Tiêm mũi 3 cách mũi 2 bao nhiêu tháng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành công văn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.

Theo đó, trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế- Bộ Công an; Cục Quân Y- Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, đề nghị về tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA [vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất] có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản

Về tổ chức thực hiện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.

Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Tiếp tục thực hiện các nội dung khác theo chỉ đạo tại Công văn số 10722/BYT- DP ngày 17/12/2021 và Công văn số 508/BYT-DP ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

Bộ Y tế cho biết, đến ngày 25/3, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 204.566.009 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.444.998 liều: Mũi 1 là 71.195.421 liều; Mũi 2 là 67.958.781 liều; Mũi 3 là 1.499.176 liều; Mũi bổ sung là 14.789.217 liều; Mũi nhắc lại là 32.002.403 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.121.011 liều: Mũi 1 là 8.778.817 liều; Mũi 2 là 8.342.194 liều.

Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Trước mắt tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung...

Triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi [trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm] trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi…

Admin

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa chủ động một số bệnh truyền nhiễm giúp cơ thể trở khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên việc tiêm chủng cần phải có quy trình cụ thể và đúng thời điểm như khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau cũng phải được đảm bảo theo quy định.

Tùy từng loại vắc-xin mà khoảng cách giữa 2 mũi tiêm khác nhau nhưng việc tiêm chủng vắc-xin sẽ tuân theo nguyên tắc: hai vắc-xin sống giảm độc lực [vắc-xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin thủy đậu,...] có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Nếu không tiêm đồng thời thì khoảng cách giữa hai mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần.

Đối với các vắc-xin bất hoạt như vắc-xin viêm gan B, vắc-xin viêm não mô cầu thì có thể tiêm chủng cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần. Điều này đã được chứng thực qua nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo người tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để phòng bệnh. Nhìn chung thì vắc-xin chỉ có khoảng cách tối thiểu chứ không có khoảng cách tối đa.

Mỗi loại vắc-xin có các khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau

Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ban hành thì lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định gồm có các mốc thời gian như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Tiêm vắc-xin viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh, vắc-xin BCG phòng bệnh lao.
  • Trẻ 2 tháng tuổi: tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 1 [bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib mũi 1], uống vắc-xin bại liệt lần 1.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 2, uống vắc- xin bại liệt lần 2.
  • Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 3, uống vắc-xin bại liệt lần 3.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vắc-xin sởi mũi 1
  • Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin bạch hầu- ho gà- uốn ván mũi 4, tiêm vắc-xin sởi-rubella [MR]
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản theo lịch trình: mũi 2 cách mũi 1 7-14 ngày và mũi thứ 3 cách 1 năm so với mũi 2

Tiến hành đưa trẻ đi tiêm chủng theo thông tư số 38/2017/TT-BYT

Ngoài những vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo lịch trình như trên thì có một số loại vắc-xin cũng cần thiết với trẻ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ như:

Danh sách các loại vắc-xin kể trên đều có mặt trong danh mục vắc-xin của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại Vinmec có nguồn vắc-xin đảm bảo, có xuất xứ rõ ràng và được bảo vệ theo đúng quy trình nghiêm ngặt. Cùng với đó, đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện là những bác sĩ chuyên khoa nhi giàu kinh nghiệm được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ để khám sàng lọc trước và sau tiêm chủng. Sau khi tiêm chủng, trẻ được tiêm sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút và tiếp tục được hướng dẫn theo dõi trong tối thiểu 24 giờ sau nhằm phát hiện sớm các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nguồn vắc-xin đầy đủ và đảm bảo

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM:

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và từ đầu năm 2022 đã triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi bổ sung và mũi nhắc lại [mũi 3] cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ mũi cơ bản. Tuy nhiên, tiến độ triển khai tiêm còn chậm so với kế hoạch đề ra là đạt trên 75% vào cuối tháng 3/2022. Nguyên nhân chậm tiến độ này có một phần từ thái độ do dự, trì hoãn tiêm vắc-xin của người dân do lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin mũi 3.


Nên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đủ mũi để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh,

Bác sĩ CK2 Lê Đăng Ngạn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang cho biết, các dữ liệu gần đây do CDC Hoa Kỳ công bố cho thấy hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 giảm dần theo thời gian, đáp ứng kém, đặc biệt là ở những người từ 65 tuổi trở lên, những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng. Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn tiêm liều bổ sung vắc-xin phòng Covid-19 cho nhóm người từ 18 tuổi trở lên, gồm: Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 06 tháng...; Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc-xin của hãng Sinopharm. Khoảng cách tiêm mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 03 tháng. Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

Nghiên cứu ở các nước cho thấy hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 chống lại bệnh có triệu chứng do biến chủng Omicron gây ra thấp hơn đáng kể so với biến thể Delta và hiệu quả bảo vệ của vắc-xin suy giảm nhanh chóng từ tuần 20 sau khi tiêm mũi thứ 2 của bất kỳ loại vắc-xin nào. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các mũi tiêm cơ bản là không đủ để cung cấp mức độ kháng thể bảo vệ đầy đủ đối với biến chủng Omicron. Do đó, việc tiêm mũi nhắc ít nhất từ 03 tháng sau các mũi cơ bản như hiện nay là cần thiết để gia tăng và duy trì hiệu quả bảo vệ của vắc-xin.

Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm bệnh, giảm độ nặng và tử vong, kể các các biến chủng hiện nay. Tùy loại vắc-xin và đối tượng tiêm, số mũi tiêm bao gồm các mũi cơ bản, mũi bổ sung và mũi nhắc lại. Một số người có thể có các triệu chứng tại chỗ hoặc toàn thân trong một hoặc hai ngày sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Các phản ứng và mức độ tùy vào cơ địa của mỗi người, công nghệ sản xuất, thành phần, đặc tính của vắc-xin. Tác dụng phụ thường gặp tại nơi tiêm như đau, đỏ, sưng tấy và các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 như sốc phản vệ là rất hiếm.

Sau mũi tiêm thứ hai, mũi tăng cường, tiêm nhắc, các phản ứng phụ có thể trầm trọng hơn sau lần đầu tiên. Cho đến nay, các phản ứng được báo cáo sau khi tiêm mũi nhắc lại tương tự như sau khi tiêm mũi chính hai liều hoặc ba liều. Sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm là những tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và sẽ biến mất sau vài ngày. Những tác dụng phụ này cho thấy cơ thể đã có kháng thể bảo vệ sau khi hoàn thành các mũi cơ bản.

Thời điểm tiêm mũi nhắc là lúc kháng thể tạo ra sau các mũi tiêm cơ bản trong cơ thể đã giảm thấp không còn đủ hiệu lực bảo vệ; đặc biệt là biến chủng Omicron hiện nay, nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc nguồn lây.

Việc tiêm bổ sung mũi 3 vắc-xin phòng Covid-19 là điều vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, không ít người dân trì hoãn việc tiêm mũi 3 vắc-xin phòng Covid-19 do lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin mũi 3 như bị hành sốt cao, rụng tóc, giảm trí nhớ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản… Về vấn đề này, BS CK2 Lê Đăng Ngạn khẳng định, thông tin tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin phòng Covid 19 mũi 3 nêu trên là những thông tin sai lệch, không có chứng cứ khoa học. Chính thông tin sai lệch này đã khiến một số người dân có tâm lý hoang mang, lo ngại không đi tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc theo lịch hẹn hoặc tiêm trễ. Việc trì hoãn này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ vắc-xin của bản thân, gia đình và miễn dịch cộng đồng. Nhiều khả năng dịch vẫn bùng phát, lây lan, làm gia tăng số mắc, tăng mức độ nặng, số nhập viện và tử vong những người thuộc nhóm nguy cơ, đặc biệt ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng tiêm mũi nhắc thấp.

Về nguyên tắc tiêm vắc-xin mũi 3, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêm liều nhắc lại vắc-xin phòng Covid-19 cho đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.

Về loại vắc-xin, nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA.

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc-tơ vi-rút [vắc-xin AstraZeneca].

Khoảng cách tiêm mũi nhắc lại ít nhất 03 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Vắc-xin, sử dụng để tiêm bổ sung và liều nhắc lại là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vắc-xin để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

Đối với những người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Việc tiêm vắc-xin Covid-19 và tiêm đúng lịch là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người khác chống lại biến thể Omicron. Do vắc-xin phụ thuộc vào nguồn cung cấp, loại vắc-xin và số lượng phân bổ theo từng đợt của Bộ Y tế, mọi người cần tuân thủ đi tiêm đúng lịch, loại vắc-xin theo khuyến cáo. Không nên chờ đợi, lựa chọn vắc-xin vì sẽ mất đi cơ hội được bảo vệ tốt nhất cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thanh Hoàng

Video liên quan

Chủ Đề