Tiêu chuẩn thiết kế điện trong nhà

Một nhà xưởng tốt không đơn giản chỉ đẹp mà còn cần bền vững. Trong đó, hệ thống điện được thiết kế đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo năng suất công việc, an toàn, tiện ích và tiết kiệm. Vì vậy, chủ đầu tư sẽ không thể tự lên ý tưởng qua loa mà phải cần đến các kỹ sư, tư vấn viên chuyên nghiệp thực hiện. Vậy thi công hệ thống điện nhà xưởng cần những tiêu chí gì? Bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng đúng tiêu chuẩn gồm có gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Bằng nhiều phương pháp thiết kế hệ thống điện công nghiệp, các đơn vị và chủ đầu tư thi công cần cân nhắc kỹ lưỡng cũng như lựa chọn hợp lý để đưa ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Hệ thống cơ điện M&E [Mechanical and Electrical] nhà xưởng

Hệ thống cơ điện gồm 2 phần chính là phần cơ và phần điện.

Phần cơ

Trong công trình nhà xưởng, phần cơ chủ yếu tập trung vào các hạng mục:

Điều hòa không khí và thông gió [HVAC hoặc MVAC - Mechanical Ventilation and Air Conditioning], phòng cháy - chữa cháy [Fire alarm and Fighting], cấp thoát nước [Plumbing and Sanitary], gas LPG và khí nén.

Phần điện

Phần điện gồm các hạng mục: hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nhẹ [Extra Low Voltage - ELV], hệ thống điện thông minh,...

Hệ thống cơ điện đóng vai trò như thế nào trong nhà xưởng?

Nếu phần thô [móng, sàn, cột, tường,...] được ví như “xương sống” của công trình thì phần cơ điện là “mạch máu” điều khiển các bộ phận quan trọng, giúp nhà xưởng vận hành ổn định. Như vậy, cơ điện là yếu tố không thể thiếu trong nhà xưởng. Để đánh giá công trình có cao cấp hay không, phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị và hệ thống cơ điện.

Sự khác nhau giữa việc thiết kế hệ thống M&E và thiết kế hạ tầng kỹ thuật điện, nước

M&E là toàn bộ hệ thống kỹ thuật bên trong dự án, công trình xây dựng nhà xưởng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, nước nằm trong khu đất của dự án, là mạng lưới các tuyến kỹ thuật về điện, nước, thông tin liên lạc với quy mô lớn và có tính chất phức tạp.

Dịch vụ thiết kế hệ thống điện nhà xưởng từ A - Z

Quá trình thiết kế -  thi công hệ thống cơ điện sẽ làm song song với phần xây dựng thô và hoàn thiện. Vì vậy, bản vẽ thiết kế cơ điện công trình rất quan trọng.

E.P.C - 15 năm kinh nghiệm với hơn 100 nhà máy đã thiết kế, đảm bảo mang đến công trình những bản thiết kế chỉn chu, tối ưu nhất.

Đối với hệ thống điện nhà xưởng, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế sau:

  • Hệ thống điện động lực trong tòa nhà.
  • Hệ thống chiếu sáng trong và ngoài nhà xưởng.
  • Hệ thống điều khiển thông minh.
  • Hệ thống dữ liệu và truyền thông.
  • Hệ thống CCTV, an ninh, phát thanh và cảnh báo.
  • Hệ thống phát hiện và báo cháy.
  • Lắp đặt hệ thống UPS.
  • Hệ thống đường dây điện, trạm biến áp, thiết bị đóng/cắt cao, trung và hạ thế.
  • Lắp đặt hệ thống máy phát điện, trạm điện.
  • Hệ thống chống sét.

Đối với thiết kế phần cơ, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế sau:

  • Hệ thống thông gió, điều hòa không khí.
  • Hệ thống nước ngưng.
  • Hệ thống bơm nước nóng, lạnh.
  • Hệ thống quản lý năng lượng.
  • Hệ thống chống và báo cháy.
  • Hệ thống khí nén.
  • Lắp đặt thiết bị vệ sinh, hệ thống nước thải, cấp thoát nước.

Bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng cần đáp ứng tiêu chí gì?

Hệ thống điện nhà xưởng

Bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhà xưởng chính xác, đạt yêu cầu, chuẩn từng chi tiết có vai trò rất quan trọng. Đó là cơ sở để quá trình thi công đảm bảo đúng thời gian quy định và các bộ phận, đường dây được bố trí một cách chính xác nhất. Vì thế, khi thiết kế, các kỹ sư cần cân nhắc và phải đảm bảo đủ những tiêu chí được trình bày dưới đây.

Đảm bảo tính dễ đọc, dễ hiểu

Bản vẽ cơ điện nhà xưởng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ giúp đội ngũ xây dựng tiến hành chính xác từng công đoạn như lắp đặt tụ điện, nối các đường dây điện,... Từ đó, dự án được đẩy nhanh, đảm bảo đúng tiến độ. Các chi tiết dùng trong bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng cần phải đúng ngôn ngữ, ký hiệu kỹ thuật cũng không được sai sót. Kèm theo đó, phải có chú thích rõ ràng, giải thích những ký hiệu có nghĩa là gì ở dưới bản vẽ.

Trong bản vẽ phải thể hiện rõ ràng từng phân khu được lắp đặt ra sao, ở vị trí nào, kèm tỷ lệ thực tế và tỷ lệ bao nhiêu là đúng yêu cầu. Ngoài ra, kỹ sư thiết kế phải điền rõ bản vẽ này được áp dụng trong khu vực nào của nhà xưởng, nhà máy, hệ thống công nghiệp,... để đơn vị thi công trang bị đồ nghề và tiến hành lắp đặt đúng theo yêu cầu.

Đáp ứng các tiêu chuẩn Nhà nước

  • TCVN 8241-4-2:2009: Tiêu chuẩn về tương thích điện từ EMC – Miễn nhiễm với hiện tượng phóng tĩnh điện – Phương pháp đo và thử. Đồng nhất với IEC 61000-4-2:2001 trong bản vẽ thiết kế nhà xưởng.
  • TCVN 5699-1:2010: Tiêu chuẩn về các thiết bị điện gia dụng an toàn. Đồng nhất với IEC 60335-1:2010.
  • TCVN 7922:2008: Tiêu chuẩn về các ký hiệu được sử dụng trong bản vẽ, tương đương với IEC 60617:2002 - Tiêu chuẩn về ký hiệu sử dụng trong bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng.
  • TCVN 3715:82: Tiêu chuẩn về các trạm biến áp công suất trọn bộ 1000 kVA, điện áp 20 kV.
  • TCXDVN 319:2004: Tiêu chuẩn xây dựng về lắp đặt hệ thống thiết bị nối đất cho các công trình công nghiệp.
  • 11TCN 18:2006: Tiêu chuẩn ngành về quy định trang bị điện.

Tính toán về mức độ hiệu quả

Các kỹ sư sẽ dựa vào bản vẽ điện nhà xưởng để tiến hành tính toán mức độ hiệu quả vận hành, đảm bảo hệ thống điện, thiết bị máy móc [như quạt, thông gió, đèn,...] hoạt động liên tục, ổn định, tương đồng với các thông số và công suất ban đầu đã đề ra. Tính toán hiệu quả sẽ giúp hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ và an toàn trong thời gian dài.

Các nhóm kỹ thuật điện sẽ cử trưởng nhóm quyết định việc sử dụng thiết bị nào phù hợp, để tránh trường hợp bị quá tải hay điện năng có biến đổi làm máy móc hư hỏng và hoạt động không hiệu quả.

Cam kết tính an toàn

Chúng tôi thiết kế điện nhà xưởng không những hỗ trợ cho dự án chạy đúng tiến độ mà còn cam kết tính an toàn đối với người lao động. Trưởng nhóm kỹ thuật sẽ sắp xếp và chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ cơ bản, quan trọng cho từng nhóm thi công.

Ngoài ra, khi lên kế hoạch cho bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng, kỹ sư sẽ ước lượng và đánh giá về chỉ số tải điện, đường dẫn nhằm tránh trường hợp chập điện gây mất an toàn cho người lao động. Vì vậy, cam kết tính an toàn được ưu tiên hàng đầu và là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống điện tại bất kỳ nhà xưởng, xí nghiệp nào.

Tính toán được khối lượng điện năng sử dụng cho doanh nghiệp

Tiêu chí cuối cùng của một bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng đạt yêu cầu là tính toán được khối lượng điện năng sử dụng cho doanh nghiệp. Kèm theo đó, bản vẽ cũng cần trình bày cụ thể các phương án tối ưu hoá chi phí điện năng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, vận hành mạnh mẽ.

Quy trình lên bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin dự án từ khách hàng về các nội dung như: không gian lắp điện, quy mô, số lượng trang thiết bị có trong nhà xưởng,... tiến hành khảo sát thực tế, kiểm tra và đối chiếu số liệu do khách hàng cung cấp.

Bước 2: Bố trí mạng cao áp

Xác định được các nội dung như: khu vực lắp đặt điện cao áp, nối dây điện vào nhà xưởng bằng cách nào, loại trụ điện nên sử dụng, khoảng cách tối thiểu giữa các đường dây, nhu cầu tải điện,... để tránh nguy hiểm về điện.

Bước 3: Bố trí mạng hạ áp

Giống như mạng cao áp, thiết kế hệ thống mạng hạ áp cũng cần phải xác định được khu vực đặt trụ điện, cách đi dây dẫn điện, khoảng cách giữa mạng cao áp và hạ áp là bao nhiêu thì đạt yêu cầu, tránh tình trạng xung đột hệ thống.

Bước 4: Bố trí hệ thống chiếu sáng

Bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về cường độ thắp sáng như độ toả sáng, hướng sáng, nhiệt độ, màu của ánh sáng, vị trí các bóng đèn, số lượng bóng đèn trong từng vị trí,...

Bước 5: Bố trí tụ điện bù công suất

Phụ thuộc vào công suất tải điện của từng nhà máy mà bố trí tụ điện bù công suất khác nhau. Tụ điện này giúp làm tăng khả năng hoạt động của máy phát điện, giảm bớt các vấn đề hư hỏng,...

Sau khi bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng hoàn thiện các loại bố trí nói trên, chủ đầu tư sẽ thực hiện quá trình giám sát, kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống điện cũng như tính an toàn. Nếu bản vẽ đạt yêu cầu, kỹ sư sẽ lên bản thiết kế hoàn chỉnh và tiến hành thi công.

Mẫu bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng

Bản vẽ cải tạo hệ thống điện nhà xưởng, kho đồng

Bản vẽ cải tạo hệ thống điện mặt bằng chiếu sáng

Bản vẽ mặt bằng bố trí đèn

Báo giá thiết kế bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng

Để có thể báo giá bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng chính xác nhất, kỹ sư phải có kinh nghiệm, am hiểu sâu về ngành điện kỹ thuật, hiểu rõ các hạng mục đã cam kết trong hợp đồng.

Bảng giá của bản vẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau và có thể thay đổi:

  • Tốc độ thi công dự án.
  • Tiến độ thanh toán của chủ đầu tư, trả lương cho công nhân.
  • Giá cả các vật tư thời điểm thực hiện dự án.
  • Vị trí nhà xưởng cần triển khai.
  • Khối lượng trang thiết bị cần phải có trong dự án.
  • Thời gian bảo hành, bảo trì.

Bảng giá thiết kế sẽ tùy thuộc vào những quy định kỹ thuật chung và có sự thay đổi sao cho phù hợp với mỗi công trình. Giá chưa bao gồm vật tư cung cấp cho nhà thầu sản xuất.

Với một số thông tin bổ ích đã chia sẻ, hy vọng quý khách đã có sự lựa chọn tốt nhất cho mục đích của bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng. Liên hệ ngay với E.P.C qua số điện thoại 0983 384 888 để được hỗ trợ, tư vấn và báo giá chính xác nhé!

Video liên quan

Chủ Đề