Tiêu chảy bao lâu thì khỏi

Phân là 60 - 90% nước. Trong xã hội phương Tây, lượng phân là 100 đến 200 g/ ngày ở người lớn khỏe mạnh và 10g / kg / ngày ở trẻ sơ sinh, phụ thuộc vào lượng chất xơ không hấp thu được trong khẩu phần ăn (chủ yếu là carbohydrate). Ỉa chảy được định nghĩa là trọng lượng phân > 200 g/ ngày. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bất kỳ sự tăng lượng nước trong phân nào đều là ỉa chảy. Một cách khác, nhiều người ăn phải lượng lớn chất xơ tạo phân nhiều hơn nhưng không nghĩ mình bị tiêu chảy.

Bệnh sử của bệnh hiện tại nên xác định thời gian và mức độ của ỉa chảy, hoàn cảnh xuất hiện (bao gồm cả những chuyến đi, thức ăn, nguồn nước đã tiêu thụ), thuốc đã dùng (bao gồm cả thuốc kháng sinh trong vòng 3 tháng trước), đau bụng hoặc nôn, tần số và thời gian đại tiện, thay đổi tính chất phân (ví dụ như có máu, mủ, hoặc nhầy, thay đổi màu sắc hoặc tính đồng nhất, dấu hiệu chán ăn), những thay đổi liên quan đến cân nặng hoặc sự thèm ăn, và tình trạng bất thường hoặc đau trực tràng nên được chú ý. Sự xuất hiện đồng thời của tiêu chảy trong những lần tiếp xúc gần đây nên được xác định chắc chắn.

Đánh giá một cách hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng gợi ý nguyên nhân, bao gồm đau khớp (viêm ruột, bệnh celiac); đại tiện kèm máu đỏ (carcinoid, vipoma, tăng sinh dưỡng bào); đau bụng mạn tính (ruột kích thích, viêm ruột, u tế bào tiết gastrin); và xuất huyết tiêu hóa (viêm loét đại tràng, khối u).

Tiền sử y khoa nên xác định được các yếu tố nguy cơ đã biết về bệnh tiêu chảy, bao gồm bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, nhiễm HIV, và các thủ thuật, phẫu thuật tiêu hóa trước đó (ví dụ, cắt ruột, hoặc dạ dày hoặc cắt tụy). Tiền sử gia đình và xã hội nên tìm hiểu về sự xuất hiện đồng thời của tiêu chảy trong những lần tiếp xúc gần đây.

Lượng dịch và tình trạng mất nước cần được đánh giá. Thăm khám toàn diện, chú ý đến vùng bụng và các kỹ thuật khám về khả năng co của cơ thắt trực tràng, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là rất quan trọng.

Một số dấu hiệu chắc chắn gợi ý nguyên nhân tại một cơ quan hay nguyên nhân tiêu chảy nghiêm trọng hơn:

Ỉa chảy cấp tính, tóe nước ở một người khoẻ mạnh có thể có căn nguyên nhiễm khuẩn, đặc biệt khi đi du lịch, có thể bị ngộ độc thức ăn, hoặc bùng phát một ổ dịch.

Ỉa chảy cấp tính có hoặc không có sự bất ổn huyết động ở một người khỏe mạnh gợi ý nhiễm trùng tại ruột. Chảy máu túi thừa và viêm đại tràng do thiếu máu có biểu hiện với bệnh cảnh ỉa chảy phân máu cấp tính. Thường xuyên tiêu chảy ở trẻ nhỏ gợi ý bệnh viêm ruột.

Khi không sử dụng thuốc nhuận tràng, ỉa chảy khối lượng lớn (ví dụ: khối lượng phân hàng ngày > 1 L / ngày) sẽ gợi ý nguyên nhân nội tiết ở bệnh nhân có hệ tiêu hóa bình thường. Tiền sử có mỡ trong phân, đặc biệt nếu liên quan đến giảm cân, cho thấy giảm hấp thu.

Ỉa chảy liên tục xảy ra sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định (ví dụ như chất béo) cho thấy không dung nạp thức ăn. Sử dụng kháng sinh gần đây nên nghi ngờ về ỉa chảy liên quan đến kháng sinh, bao gồm viêm đại tràng do Clostridium difficile.

Ỉa chảy với phân xanh hoặc vàng cam gợi ý sự kém hấp thu muối mật.

Các triệu chứng có thể giúp xác định đoạn ruột bị ảnh hưởng. Nói chung, trong bệnh lý ruột non, phân số lượng nhiều và nhiều nước hoặc chất béo. Trong các bệnh về đại trực tràng, phân nhiều thường xuyên, đôi khi khối lượng ít, có thể kèm theo máu, nhầy, mủ, và khó chịu vùng bụng. Trong hội chứng ruột kích thích (IBS), khó chịu vùng bụng đỡ sau khi đại tiện, liên quan đến phân xốp, thường xuyên, hoặc cả hai. Tuy nhiên, những triệu chứng này đơn độc không cho phép phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh khác (ví dụ, bệnh viêm ruột). Bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích hoặc liên quan đến niêm mạc trực tràng thường có dấu hiệu cấp tính, đau nhói, phân nhỏ và thường xuyênxem Các triệu chứng và dấu hiệu Các triệu chứng và dấu hiệu Hội chứng ruột kích thích (IBS) được đặc trưng bởi sự khó chịu hoặc đau bụng tái phát với ít nhất hai đặc điểm sau: liên quan đến đi vệ sinh, liên quan đến số lần đại tiện, hoặc liên quan đến... đọc thêm ).

Các dấu hiệu ngoài bụng cho thấy nguyên nhân bao gồm tổn thương da hoặc đỏ da (tăng sinh dưỡng bào), các u tuyến giáp (ung thư biểu mô tuyến giáp), tiếng thổi tim bên phải (carcinoid), bệnh hạch bạch huyết (u lympho, AIDS) và viêm khớp (viêm ruột, bệnh celiac).

Tiêu chảy cấp (< 4 ngày) thường không yêu cầu xét nghiệm. Ngoại lệ với những bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, phân lẫn máu, sốt, đau dữ dội, hạ huyết áp, hoặc có các biểu hiện của ngộ độc - đặc biệt là những người rất trẻ hoặc rất già. Những bệnh nhân này nên được làm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, điện giải đồ, BUN, và creatinine. Soi phân trên kính hiển vi, nuôi cấy, xét nghiệm bạch cầu trong phân, và nếu kháng sinh đã dùng gần đây, xét nghiệm tìm độc tố C. difficile.

Tiêu chảy mạn tính (> 4 tuần) cần phải được đánh giá, cũng như xuất hiện đợt ỉa chảy (1 đến 3 tuần) ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc những người bị bệnh nặng. Xét nghiệm phân ban đầu bao gồm nuôi cấy, tìm bạch cầu (phát hiện bằng cách phết lam kính hoặc đo trong môi trường lactoferrin), kiểm tra vi thể đối với trứng và ký sinh trùng, pH (quá trình lên men vi khuẩn không hấp thụ carbohydrate làm giảm pH phân < 6.0), mỡ (do vết Sudan), và chất điện giải (natri và kali). Nếu không tìm thấy mầm bệnh tiêu chuẩn, các xét nghiệm xác định kháng nguyên Giardia và Aeromonas,Plesiomonas, coccidia, và microsporidia nên được yêu cầu. Nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng có sinh thiết nên được làm tiếp theo để tìm nguyên nhân viêm. Ỉa chảy mạn tính xuất hiện khoảng 10% bệnh nhân sau khi nhiễm trùng ruột cấp (hội chứng ruột kích thích sau nhiễm trùng).

Khoảng trống thẩm thấu trong phân, được tính toán 290 2 ×( natri phân + kali phân), cho biết bệnh ỉa chảy là xuất tiết hay thẩm thấu. Khoảng trống thẩm thấu < 50 mEq / L gợi ý tiêu chảy xuất tiết; khoảng trống lớn hơn gọi ý tiêu chảy thẩm thấu. Bệnh nhân bị ỉa chảy thẩm thấu có thể giấu rằng đã uống thuốc nhuận tràng chứa magie (có thể phát hiện được bằng cách đo nồng độ magiê trong phân) hoặc giảm hấp thu carbohydrate (được chẩn đoán bằng test thở hydro, xét nghiệm lactase, và xem xét chế độ ăn uống).

Chẩn đoán loại trừ ỉa chảy xuất tiết cần thêm các xét nghiệm (ví dụ, nồng độ gastrin huyết tương, calcitonin, nồng độ peptide hoạt mạch đường tiêu hóa, histamin, axit axetic 5-hydroxyindole trong nước tiểu [5-HIAA]) với các nguyên nhân liên quan đến nội tiết. Cần phải xem xét lại các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp và thiểu năng tuyến thượng thận. Cân nhắc xem bệnh nhân có bí mật lạm dụng thuốc nhuận tràng không; có thể được loại trừ bằng cách kiểm tra thuốc nhuận tràng trong phân.

Tiêu chảy (tên tiếng anh: diarrhea) là tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, dễ xuất hiện vào mùa hè. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới).

Con số này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của căn bệnh tiêu chảy, đặc biệt là đối với trẻ em. Bài viết dưới đây với sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ giúp bạn hiểu rõ những kiến thức cơ bản về chứng bệnh này để kịp thời phòng tránh và điều trị đúng cách cho bản thân và gia đình.

Tiêu chảy bao lâu thì khỏi

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày (Theo Bộ Y tế).

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cho biết: Bệnh tiêu chảy chiếm 1 trong 9 trường hợp trẻ em tử vong trên toàn thế giới, khiến bệnh tiêu chảy trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.

Khi muốn xác định có bị tiêu chảy hay không thì điều quan trọng là phải xem xét thêm các yếu tố sau ngoài số lần đi ngoài trong ngày bao gồm:

  • Tăng số lần đi ngoài đột ngột
  • Thay đổi độ đặc, rắn của phân và tăng lượng dịch trong phân
  • Thay đổi màu sắc và tính chất phân như phân có nhầy hoặc máu

Bệnh tiêu chảy được phân chia 4 cấp độ khác nhau dựa trên các đặc điểm về thời gian mắc bệnh, cơ chế bệnh, độ nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm của phân như: phân có nhiều nước, sủi bọt, nhầy máu hay có chất béo,… bao gồm: tiêu chảy cấp tính, mãn tính, thẩm thấu và xuất tiết.

Bệnh tiêu chảy cấp tính là loại bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, trẻ đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, thường kéo dài 1 tuần. Bệnh tiêu chảy cấp tính thường có nguyên nhân do thức ăn không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm, trong đó virus rota là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.

Tiêu chảy kéo dài hơn 2-4 tuần được coi là dai dẳng hoặc mãn tính. Ở một người khỏe mạnh, tiêu chảy mãn tính có thể gây phiền toái hoặc trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng đối với một người có hệ miễn dịch yếu, hoặc suy giảm miễn dịch thì tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân đe dọa đến tính mạng.

Tiêu chảy do giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng được coi là tiêu chảy thẩm thấu. Mức độ tiêu chảy từ nhẹ đến vừa, khối lượng phân từ 250ml đến 1 lít/ngày. Sự không hấp thu được một chất dinh dưỡng đơn thuần như lactose thường gây ra triệu chứng trướng bụng hơn là tiêu chảy, trừ trường hợp nặng. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó.

Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngưng ăn không có tác dụng. 

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ: Khoảng 88% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không đầy đủ và không đủ vệ sinh. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và gây ra khoảng 40% nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tiêu chảy bao lâu thì khỏi

Ngoài nguyên nhân chính là rotavirus, bệnh tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân phổ biến khác như: nhiễm khuẩn đường ruột, vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, không hấp thu đường, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,..

Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. 

Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, dùng các món ăn như rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn và các loại ký sinh trùng.

Điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột, hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.

Do không dung nạp được các loại đường như: lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa… nên một số người có thể bị tiêu chảy kéo dài nếu ăn những thực phẩm chứa các loại đường này. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại cũng là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đây là bệnh do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ hoặc dùng một số thuốc điều trị bệnh. Nguyên nhân là do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn. Lúc này, nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Bệnh xuất phát do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm, ngộ độc hóa chất, hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý… 

Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

Bệnh tiêu chảy rất dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch, tuy nhiên Bộ Y tế khuyến cáo những người có nguy cơ cao dễ mắc tiêu chảy bao gồm: 

  • Những người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh; 
  • Dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối…; 
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm; 
  • Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ; 
  • Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh trong trồng trọt; 
  • Dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt…

Bệnh tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải ít nhất vài lần mỗi năm. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy:  

  •  Đầy bụng, sôi bụng;
  • Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo);
  • Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt;
  • Người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài việc dựa trên các dấu hiệu mắc bệnh qua các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, các bác sĩ sẽ tiến hành một số các loại xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó có thể đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Các xét nghiệm đó gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.
  • Xét nghiệm phân: Phát hiện các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra bệnh có trong mẫu phân.
  • Nội soi đại tràng: cho phép bác sĩ xem toàn bộ khung đại tràng, một phần của ruột non, từ đó có thể thấy những tổn thương tại đây và tìm ra nguyên nhân tiêu chảy. Ống nội soi cũng được trang bị một dụng cụ có thể giúp lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ đại tràng ra ngoài để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Mối nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh tiêu chảy đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “Tiêu chảy giết chết nhiều trẻ em hơn cả sốt rét, sởi và AIDS kết hợp.”

Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, Nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chủ quan không phát hiện, điều trị kịp thời cho trẻ bị tiêu chảy, một số trường hợp có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, khiến trẻ rơi vào hôn mê, suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trụy mạch, suy dinh dưỡng, mất nước.

  • Nếu đi ngoài quá nhiều lần có thể gây hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn.
  • Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tác động bất lợi đến sự tăng trưởng của trẻ em và sự phát triển nhận thức. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần. Trẻ em chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng, đồng thời tiêu chảy cũng sẽ khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn. 
  • Mất nước: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy là mất nước. Trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Đặc biệt, ở trẻ nhỏ và những người bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm khả năng miễn dịch, tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến mất chất lỏng và đe dọa tính mạng. Đối với trẻ nhiễm HIV, nếu mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ tử vong cao gấp 11 lần so với trẻ không nhiễm HIV (Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ).

