Tổng cục thuế tiếng Anh La gì

Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước. Tổng cục Thuế có nhiệm vụ tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tư vấn pháp luật trực tuyếnmiễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tổng cục Thuế là gì?
  • 2 3. Vị trí, chức năng, quyền hạn và tổ chức của Tổng cục thuế:

1. Tổng cục Thuế là gì?

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính.

Theo đó, Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước [thuế]; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

– Tổng cục thuế trong tiếng anh là General Department of Taxation.

– Khái niệm về Tổng cục thuế trong tiếng anh được hiểu là:

The General Department of Taxation is an agency of the Ministry of Finance, the highest organ in Vietnam’s domestic tax management system. The General Department of Taxation has the function of advising and assisting the Minister of Finance in managing taxes, charges and fees and organizing tax administration in accordance with law.

The General Department of Taxation is an agency with a legal status, a seal, and an account outside the state treasury and is based in Hanoi.

Tasks of the General Department of Tax:

+ Consulting, drafting legal documents, guiding documents on tax.

Xem thêm: Quy định về chuyển đổi vị trí, luân chuyển công tác đối với công chức

+ Planning, operating the tax collection throughout the country.

+ Guide the implementation and dissemination of tax law implementation operations.

+ Actual research, continue to improve the organizational structure of tax administration agencies from the central to local levels.

+ Carry out examination, inspection and supervision of compliance with tax regulations.

+ Handling and resolving disputes, denunciations and complaints in the field of tax.

– Một số cụm từ tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:

+ Chi cục thuế quận 1 tiếng Anh là: District 1 Tax Department.

District 1 Tax Department is a tax administration agency, collecting, managing and supervising the implementation of tax regulations in District 1 of Ho Chi Minh City.

Xem thêm: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

+ Cục thuế tiếng Anh là : Department of Taxation

Department of Taxation is the agency organizing the implementation and management of tax in a province or centrally run city. For example: Hanoi Tax Department, Nam Dinh Tax Department, Ho Chi Minh Tax Department …

3. Vị trí, chức năng, quyền hạn và tổ chức của Tổng cục thuế:

Thứ nhất, vị trí và chức năng của Tổng cục thuế

Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước [sau đây gọi chung là thuế]; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức của Tổng cục thuế

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

1. Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương:

a] Vụ Chính sách;

Xem thêm: Tiêu chuẩn được bổ nhiệm vị trí Trưởng, phó khoa đơn vị y tế

b] Vụ Pháp chế;

c] Vụ Dự toán thu thuế;

d] Vụ Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế;

đ] Vụ Kê khai và Kế toán thuế;

e] Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;

g] Vụ Thanh tra – Kiểm tra thuế;

h] Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn;

i] Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân;

Xem thêm: Vị trí việc làm là gì? Xác định vị trí việc làm để tính lương thế nào?

k] Vụ Hợp tác Quốc tế;

l] Vụ Kiểm tra nội bộ;

m] Vụ Tổ chức cán bộ;

n] Vụ Tài vụ – Quản trị;

o] Văn phòng;

p] Cục Công nghệ Thông tin;

q] Trường Nghiệp vụ Thuế;

r] Tạp chí thuế.

Xem thêm: Phân tích các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm p khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại điểm q và r khoản 1 Điều này là đơn vị sự nghiệp.

Văn phòng được tổ chức 04 Phòng; Cục Công nghệ Thông tin được tổ chức 06 Phòng.

2. Cơ quan Thuế ở địa phương:

a] Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngtheo đơn vị hành chính cấp tỉnh [gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh] trực thuộc Tổng cục Thuế.

Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 phòng Thanh tra – Kiểm tra.

Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên [không kể thu từ dầu thô và đất] hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên [trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh] được tổ chức không quá 09 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 05 phòng Thanh tra – Kiểm tra.

Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm [không kể thu từ dầu thô và đất] hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 08 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và 01 phòng Thanh tra – Kiểm tra.

b] Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực [gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện] trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Xem thêm: Vị trí thống lĩnh thị trường là gì? Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường?

Cục Thuế cấp tỉnh, Chi cục Thuế cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; số lượng phòng tại Cục thuế cấp tỉnh phù hợp với quy mô, đối tượng quản lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ và tinh gọn bộ máy.

Thứ ba, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục thuế

Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định:

a] Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế;

b] Chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

Xem thêm: Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

a] Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế;

b] Kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Thuế.

3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, quy trình nghiệp vụ; văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế.

6. Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật:

a] Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;

b] Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và các nghiệp vụ khác có liên quan;

Xem thêm: Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức

c] Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế;

d] Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;

đ] Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e] y nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

8. Được áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế:

a] Yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;

b] n định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.

Xem thêm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam là gì? Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mặt trận tổ quốc?

9. Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

10. Thanh tra chuyên ngành thuế; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chng tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

11. Xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.

12. Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê về thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.

13. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

15. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển vị trí công việc phù hợp mới nhất năm 2022

17. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề