Top cac nha khoa hoc nga noi tieng năm 2024

Nga "chảy máu chất xám" hơn 50.000 nhà khoa học trong 5 năm qua, gây nguy cơ cản trở phát triển công nghệ khoa học tại nước này.

"Vấn đề chính ở Nga là trong nửa thập kỷ qua, chúng ta là quốc gia duy nhất để mất nhiều người như vậy trong lĩnh vực khoa học", Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) Valentin Parmon ngày 18/5 cho hay. "Bây giờ, khi mọi người nói về chủ quyền công nghệ và tương lai phụ thuộc công nghệ khoa học, vấn đề là nước Nga đang thiếu những người có thể làm được điều đó".

Ông Parmon kêu gọi chính phủ Nga tăng gấp ba lần kinh phí nghiên cứu để thu hút những người có năng lực quay lại nghiên cứu khoa học và đạt "mức độ gần trung bình" so với những nước công nghệ tiên tiến.

Top cac nha khoa hoc nga noi tieng năm 2024

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ural, Nga. Ảnh: UrFU

Bình luận của Parmon được đưa ra sau khi các nhà khoa học thuộc Viện Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) khu vực Siberia công bố thư ngỏ bênh vực ba nhà khoa học bị bắt vì cáo buộc phản quốc. Trong thư, họ cảnh báo những vụ án hình sự kiểu này có nguy cơ cản trở tiến bộ của Nga trong lĩnh vực công nghệ siêu vượt âm.

"Chúng tôi chỉ đơn giản không hiểu làm thế nào tiếp tục công việc của mình, khi bất kỳ bài viết hoặc báo cáo nào cũng có thể trở thành căn cứ để buộc tội phản quốc", bức thư cho hay.

Theo các thành viên RAS ở Siberia, những vụ án nhằm vào nhà khoa học sẽ gây ra tác động tiêu cực với các nhà nghiên cứu trẻ.

"Ngay bây giờ, các sinh viên giỏi nhất từ chối làm việc với chúng tôi và những nhân viên trẻ tài năng nhất đang rời khỏi lĩnh vực khoa học. Một số lĩnh vực nghiên cứu cực kỳ quan trọng, có thể đặt nền tảng cho ngành công nghệ hàng không vũ trụ tương lai, lại phải đóng cửa vì nhân viên sợ tham gia nghiên cứu", các nhà khoa học nhấn mạnh.

Giới chức Nga năm ngoái bắt hai nhà khoa học Anatoly Maslov và Alexander Shiplyuk với cáo buộc phản quốc. Nhà khoa học thứ ba là Valery Zvegintsev bị bắt tháng trước.

Top cac nha khoa hoc nga noi tieng năm 2024

Từ trái qua phải: Anatoly Maslov, Alexander Shiplyuk và Valery Zvegintsev, ba nhà khoa học Nga bị bắt vì cáo buộc làm lộ thông tin nhạy cảm về công nghệ siêu vượt âm. Ảnh: Moscow Times

Năm 2012, Maslov và Shiplyuk trình bày kết quả thử nghiệm thiết kế tên lửa siêu vượt âm tại hội thảo ở Tours, Pháp. Vào năm 2016, ba người cùng viết một chương sách về công nghệ phương tiện lướt siêu vượt âm, động thái bị cho là tiết lộ những thông tin nhạy cảm về hệ thống vũ khí này.

Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Moskva Viktor Sadovnichy hồi tháng 4 cho biết số lượng nhà khoa học ở Nga dưới 30 tuổi đã giảm 25% trong 10 năm qua.

"Năm 2010, Nga có 71.000 nhà khoa học dưới 30 tuổi, trong đó có 4.350 người có học vị. Năm 2021, số lượng này giảm xuống còn 53.000 người, trong đó 1.750 người có học vị", ông Sadovnichy nói.

