Tiêu thụ xe gian bị phạt như thế nào năm 2024

Có nhiều trường hợp xảy ra đối với người mua phải xe của người phạm tội. Trong trường hợp nếu như chiếc xe là phương tiện sử dụng khi gây án thì cơ quan công an sẽ có nhiệm vụ thu hồi để phục vụ công tác điều tra. Do bạn là người mua và không biết về sự việc này nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

Trong trường hợp nếu như chiếc xe máy không liên quan đến vụ án của chủ phương tiện thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm mua bán chiếc xe như trong một giao dịch dân sự thông thường.

Cũng có trường hợp người mua xe biết chiếc xe này là tài sản do phạm tội mà có nhưng vẫn quyết định mua thì có thể sẽ phạm tội “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, người mua xe có thể sẽ phải chịu những hình phạt khác nhau.

Tiêu thụ xe gian bị phạt như thế nào năm 2024

Một bãi cất giữ ô tô trộm cắp của những kẻ trong đường dây tiêu thụ gần 100 xe ô tô trộm cắp ở Hà Nội bị triệt phá năm 2021. (Ảnh: CACC)

Cụ thể, Điều 250 Bộ Luật hình sự quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, như sau:

"Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  1. Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm..."

Trường hợp người mua xe thỏa thuận trước, hứa hẹn trước với người bán xe về việc sẽ mua chiếc xe này sau khi trộm cắp được thì người mua sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mỗi tội danh tương ứng.

Nếu người mua hoàn toàn không biết về việc chiếc xe do trộm cắp mà có thì việc mua xe hoàn toàn không cấu thành các tội danh trên. Bởi vậy sẽ không đặt ra trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Bởi vậy trong trường hợp này, người mua cần lưu ý đến vấn đề dân sự đó là hợp đồng mua bán xe.

(Baonghean.vn) - Vì hệ thống tưới tiêu cho sản xuất bị ách tắc và cầu chui dân sinh qua cao tốc Bắc - Nam chưa được đấu nối với đường giao thông, nên trong ngày 18/3/2024, một số hộ dân xóm Hưng Thịnh, xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) đã ngăn trở nhà thầu thi công…

Tôi mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ quy mô nhỏ ở địa phương, đồ được cầm đều có giấy tờ đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. Gần đây có người đến cửa hàng của tôi đòi bán một chiếc xe máy Sh cũ trị giá 20 triệu đồng nhưng không đưa được giấy tờ.

Tôi biết đây là món hời nhưng nghi ngờ đó là xe ăn cắp. Xin hỏi luật sư nếu tôi nhận mua xe này rồi đem bán trong trường hợp đó là xe ăn cắp thật, tôi có phạm tội tiêu thụ của gian không? Mức phạt sẽ ra sao?

Tiêu thụ xe gian bị phạt như thế nào năm 2024
Ảnh minh họa

Với những thông tin bạn cung cấp, có thể thấy rằng bạn sẽ thực hiện hành vi mua bán xe gian vì bất kỳ giao dịch mua bán xe nào thì người bán đều phải cung cấp giấy tờ xe cho người mua, sau đó làm hợp đồng công chứng đối với giao dịch mua bán này.

Tuy nhiên người bán đã không đưa giấy tờ xe cho bạn. Trong trường hợp cơ quan công an điều tra ra được vụ án có liên quan đến chiếc xe SH này và đó là xe ăn cắp thì rất có thể bạn sẽ phạm vào tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015:

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  1. Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

  1. Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  1. Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  1. Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  1. Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Đối chiếu với quy định nêu trên, có thể thấy bạn nghi ngờ xe này là xe ăn cắp nhưng vẫn mua vì giá rẻ và không qua thủ tục mua bán xe theo đúng quy định của pháp luật thì cho dù bạn không hứa hẹn gì trước đó với người bán xe gian, nhưng khi cơ quan điều tra phát hiện ra vụ án liên quan đến chiếc xe này và yêu cầu bạn lên làm việc để làm rõ vấn đề như tôi đã nêu thì rất có thể, bạn sẽ có những hành vi, yếu tố cấu thành tội theo Điều 323 nêu trên.

Còn nếu bạn chứng minh được với cơ quan công an rằng bạn không hề biết rõ đây là xe ăn cắp khi mua thì có thể bạn không có yếu tố gì cấu thành tội như trên. Khi đó, giao dịch mua bán xe đó chỉ là giao dịch dân sự vô hiệu, chiếc xe sẽ bị tịch thu, bạn có thể yêu cầu người bán trả lại tiền, nếu đòi không được tiền, bạn có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại tiền.

Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kim Định – Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Minh, Gò Vấp, Tp.HCM – thuộc Cộng đồng Luật sư IURA.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)