Tiền tiểu đường có cần uống thuốc

Đối với bệnh tiền tiểu đường, mức đường huyết có thể được phục hồi trở lại trạng thái bình thường bằng cách nỗ lực cải thiện lối sống như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, kiểm soát cân nặng từ giai đoạn đầu của bệnh.

Bệnh tiểu đường khó chữa khỏi khi phát bệnh, nhưng nếu bạn phát hiện sớm bệnh trước khi trở thành bệnh tiểu đường và thực hiện các biện pháp điều trị, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu về mức bình thường. Mặc dù không được chẩn đoán bệnh tiểu đường, trạng thái lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường được gọi là “bệnh tiền tiểu đường”.

Tiêu chuẩn về lượng đường trong máu được chẩn đoán là “bệnh tiền tiểu đường” là mức đường huyết lúc đói là từ 110~126 mg/dL. Khi mức đường huyết lúc đói là 100~109 mg/dL, nó nằm trong phạm vi của các giá trị bình thường, nhưng vì bất thường thường được phát hiện khi “xét nghiệm OGTT” được giải thích sau, phạm vi này được phân biệt phân loại với giá trị cao bình thường.

Bệnh tiền tiểu đường cũng rất đáng lo ngại [Ảnh: Internet]

Xét nghiệm bệnh tiểu đường bao gồm việc tiến hành lấy mẫu máu bệnh nhân khi đói rồi kiểm tra chỉ số của lượng đường trong máu, và lấy mẫu máu bệnh nhân sau khi hấp thụ glucose rồi kiểm tra sự thay đổi lượng đường trong máu.

Trong trường hợp bệnh tiền tiểu đường, tình trạng thiếu insulin sẽ xảy ra sau bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, vì vậy việc chẩn đoán không chỉ lấy mẫu máu bệnh nhân khi đói, mà còn tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose [OGTT].

“OGTT” là một xét nghiệm máu được tiến hành để kiểm tra những thay đổi về lượng đường trong máu sau bữa ăn. Khi lấy mẫu máu, bệnh nhân sẽ được hấp thụ glucose và sau đó tiến hành lấy mẫu máu nhiều lần sau mỗi 30 phút để theo dõi sự lên xuống của lượng đường trong máu.

Trường hợp “chỉ số đường huyết lúc đói từ 110~125 mg/dL” và “giá trị HbA1c là 6.0~6.4″, nên tiến hành xét nghiệm OGTT và ngay cả trường hợp “chỉ số đường huyết lúc đói từ 100~109 mg/dL”,  “giá trị HbA1c là 5.6~5.9”, trường hợp gia đình có người mắc bệnh tiểu đường hoặc bản thân là người béo phì, The Japan Diabetes Society cũng khuyến cáo nên tiến hành xét nghiệm OGTT.

Với bệnh tiền tiểu đường, bệnh nhân có thể làm giảm lượng đường trong máu nếu bệnh nhân nỗ lực trong các hoạt động cải thiện lối sống như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục và quản lý cân nặng từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không quan tâm đến trạng thái bệnh tiền tiểu đường, nguy cơ bị tiểu đường tăng lên, xơ cứng động mạch cũng tiến triển.

Vì OGTT không được đo trong những lần khám sức khỏe, nếu bệnh nhân lo ngại về bệnh, hãy thử một lần đến khám và nhận tư vấn tại khoa nội và khoa nội bệnh tiểu đường.

2. Làm thế nào ngăn tiểu đường khởi phát?

Để bệnh tiểu đường không thể khởi phát, điều quan trọng là phải lưu ý trong việc quản lý cân nặng, cải thiện thói quen ăn uống, thói quen tập thể dục, uống rượu có chừng mực, không hút thuốc lá,  không để bị stress nhiều.

Trong cải thiện thói quen ăn uống, không ăn quá nhiều hoặc ăn không điều độ. Việc ăn uống điều độ quá mức cũng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, do đó, việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng carbohydrate, protein và chất béo là một điểm cần chú ý. Những người thường ăn ở quán ăn và cửa hàng tiện lợi có xu hướng có lượng calo, chất béo và mỡ cao. Để có thể cân bằng tốt chế độ ăn uống, không chỉ kết thúc bữa ăn với 1 món mà nên bổ sung các món rau ăn kèm.

Tích cực vận động đảm bảo thể lực tốt [Ảnh: Internet]

Tập thể dục vừa phải cũng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, nó cũng giúp loại bỏ chứng béo phì. Ngay cả trong các hướng dẫn y tế cho bệnh tiểu đường, tập aerobic và tập tăng cường đã được chứng minh là có hiệu quả cải thiện bệnh tiểu đường. Tập aerobic là loại vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi xe đạp,… “Tập sức bền” là một bài tập lặp lại động tác tăng cường cơ bắp như cơ bụng, squat, chống đẩy, bài tập tạ. Điểm lưu ý là nên tập thể dục ít nhất 3 đến 5 lần một tuần, khoảng 20 đến 60 phút mỗi ngày với mức độ hợp lý.

Đây là căn bệnh gắn bó lâu dài với người bệnh, vì vậy bệnh nhân cần phải duy trì điều trị với nhận thức chính xác. Ngay cả khi bệnh nhân quản lý chế độ ăn và tập luyện quá mức, nếu không duy trì thì việc quản lý này không có hiệu quả. Tham khảo ý kiến với nhân viên y tế như bác sĩ phụ trách, y tá, chuyên viên dinh dưỡng và lên kế hoạch điều trị, hãy duy trì việc kiểm soát đường huyết theo phương pháp phù hợp với bản thân.

Bạn đang xem bài viết: “Chú trọng vào thứ tự ăn giúp đem lại hiệu quả tốt trong việc giảm cân” tại Chuyên mục: “Ăn uống&Vận động“.

//kienthuctieuduong.vn/
[Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản]

SKĐS - Tiền tiểu đường là khi lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đến mức bị bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng với những người tiền tiểu đường, việc thay đổi lối sống có hiệu quả hơn dùng thuốc metformin. Những thay đổi lối sống dưới đây giúp ngăn ngừa tình trạng này tiến triển.


Giảm cân

Thừa cân và béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiểu đường. Vì vậy, với những người thừa cân, béo phì bị tiền tiểu đường, giảm cân là cách hiệu quả để ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường.
Những cách đơn giản như giảm đồ uống có đường như nước trái cây và soda có thể cắt giảm lượng lớn calo và có tác động tích cực đến sức khỏe, giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Kiểm tra hàm lượng vitamin D

Theo một nghiên cứu năm 2014, những người bị tiền tiểu đường có hàm lượng vitamin D thấp có thể tăng gấp hai lần nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường so với những người bổ sung vitamin D trong khoảng 2,5 năm. Tuy nhiên, không có một liều vitamin D tối ưu cho tất cả mọi người. Vì vậy, hãy kiểm tra hàm lượng vitamin D trong máu để có biện pháp điều trị thích hợp.


Kiểm tra tuyến giáp
Nghiên cứu cho thấy hormone tuyến giáp giảm dưới mức bình thường cũng làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường và nhiều căn bệnh khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng vì hormon tuyến giáp giúp giữ cho sự trao đổi chất chậm, nó có thể dẫn đến tăng cân và nhạy với insulin, một yếu tố nguy cơ khác gây bệnh tiểu đường.

Tích cực hoạt động

Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh tiểu đường vì nó giúp giảm cân và cũng giảm hàm lượng insulin. Bạn cũng lưu ý không nhất thiết phải tập những bài tập có cường độ cao mà thậm chí đi bộ nhanh còn hiệu quả hơn so với chạy bộ trong cải thiện đường huyết ở những người bị tiền tiểu đường.

Bổ sung chất béo đúng cách

Theo nghiên cứu của trường Đại học Tufts từ trên hơn 100 thử nghiệm lâm sàng, ăn thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa như dầu ăn, rau, cá béo và các loại hạt, có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, đặc biệt là chúng có thể thay thế những thực phẩm giàu carbohydrate hoặc chất béo bão hòa. Bạn có thể ăn một chút carbohydrate, nhưng cần hạn chế những thực phẩm màu trắng như bánh mì trắng, cơm vì chúng có thể làm tăng đường huyết và khiến bệnh tiến triển.

Kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ

Một nghiên cứu của Đại học Chicago năm 2015 chỉ ra rằng nhiều người bị tiền tiểu đường cũng bị ngưng thở khi ngủ nhưng không biết. Điều trị chứng bệnh này có thể cải thiện lượng đường trong máu và làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Nếu bạn ngáy hoặc cảm thấy mệt mỏi thường xuyên cho dù bạn ngủ 7-8 tiếng một đêm, hãy đến cơ sở y tế để chẩn đoán sàng lọc chứng ngưng thở khi ngủ.

Nấu ăn đúng cách

Nghiên cứu đăng trên tờ Diabetiologia cho thấy những người béo phì thường xuyên ăn những món ăn như luộc, hầm, hoặc hấp có thể giảm cân nặng và cải thiện sức đề kháng insulin so với những người ăn những món ăn nướng, chiên rán. Theo các nhà nghiên cứu, điều này là do thực phẩm nấu chín ở nhiệt độ cao sản sinh các chất như AGEs liên quan đến kháng insulin cũng như tình trạng viêm khắp cơ thể.

Kiểm tra thường xuyên

Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn cần được kiểm tra bệnh tiểu đường hàng năm. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem bạn có các dấu hiệu của bệnh tim không, trong đó bao gồm sàng lọc huyết áp cao và cholesterol cao.


Theo SKĐS online.

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề