Trầm cảm ở trẻ em là như thế nào

Nếu trầm cảm ở người lớn đặc biệt là phụ nữ sau sinh dễ nhận ra thì những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em khó phát hiện hơn. Chính vì vậy mà bệnh không được phát hiện sớm đến khi biết thì trầm cảm đã nặng và gây ra nhiều hậu quả.

Dấu hiệu trầm cảm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Trẻ hay khóc, nhất là khóc đêm và rối loạn trong giấc ngủ, giật mình nhiều lần.
  • Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ: Bình thường là đến giờ đó bé đòi bú nhưng mấy bữa nay bé có dấu hiệu bỏ bú hay bú rất ít.
  • Chậm phát triển về nhận thức và hoạt động: Thường hơn 1 tuổi bé sẽ biết nói, bò được nhưng nếu đến 2, 3 tuổi mà bé vẫn chưa có biểu hiện nào hết, đó cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
  • Sự tập trung chú ý và trí nhớ của trẻ kém: Một số trẻ sớm biểu hiện tâm trạng qua việc chúng hay quên những việc cần phải làm hay một nhiệm vụ nào đó. Cũng có thể chúng tỏ ra lơ đãng, chẳng còn quan tâm tới vấn đề gì.
  • Trẻ hay cáu gắt bất thường: Trẻ dễ gắt gỏng, lúc nào cũng quàu quạu, và chúng thường che đậy nỗi chán chường với người lớn. Chẳng hạn như thay vì nói với bạn là trẻ cảm thấy buồn, trẻ có thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn, hay trước đây chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần.

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ đã đi học

Thường thể hiện bằng triệu chứng cơ thể mà đau là triệu chứng hay được kể đến. Thường là đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với các thể trầm cảm cảm nhẹ, có nhiều tác giả gọi là trầm cảm che đậy bởi triệu chứng cơ thể, các thể này thường không được phát hiện chẩn đoán sớm và tất nhiên không được điều trị. Đa phần các trường hợp này được bố mẹ đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…, và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.

  • Khí sắc trầm: Trẻ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, không giải thích được nguyên cớ, hay cáu kỉnh. Giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể.
  • Tư duy: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập, kết quả học giảm sút, quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng, đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý. Một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập, kết quả ban đầu tốt nhưng sau đó kết quả lại giảm sút một cách rõ rệt.
  • Các hoạt động xã hội: Trẻ thu mình cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn. Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, với những người xung quanh, có thể ngay cả với những người thân thiết nhất. Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ kém nhiệt tình đến tình trạng thờ ơ. Một số khác lại gia nhập nhóm bạn để chia sẻ, đồng cảm. Một số lao vào học tập nhưng một số lại từ chối làm mọi việc.
  • Rối loạn ăn uống: Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên có thể ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân. Tăng hay giảm cân là triệu chứng cần lưu ý ở vị thành niên, bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng về thể chất, nên triệu chứng giảm cân không rõ ràng mà có khi biểu hiện tình trạng chậm hay ngừng tăng cân so với lứa tuổi.
  • Rối loạn giấc ngủ, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ngủ ít, trong rất nhiều trường hợp trẻ thường xuyên có ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, trẻ thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm…
  • Đi kèm với các triệu chứng về cảm xúc, cơ thể là các biểu hiện rối loạn hành vi, như quậy phá, hành vi chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng đảng hay nhóm bạn xấu và sử dụng các chất gây nghiện. Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên ngày càng có xu hướng tăng cao, thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội, trong số này tỷ lệ có rối loạn trầm cảm cao.
  • Tự sát cũng là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm tuổi vị thành niên, ở các mức độ khác nhau từ ý tưởng đến có hành vi tự sát. Trẻ thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu,… và thường xẩy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.

Mặc dù tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm thấp hơn so với người trưởng thành nhưng hậu quả nó gây ra lại nặng nề không kém. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho thấy khoảng 2% trẻ nhỏ và 4-8% vị thành niên mắc chứng trầm cảm vì vậy phát hiện sớm các trường hợp trầm cảm là rất cần thiết. Hiện nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm có rất nhiều như gia đình đổ vỡ gây tổn thương tâm lý, bị áp lực, bị áp đặt cuộc sống, gặp thất bại….

Nếu phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu trên thì hãy đi bé đi khám tại các cơ sở khám bệnh uy tín để được chuẩn đoán và đưa ra phương pháp tiến trình điều trị hợp lý nhất.

Xem thêm:

Benhlytramcam.vn

Benhlytramcam.vn - 5 Tháng Chín, 2018

04/04/2022

Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây, khi chúng ta ghi nhận có ít nhất 3 trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi tự sát. Điều này gây ra sự chú ý và quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên. Trong đó, trầm cảm – căn nguyên phổ biến nhất dẫn đến tự sát ở lứa tuổi này đã được đề cập nhiều. Vậy trầm cảm là gì? Các dấu hiệu giúp nhận biết trầm cảm, điều trị và dự phòng rối loạn cụ thể này như thế nào?

[Ảnh minh họa]

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần như: cảm xúc, tư duy và vận động. Trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay hứng thú cũ, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động kéo dài ít nhất 2 tuần. Thường đi kèm thêm các biểu hiện như buồn chán hầu như cả ngày, cảm giác tự ti, ý tượng bị tội và không xứng đáng, nhìn tương lai ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, suy nghĩ về cái chết hoặc các hành vi tự sát,… rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon hoặc ăn nhiều.

Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên có phổ biến?

Tỷ lệ mắc trầm cảm chung ở trẻ em là 2%. Ở lứa tuổi vị thành niên, tỷ lệ này dao động từ 5% đến 8%. Tỷ lệ này phổ biến hơn ở trẻ sau tuổi dậy thì.

Một số yếu tố nguy cơ của  trầm cảm bao gồm gia đình có người mắc các rối loạn cảm xúc, có 1 đợt trầm cảm trước đó, thất bại trong học tập, xung đột trong gia đình, quan hệ bạn bè hoặc đi kèm các rối loạn tâm thần như rối loạn hành vi, rối loạn lo âu…Bên cạnh đó, tình trạng bị bắt nạt và dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội có thể liên quan đến  trầm cảm.

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên là gì?

Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên khá đa dạng và không điển hình. Các biểu hiện chung thường gặp là:

  • Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thất thường [gắt gỏng, thù địch, dễ nổi cáu bộc phát…].
  • Giảm hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây [ví dụ: bỏ các hoạt động thể thao, âm nhạc, vẽ,..].
  • Không muốn đi ra ngoài, rút lui xã hội, không tham gia các hoạt động trên lớp hoặc không còn muốn đi chơi với bạn bè.
  • Tránh né việc đi học.
  • Suy giảm kết quả học tập, than phiền không tập trung, hay quên.
  • Thay đổi giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
  • Thường xuyên có các phàn nàn không giải thích được như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày,…
  • Xuất hiện các vấn đề về hành vi [ví dụ: trở nên cố chấp hơn, trốn khỏi nhà, bắt nạt người khác].
  • Có các suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng hoặc hành vi tự tử.
  • Cảm giác vô dụng [tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương] hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp.
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác.

Điều trị và dự phòng như thế nào?

Trầm cảm hiện tại là rối loạn có thể điều trị ổn định được. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trầm cảm, gia đình nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị thuốc, liệu pháp tâm lý và giáo dục cho trẻ và gia đình. Tùy thuộc chẩn đoán và mức độ trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp về lựa chọn điều trị.

Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng đối với các trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ và vừa.

Các cuộc gặp mặt gia đình, các phương pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi [CBT], liệu pháp tương tác cá nhân [IPT], phỏng vấn tạo động lực, trị liệu nhóm,…là các phương pháp được chứng minh hiệu quả.

Các thuốc được lựa chọn để điều trị thường là các thuốc chống trầm cảm, có thể một số trường hợp sẽ cần sử dụng thêm các thuốc điều chỉnh khí sắc, an thần kinh.

Cần có sự tham gia hỗ trợ của nhà trường trong việc phát hiện sớm, giáo dục kiến thức, liên kết gia đình và các nhà chuyên môn trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho các trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm.

Đối với những trẻ có biểu hiện có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát, cần loại bỏ những vật sắc nhọn hoặc dây thừng trong môi trường xung quanh trẻ và luôn có sự giám sát của cha mẹ hoặc người chăm sóc.

BS Nguyễn Minh Quyết – Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề