Tổ chức xã hội nghề nghiệp tiếng anh là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Tổ chức xã hội là gì?
  • 2. Đặc điểm của tổ chức xã hội
  • 3. Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp là gì?
  • 4. Phân loại các tổ chức xã hội nghề nghiệp?
  • 5. Phân loại tổ chức xã hội
  • 5.1. Tổ chức chính trị
  • 5.2. Tổ chức chính trị xã hội
  • 5.3. Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp
  • 5.4. Tổ chức tự quản
  • 5.5. Nhóm tổ chức khác
  • 6. Điểm giống nhau giữa tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp
  • 7. Điểm khác nhau giữa tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp
  • 7.1. Tổ chức chính trị
  • 7.2. Tổ chức chính trị – xã hội
  • 7.3. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp
  • 7.4. Tổ chức xã hội
  • 7.5. Tổ chức xã hội nghề nghiệp

1. Tổ chức xã hội là gì?

Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Mỗi loại tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổ chức xã hội ở đây được hiểu là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân nhằm đạt được mục đích cụ thể, không nhằm mục đích lợi nhuận.

2. Đặc điểm của tổ chức xã hội

Thứ nhất: Tổ chức xã hội đứng gia nhân danh cho tổ chức của mình trong việc tham gia thực hiện đối với những hoạt động như quản lý nhà nước. Trường hợp pháp luật có quy định thì tổ chức xã hội sẽ nhân danh Nhà nước trong việc hoạt động của tổ chức.

Thứ hai: Các thành viên tham gia trong tổ chức xã hội hoạt động hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và hoạt động dựa trên một mục đích chung hay đơn giản ở đây là họ thành lập dựa trên nguyên tắc cùng giai cấp, cùng công việc nghề nghiệp của mình.

Thứ ba: Tổ chức xã hội đề ra các nguyên tắc hoạt động của tổ chức đó và điều lệ của tổ chức do chính các thành viên của tổ chức đó lập nên. Các nguyên tắc, điều lệ này được lập ra phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ tư: Không như các loại tổ chức khác thường thấy, điểm khác biệt cơ bản của tổ chức xã hội đó là việc hoạt động của tổ chức không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích của tổ chức này là để bảo vệ các quyền cũng như những lợi ích của các thành viên trong tổ chức.

3. Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp là gì?

Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp có một số đặc điểm sau đây:

– Thành lập theo sáng kiến của nhà nước

– Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước.

– Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội

– Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.

4. Phân loại các tổ chức xã hội nghề nghiệp?

Căn cứ vào đặc điểm của các thành viên trong tổ chức, tổ chức hoạt xã hội nghề nghiệp được phân loại thành hai nhóm, cụ thể như sau:

– Nhóm 1: Bao gồm các tổ chức xã hội xác lập một nghề riêng biệt được nhà nước thừa nhận, thành viên là những người có chức danh nghề nghiệp do Nhà nước quy định, hoạt động nghề nghiệp được tiến hành theo các quy định riêng biệt và chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đại diện cho nhóm này, có thể kể tên một số tổ chức sau: đoàn luật sư, Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hiệp hội trọng tài.

– Nhóm 2: Bao gồm các tổ chức được thành lập dựa trên đặc điểm nghề nghiệp, thành viên là những cá nhân, tổ chức yêu thích ngành nghề đó, tự nguyện tham gia. Ở nhóm này, hoạt động nghề nghiệp của các hội nghề nghiệp không xác định rõ ràng, các thành viên không có chức danh nghề nghiệp riêng biệt.

Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp này vô cùng đa dạng bao gồm những ngành nghề phổ biến trong xã hội như hội làm vườn, hội những người nuôi ông, hiệp hội mây tre đan,…

Nhìn chung, các tổ chức này đều mang đầy đủ những nét đặc trung của tổ chức xã hội nói chung. Các tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, hoạt động mang tính chất tự quản, tổ chức tự mình quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ. Đặc biệt nhất, đó là hoạt động của các tổ chức không mang tính quyền lực nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận.

5. Phân loại tổ chức xã hội

5.1. Tổ chức chính trị

Đây là loại tổ chức xã hội mà các thành viên trong tổ chức hoạt động cùng về hướng về một khuynh hướng chính trị cụ thể.

Thành viên tham gia trong tổ chức chính trị này là những người đại diện của cả một giai cấp hoặc là một lực lượng xã hội nên những thành viên trong tổ chức này là những người mà do được giai cấp hay lực lượng xã hội đó bầu lên.

Tổ chức chính trị được công khai và thừa nhận chỉ khi quyền lực nhà nước đặt ra ở đây là thuộc về một lực lượng nhất định.

Đối với tổ chức chính trị này thì nhiệm vụ đặt ra chủ yếu đó là việc giành chính quyền và giữ chính quyền.

Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì xác định rõ một điều rằng chỉ có duy nhất một tổ chức chính trị cầm quyền đó là Đảng cộng sản Việt Nam.

5.2. Tổ chức chính trị xã hội

Đây là một loại tổ chức chặt chẽ và được phân chia thành nhiều lớp để hoạt động hiệu quả.

Tổ chức chính trị xã hội thể hiện màu sắc đặc trưng đúng như cái tên của nó đó là màu sắc chính trị. Đứng ra đại diện để thể hiện ý chí đối với các tầng lớp trong xã hội đối với những công việc, hoạt động cụ thể của bộ máy Nhà nước.

Tổ chức chính trị xã hội góp phần trong việc bảo vệ, xây dựng cũng như đối với sự phát triển của đất nước.

Tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc chính đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, với hệ thống trải dài từ trung ương đến địa phương. Hoạt động theo điều lệ được lập tại hội nghị đại biểu các thành viên hoặc hội nghị toàn thể thông qua.

Các loại tổ chức chính trị xã hội hiện nay gồm có Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cứu chiến binh Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam.

5.3. Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp

Loại hình tổ chức này được thành lập dựa trên ý kiến, sáng kiến cũng như nhu cầu của cơ quan Nhà nước.

Đứng ra trợ giúp, hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết một số vướng mắc, vấn đề xã hội cụ thể.

Hoạt động theo hình thức, phương châm tự quản, không mang ý chí hay tính quyền lực chính trị, cơ cấu hình thức của tổ chức được tổ chức quyết định và mọi hoạt động hoàn toàn tự nguyện.

Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.

5.4. Tổ chức tự quản

Đây cũng là một loại hình tổ chức hình thành dựa trên sáng kiến, quan điểm của Nhà nước. Cộng đồng dân cư trên một địa bàn cụ thể sẽ bầu ra tổ chức tự quản dưới những cái tên cụ thể như tổ dân phố, thôn hay tổ hòa giải cơ sở … nhằm quản lý những công việc cụ thể mang tính cộng đồng hoặc được Nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ.

Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.

Thực hiện nhiệm vụ tự quản trên phạm vi nhất định cụ thể các công việc tại địa phương mà không chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước.

5.5. Nhóm tổ chức khác

Hình thành trên cơ sở tên gọi các hội, cùng công việc, cùng sở thích hoặc một số điểm chung khác, thành lập dựa trên quyền tự do của công dân trong công tác lập và hoạt động đối với hội đó.

6. Điểm giống nhau giữa tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp

– 05 tổ chức nêu trên mang đặc điểm chung của một pháp nhân phi thương mại đó là Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

– Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.

7. Điểm khác nhau giữa tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp

7.1. Tổ chức chính trị

– Là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định.

– Chỉ được công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định.

– Thành viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nên phải bầu cử mới được gia nhập.

– Nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền.

Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị duy nhất tại Việt Nam

7.2. Tổ chức chính trị – xã hội

– Là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân.

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động.

– Các tổ chức chính trị – xã hội tại Việt Nam bao gôm:

+ Công đoàn Việt Nam;

+ Hội nông dân Việt Nam;

+ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

+ Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng là một tổ chức chính trị xã hội. Tuy nhiên,luật Mặt trận tổ quốc Việt Namcũng nhưHiến pháp đã có định nghĩa:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Bởi vậy, theo quan điểm của mình, đây là một tổ chức liên minh chính trị.

7.3. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp

– Thành lập theo sáng kiến của nhà nước

– Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước.

– Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội

– Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.

Có thể kể đến một số tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp tại Việt Nam như:

– Hội luật gia Việt Nam [Căn cứ Điều lệ Hội luật gia Việt Nam – Phê duyệt kèm theo Quyết định 1004/QĐ-BNV ngày 31/8/2010].

– Hội Nhà báo Việt Nam [Khoản 1 Điều 8Luật báo chí 2016]

7.4. Tổ chức xã hội

Căn cứ Quyết định 68/2010/QĐ-TTg thì có thể nêu đặc điểm của tổ chức xã hội là:

– Là tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo;

– Tổ chức của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động;

Một số tổ chức xã hội có thể kể đến như:

– Hội người mù Việt Nam [ Theo Quyết định 09/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ [sửa đổi] của Hội Người mù Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành]

– Hội người cao tuổi Việt Nam [Theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 phê duyệt Điều lệ [sửa đổi, bổ sung] Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành]

7.5. Tổ chức xã hội nghề nghiệp

Là tổ chức xã hội tập hợp những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Chúng ta có thể kể đến một số Tổ chức xã hội nghề nghiệp như:

– Đoàn luật sư [theo Điều 7 Luật luật sư]

– Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [theo Quyết định 1172/QÐ-BNV ngày 12/11/2014 Phê duyệt Điều lệ [sửa đổi, bổ sung] Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam]

Video liên quan

Chủ Đề