc đúng cách. Do đó, cách dùng và liều lượng rất quan trọng, trước khi thoa thuốc, người bệnh cần rửa sạch và sát trùng vết thương. Đôi với những trường hợp cấp, bạn thoa 3 lần mỗi ngày. Đối với bệnh da mạn tính, bạn thoa 1 lần mỗi ngày. Tốt nhất chỉ nên thoa 1 lớp mỏng vì thuốc có chứa corticosteroid mạnh.

Neomiderm

Neomiderm là thuốc kháng sinh không kê đơn được chỉ định cho các vết thương hở ngoài da bị nhiễm trùng với vi khuẩn hay nấm Candida, tuy nhiên những vết thương này không chảy nước nhạy cảm với corticoid. Ngoài ra Neomiderm cũng được dùng để chữa trị  một số bệnh ngoài da như eczema trẻ em, ngứa da, ngứa âm hộ.

Trong 10g Neomiderm có chứa Triamcinolon acetoni 0,01g, Neomycin sultat 15.000 IU, Nystatin 1.000.000 IU. Cách dùng thuốc rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch vùng da bị nhiễm khuẩn, sau đó chăm chỉ bôi thuốc 1-2 lần/ ngày. Lưu ý là tuyệt đối không được bôi lên mắt. Vì thuốc chỉ đem đến kết quả khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài, do đó, mỗi ngày thoa thuốc từ 1-2 lần và sử dụng ít nhất trong 7 ngày để xem xét kết quả.

Ngoài ra, Neomiderm chống chỉ định với các vết thương bị nhiễm trùng do virus thủy đậu, herpes simplex, các vết thương nhiễm nấm không nhạy cảm với Nystatin và mẫn cảm với thành phần của thuốc, đặc biệt là Neomyoin.

Mibeonate-N

Thuốc Mibeonate-N là thuốc kê đơn, được bào chế dưới dạng kem. Thuốc chỉ định dùng cho vết thương bị nhiễm khuẩn ngoài ra nhưng ở mức độ nhẹ  do tụ cầu các các vi khuẩn khác. Ngoài ra, Mibeonate-N cũng được chỉ định cho một số trạng thái dị ứng như: viêm da dị ứng, mẫn cảm với thuốc và vết côn trùng cắn.

Trong mỗi gam Mibeinate – N có chứa 1mg Betamethason dipropionat, 3,5mg Neomycin sulfate và một số tác dược khác. Mibeonate là thuốc kế đơn, do đó, người bệnh trong quá trình điều trị cần làm theo chỉ định của bác sĩ. Dựa vào tình trạng nhiễm trùng của vết thương là nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ quyết định thời gian bôi thuốc kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ không bôi thuốc quá 4 tuần do Mibeonate-N có tác dụng mạnh, đặc biệt là không băng kín bết thương sau khi bôi thuốc. Trước khi thoa thuốc, người bệnh cần đảm bảo rửa sạch và lau khô cho vùng da bị thương, sau đó thoa một lượng kem Mibeonayte-N vừa đủ cho lên vùng da nhiễm trùng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý, Mibeonate-N chống chỉ định với các trường hợp:

  • Nhiễm khuẩn: Lao, giang mai,…
  • Nhiễm virus: Herpes, thủy đậu,…
  • Nhiễm nấm toàn thân
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc như nhóm Aminoglycosid hoặc các corticosteroid khác.
  • Người có làn da nhạy cảm

Tarvicort-N

Giống như Mibeonate-N, Tarvicort-N cũng là thuốc kháng sinh kê đơn dạng kem bôi da. Thuốc được dùng để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn vết thương ngoài da. Ngoài ra, Tarvicort – N cũng được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da khác như Eczema [eczema tiết bã, eczema dị ứng,…], viêm da [ viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh], bệnh vẩy nến hay tình trạng liken, ngứa sẩn trên da.

Các thành phần có trong Tarvicort-N bao gồm Fluocinolon Acetonid [3.75mg] và Neomycin [dưới dạng Neomycin sulfat với hàm lượng 75mg]. Vì là thuốc kê đơn, do đó người bệnh sử dụng Tarvicort cần được sự đồng ý và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ đó là: Chỉ bôi một lớp mỏng thuốc Tarvicort-N lên vùng da bị nhiễm khuẩn, trong trường hợp cấp tính, bạn nên thoa 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng. Trong trường hợp viêm da mãn tính chỉ cần thoa 1 lần trong ngày là đủ.

Tarvicort-N chống chỉ định với các vết thương nhiễm khuẩn do vi khuẩn, nấm hoặc virus [Herpes, thủy đậu], ham ben. Vì Tarvicort-N chứa Corticosteroid mạnh nhất nên người bệnh không nên dùng thường xuyên, bôi trên diện rộng hay dùng trong thời gian dài vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ ở chỗ  bôi thuốc như ngứa, rát sần, rạn da,…

Glomazin Neo

Glomazin Neo là thuốc kháng sinh kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc được chiết xuất thành dạng kem bôi ngoài da cho tình trạng nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, Glomazin Neo cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh về da có nghi ngờ nhiễm khuẩn như: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, vảy nến,…

Mỗi gam Glomazin Neo chứa 1mg hoạt chất Betamethasone [dưới dạng Betamethason Valerat] và 3,5mg Neomycin [dưới dạng Neomycin Sulfat]. Ngoài ra, thuốc còn chứa các tá dược khác bao gồm: Alcohol Stearyl, Alcool Etilic, Propylene Glycol, Paraffin lỏng, Polysorbat 60, Sorbitan Stearate, Methylparaben, Propylparaben.