Hầu hết trường hợp tiêu chảy tiêu chảy mức độ nhẹ đều tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày với mức độ nặng hơn hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.

Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy. Dung dịch muối bù nước (ORS) là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

Trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước.

Dễ lây lan, biến chứng nguy hiểm, nhưng bệnh tiêu chảy hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp đã được Bộ Y tế chỉ rõ:

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
  • Xử trí đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp

Đồng thời, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo tiêm phòng là “tấm lá chắn” hiệu quả nhất ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do rotavirus. Rotavirus có tính chất lây lan rất cao, trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm rotavirus cao nhất. Hầu như tất cả trẻ em đều sẽ bị phơi nhiễm với rotavirus trong những năm đầu đời. WHO ước tính rằng trong năm 2008, có khoảng 453.000 ca tử vong ở trẻ em bị viêm dạ dày ruột do rotavirus xảy ra trên toàn thế giới.

Tiêu chảy bao lâu thì khỏi

Trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

Khi bị tiêu chảy, men lactase trong ruột – một loại men có tác dụng tiêu hóa và hấp thụ đường lactose bị suy giảm. Trong khi đó, lactose lại là loại đường có trong hầu hết các loại sữa động vật (cả sữa tươi lẫn sữa công thức các loại). Khi đường lactose không được tiêu hóa, nó sẽ chuyển thành acid lactic gây tiêu chảy. Do đó, nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy là giảm tạm thời lượng sữa động vật trong chế độ ăn cho trẻ nhưng vẫn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

Vì vậy, lúc trẻ gặp phải tình trạng đi ngoài nhiều lần và liên tục mà chưa rõ nguyên nhân, cha mẹ hãy tạm thời đừng cho trẻ uống sữa trong vòng 24h đầu tiên, sau đó mới cho trẻ uống lại. Bởi cũng có thể, sữa chính là một trong những tác nhân gây tiêu chảy cho trẻ trong trường hợp này.

Đừng cho bé uống sữa bò mà hãy thay thế bằng sữa đậu nành hay loại sữa không chứa đường lactose vì loại sữa này dễ hấp thu hơn.

Nếu trẻ bị bệnh dưới 6 tháng tuổi hay đang còn bú mẹ thì không cần băn khoăn trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không, mà hãy tăng cường cho trẻ bú mẹ và uống nhiều nước lọc.

Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì bên cạnh sữa mẹ, có thể cho trẻ uống sữa công thức pha loãng, ăn thêm chuối, đu đủ hay cà rốt xay nhỏ để bổ sung dinh dưỡng và giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy đều được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó, việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Một số lưu ý chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tiêu chảy bao gồm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc để bù nước, tránh tình trạng mất nước dẫn đến suy kiệt, hôn mê.
  • Có thể cho trẻ ăn sữa chua với một lượng phù hợp để tăng khả năng đề kháng đường ruột.
  • Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, không được để trẻ bỏ bữa. Nên cho trẻ ăn cháo loãng nấu thịt bằm hoặc súp… để dễ tiêu hóa hơn.
  • Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn thức ăn cay mặn, nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt có gas, nước ép táo, mận hay uống loại sữa nhiều lactose… vì nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Đừng chủ quan, hay tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, vì nó có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
  • Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu giảm sau 2 – 3 ngày hoặc trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều lần có kèm theo các triệu chứng như sốt, phân lẫn máu, phát ban, nôn… để được khám và nhận chỉ định điều trị an toàn.

Bắt đầu vào hè, tình hình mắc tiêu chảy ở trẻ em càng có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là nguy cơ bùng phát dịch tiêu chảy do Rotavirus. Thật may mắn khi hiện nay, trẻ nhỏ hoàn toàn có thể được phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này một cách hiệu quả nhờ vắc xin. 

Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêm chủng của người dân cả nước, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng để luôn là địa chỉ “vàng” cung cấp đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn, cùng mức giá ưu đãi, quy trình tiêm chủng an toàn và dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp. 

Với hơn 40 cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc với không gian rộng rãi, nhiều phòng khám, phòng tiêm, phòng thay tã, khu vui chơi cùng các tiện ích miễn phí khác như: khám sàng lọc, gửi xe, tã giấy, wifi, nước uống…, hệ thống tiêm chủng VNVC ngày càng khẳng định vị thế địa chỉ tiêm chủng uy tín, an toàn, hiện đại hàng đầu hiện nay và được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Tiêu chảy bao lâu thì khỏi

100% khách hàng được khám sàng lọc miễn phí trước khi tiêm tại Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, Quý khách vui lòng gọi hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.

TRÀ MY