Ở tất cả nhóm tuổi, tổng số nhà khoa học ở Nga giảm xuống mức thấp lịch sử là 340.100 người vào năm 2021, theo Viện Nghiên cứu Thống kê và Kinh tế Tri thức tại Trường Kinh tế Cao cấp Moskva.

Số lượng người làm việc trong lĩnh vực khoa học ở Nga giảm dần từ năm 2014. Giai đoạn 2014-2021, số nhà khoa học giảm 10,5%, tương đương 76.000 người. Vào thời điểm Liên Xô tan rã, Nga có số lượng nhà nghiên cứu khoa học cao nhất thế giới, với 992.000 người.

Một trong ba người đoạt giải Năng lượng toàn cầu năm nay là Tiến sĩ Khoa học Viktor Orlov (Nga), Chuyên gia trưởng của Trung tâm Công nghệ đổi mới thuộc Tập đoàn Rosatom, chiến thắng ở hạng mục "Năng lượng truyền thống", với nghiên cứu cơ bản về phát triển công nghệ năng lượng sáng tạo dựa trên lò phản ứng nhanh với chất làm mát hợp kim nặng và chu trình nhiên liệu khép kín.

Giáo sư Hóa học Mercury Kanadzidis tại Đại học Northwestern (Mỹ) chiến thắng ở hạng mục “Năng lượng phi truyền thống” vì những thành tựu lớn trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng mặt trời. Giáo sư Kaushik Rajashekara đến từ tại Đại học Houston (Mỹ) đoạt giải trong hạng mục “Công nghệ mới ứng dụng năng lượng” vì đóng góp xuất sắc trong việc điện khí hóa phương tiện giao thông và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Trước đó, ba nhà khoa học trên đã lọt danh sách rút gọn gồm 15 nhà khoa học đến từ 9 quốc gia là Ấn Độ, Kazakhstan, Canada, Nga, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Uruguay và Pháp. Năm nay, Ủy ban quốc tế của giải thưởng đã nhận được 119 hồ sơ ứng cử từ số lượng kỷ lục 43 quốc gia (năm 2021 là 36 nước và mùa giải 2020 chỉ có 20).

Top cac nha khoa hoc nga noi tieng năm 2024

Danh sách rút gọn đề cử hạng mục “Năng lượng truyền thống”. Ảnh: Thanh Thể

Từ Việt Nam cũng có hồ sơ tham gia giải, song không lọt danh sách rút gọn kể trên. Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân bên lề Lễ công bố giải thưởng, ông Sergey Brilyov, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng toàn cầu khẳng định, Việt Nam là quốc gia phát triển rất năng động và đặc biệt quan tâm vấn đề năng lượng. Việt Nam có nhiều chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực này và phía trước vẫn còn nhiều cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam.

Ông S.Brilyov bày tỏ vui mừng khi nhận được đơn đăng ký của các ứng cử viên Việt Nam cho giải thưởng. Ông cũng chia sẻ đã nhiều lần đến Việt Nam và dành tình cảm ấm áp cho dải đất hình chữ S.

Chúc mừng những người đoạt giải, Thống đốc Khu tự trị Khanty-Mansi, bà Natalya Komarova khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ môi trường, đồng thời nhấn mạnh về mong muốn của khu vực tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này.

Hiệp hội Năng lượng toàn cầu là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 2002 tại Nga, nhằm hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực năng lượng, cũng như thúc đẩy hợp tác năng lượng quốc tế vì lợi ích của toàn nhân loại, định hình năng lượng tương lai. Hiệp hội trao tặng giải thưởng Năng lượng toàn cầu từ năm 2003. Trong những mùa giải trước, 45 nhà khoa học đến từ 15 quốc gia trở thành người chiến thắng vì những đóng góp to lớn cho nhân loại trong lĩnh vực năng lượng.

Lễ trao giải thưởng năm nay theo kế hoạch được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng Nga, dự kiến diễn ra tại Moskva từ ngày 12 đến 14/10 tới.