Lưu ý trước khi bôi thuốc, người bệnh cần làm sạch vùng da bị nhiễm trùng bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước và thấm khô bằng bông gạc, sau đó mới bôi một lớp thuốc mỏng. Chỉ nên bôi 2-3 lần/ngày. Việc lạm dụng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều tác dụng ngược như: nổi mẩn ngứa, teo da, đôi khi có biểu hiện sốt nhẹ, thậm chí nguy hiểm hơn là làm giảm chức năng của tuyến yên thượng thận gây suy thận.

Glomazin Neo chống chỉ định cho các vết thương gây ra bởi virus [Zona, Herpes, thủy đậu], lao da và nấm da. Ngoài ra những người có tiền sử dị ứng với Aminoglycosid, Betamethason và các Corticosteroid thì tuyệt đối không sử dụng sản phẩm này.

☛ Xem thêm thông tin: Cách điều trị nhiễm trùng vết thương hiệu quả

4. Tác dụng phụ có thể gặp

Tất cả các loại thuốc kháng sinh muốn sử dụng cho điều trị vết thương đều cần đến sự đồng ý của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh quá liều sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, tác dụng phụ như:

  • Nóng rát da, nổi mẩn đỏ hoặc kích ứng da gây ngứa ngáy: Đây là những biểu hiện thường gặp khi da mới bắt đầu làm quen với thuốc kháng sinh. Tình trạng này có thể xem là bình thường, tuy nhiên nếu chúng kéo dài không thuyên giảm hoặc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn thì có nghĩa là da bạn kích ứng với thuốc. Hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lí kịp thời.
  • Xuất hiện các vấn đề về thính giác/ khả năng thăng bằng, viêm nang lông: Đây là một số tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể xảy.
  • Da sưng tấy, nóng đỏ, đóng vảy: Các tác dụng phụ này là tình trạng da bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn khi bạn làm dụng thuốc kháng sinh  trong thời gian dài hoặc tần suất lặp lại liên tục. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên trong thời gian sử dụng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Phát ban, ngứa/sưng, thường xuyên chóng mặt, khó thở: Các tác dụng phụ này có biểu hiện như phản ứng dị ứng nhưng các triệu chứng lại nghiêm trọng hơn.

5. Cách dùng kháng sinh bôi vết thương hở

Hầu hết việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng vết thương đều cần phải tuân theo sự chỉ dẫn cảu bác sĩ. Tuy nhiên không phải vết thương hở nào cũng bôi thuốc kháng sinh. Một số trường hợp vết thương chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, mức độ tổn thương nhẹ thì người bệnh có thể tự chăm sóc bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn giúp vết thương nhanh lành hơn.

Dưới  đây là các bước giúp chăm sóc, sát khuẩn vết thương mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:

Bước 1: Rửa sạch bằng Nacurgo chai xanh

Nacurgo [chai xanh] mang đến hiệu quả vượt trội trong làm sạch da

Vết thương được làm sạch thì các bước xử lý tiếp sau sẽ được phát huy tác dụng, từ đó vết thương cũng được nhanh phục hồi. Vì vậy, ban đầu bạn nên dùng dung dịch rửa vết thương Nacurgo do trong thành phần của chúng có chứa dung dịch điện hóa là các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, Clo. Các chất này có khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn hình thành trên bề mặt vết thương, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương tốt.

Trường hợp vết thương xuất hiện các mô hoại tử, dịch mủ, vảy kết hay các dị vật khác như sợi vải quần áo, sợi lông từ băng gạc,… Tất cả chúng chứa đầy những vi khuẩn, không chỉ làm cản trở thuốc sát trùng ngấm và phát huy tác dụng mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị y tế chuyên dụng. Một chiếc nhíp đã được khử dụng sạch sẽ sẽ giúp bạn loại bỏ được các mô hoại tử cứng đầu, từ đó đẩy nhanh tiến độ liền da.

Nacurgo chai xanh – dung dịch rửa vùng da tổn thương đáp ứng đủ bộ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.

Bước 2: Bôi theo chỉ định

Sau khi vết thương đã được rửa sạch và sát khuẩn bằng dung dịch rửa vết thương Nacurgo, vết thương cần được bôi thuốc kháng sinh theo yêu cầu của bác sĩ để kháng khuẩn, thúc đẩy tổn thương da mau lành.

Bước 3: Bảo vệ bằng xịt Nacurgo chai vàng

Sau khi bôi thuốc theo kê đơn của bác sĩ, bạn cần thực hiện băng vết thương để bảo vệ vết thương khỏi các tác động từ bên ngoài. Thay vì băng vết thương bằng các loại băng gạc truyền thống khiến miệng vết thương bị hầm bí, người bệnh hoàn toàn có thể thay thế bằng dung dịch bảo vệ vết thương Nacurgo. Sản phẩm lần đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide với tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước. Từ đó, Nacurgo giúp bảo vệ vết thương hở hiệu quả.

Dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo

Khi sử dụng Nacurgo, công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng, vẫn che phủ được vết thương hở mà không gây hầm bí, ngược lại còn đem đến sự thông thoáng, tăng khả năng phục hồi của vết thương. Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy, bạn chỉ cần xịt dung dịch tạo lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.

Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bảo, từ đó thúc đẩy vết thương hở nhanh lành hơn từ 3-5 lần so với thông thường.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm. Bạn có thể mua sản phẩm tại bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 1800 6626

Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Như vậy trên đây là tổng hợp danh sách các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm trùng vết thương. Vì đây là một tình trạng nguy hiểm nên người bệnh dùng thuốc kháng sinh cũng cần hết sức cẩn thận, tốt nhất là nên tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Video liên quan

Chủ Đề