Trách nhiệm của nhân viên thu hồi nợ là gì năm 2024

Nhân viên thu hồi nợ có được gọi cho người thân của người vay để nhắc nợ hay không? Nhân viên thu hồi nợ làm phiền nhiều lần thì bị xử phạt như nào? Chào luật sư, thời gian qua tôi bị Công ty tài chính điện thoại làm phiền liên tục về vấn đề nhắc nợ của chị gái tôi. Tôi nói rất nhiều lần với bên Công ty là tôi không liên quan gì đến khoản vay nhưng Công ty ngày nào cũng gọi cho tôi cả mấy chục cuộc. Cho tôi hỏi nhân viên thu hồi nợ có được gọi cho người thân của người vay để làm phiền không ạ? Hãy giải đáp giúp tôi.

Nhân viên thu hồi nợ có được gọi cho người thân của người vay để nhắc nợ hay không?

Căn cứ điểm đ khoản 2 sửa đổi bởi khoản 7 có quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống:

đ] Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 [năm] lần/01 [một] ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 [bảy] giờ đến 21 [hai mươi mốt] giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;

Như vậy, nhân viên thu hồi nợ không được gọi cho người thân của người vay để nhắc nợ thường xuyên.

Nếu nhân viên thu hồi nợ làm phiền nhiều lần thì bị xử phạt như nào?

Theo khoản 3 có quy định các hành vi bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng như sau:

  1. Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;
  1. Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
  1. Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
  1. Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ các trường hợp cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ] Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;

  1. Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
  1. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
  1. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
  1. Ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng;
  1. Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  1. Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  1. Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  1. Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  1. Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;
  1. Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;
  1. Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
  1. Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.

Theo đó, nhân viên thu hồi nợ điện thoại làm phiền nhiều lần thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Kiến thức cơ bản về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, kiến thức về pháp luật kinh tế, về xã hội là ba kiến thức chuẩn mực cho một nhân viên thu nợ. Một nhân viên được trang bị đủ những kiến thức này kết hợp với một số kỹ năng khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khai thác và đánh giá thông tin; chắc chắn người đó sẽ hoàn thành tốt công tác thu hồi nợ cho doanh nghiệp. Song để trở thành nhân viên thu nợ của một công ty thu nợ chuyên nghiệp, cần phải được cung cấp những kiến thức chuyên biệt, đặc thù. Những kiến thức chuyên biệt, đặc thù sẽ được chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau.

Nhân viên thu hồi nợ tại hiện trường là gì?

Nhân viên thu hồi nợ là người thay mặt công ty, doanh nghiệp thực hiện công việc liên quan đến thu hồi tiền nợ [thường là nợ quá hạn chưa trả] từ các khách hàng, đối tác. Nhân viên thu hồi nợ có thể thuộc bộ phận thu nợ của một công ty hoặc thuộc một công ty thu hồi nợ độc lập.

Nhân viên thu hồi nợ ngân hàng lượng bao nhiêu?

Lương cơ bản của nhân viên thu hồi nợ dao động vào khoảng 6.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, thu nhập của công việc này còn đến từ tiền thưởng và số phần trăm được chia trên mỗi hợp đồng thu hồi được.

Nhân viên thu hồi nợ là gì?

Nhân viên thu hồi nợ là người đại diện cho công ty thu hồi các khoản tiền chưa trả đúng thời hạn của khách hàng, đối tác kinh doanh. Vị trí này thường xuất hiện trong các ngân hàng, tổ chức tài chính, hoặc các công ty cung cấp dịch vụ thu hồi nợ.

Thu hồi nợ của ngân hàng là gì?

- Khái niệm: Thu hồi nợ là việc yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền hay tài sản khi đã hết hạn hoặc quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo thỏa thuận và hợp đồng. - Ý nghĩa của việc thu hồi nợ: + Đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp, cá nhân.

Chủ Đề