Thế nào là nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

Nuôi trồng thủy sản hiện đang được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, mang tới thu nhập cao cho người dân, đặc biệt là đối với các vùng ven biển. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về khái niệm nuôi trồng thủy sản là gì? Nếu như bạn cũng đang loay hoay về ngành này thì nên tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé.

Nuôi trồng thủy sản là gì?

Theo các chuyên gia, nuôi trồng thủy sản [có tiếng Anh khoa học là Aquaculture], đây chính là hoạt động đem các con giống thủy hải sản đã được chọn lọc kỹ càng, có thể là con giống nhân tạo hoặc con giống tự nhiên rồi thả vào môi trường nuôi đã được chuẩn bị sẵn. Ví dụ như thả vào ao hồ hoặc các thiết bị nuôi [lồng, bè, bể nhân tạo…]..

ngành nuôi trồng thủy sản tại đông nam bộ

Nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành trong trong môi trường nước ngọt, nước lợ hay nước mặn…Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay phải kể đến như tôm, cua, cá, ngao, ốc hoặc có thể là tảo…Người nuôi trồng phải áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm thu về lợi nhuận cho mình cũng như cung cấp lương thực cho cộng đồng xã hội.

Các loại hình nuôi trồng thủy sản phổ biến

Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ: đây là loại hình mà người nuôi trồng theo sở thích, diện tích nhỏ, dùng để tự tiêu thụ cho gia đình hoặc đem bán.

Nuôi trồng thủy sản thương mại: là hình thức nuôi trồng quy mô lớn, áp dụng ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản để thu được lợi nhuận tối đa. Sản phẩm thu hoạch để bán ra thị trường lớn, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài.

Nuôi trồng thủy sản nước lợ: đây là hình thức nuôi thủy sản trên vùng nước lợ, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên nước lợ thường có giá thành thấp

Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khai thác tự nhiên: tức là thu gom giống ở  bên ngoài tự nhiên từ khi con non cho đến con trưởng thành, nuôi tiếp đến cỡ thương phẩm rồi đem bán ra thị trường.

Nuôi trồng thủy sản cao sản:  là mô hình nuôi thâm canh dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp theo nhu cầu của loài. Lấy giống từ các trại sản xuất giống, nuôi trong lồng hay bể nuôi nhân tạo có màng lót…

mô hình nuôi trồng thủy sản cao sản : dùng thức ăn công nghiệp , bể hồ nhân tạo

Nuôi trồng trên biển: là hình thức nuôi trồng từ khi thả giống cho đến khi thu hoạch đều được thực hiện ở trên biển.

Quy trình nuôi trồng thủy sản

Quy trình nuôi trồng thủy sản có thể có sự khác nhau giữa từng loài nhưng nhìn chung đều bao gồm 4 giai đoạn chính đó là: 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị con giống, con giống tốt sẽ giúp cho việc nuôi đơn giản hơn, thủy sản sẽ lớn nhanh và tăng hiệu quả kinh tế. Vì thế cần đảm bảo lựa chọn nguồn giống chất lượng, nguồn giống này có thể là giống tự nhiên hay nhân tạo đều được.

khâu chọn con giống nuôi trồng thủy sản rất quan trọng

Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị môi trường nuôi thủy sản cho tốt, bởi dù giống có tốt đến mấy nhưng nếu môi trường bẩn, không phù hợp thì chúng có thể bị chết. Theo đó cần tiến hành khử trùng, làm sạch, đảm bảo nước trong phù hợp với đặc tính thủy sản.

Giai đoạn 2: quá trình chăm sóc thủy sản. Các loại thủy sản sau khi được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ được chuyển đến môi trường nuôi. Trong quá trình này cần phải dùng thức ăn chăn nuôi do các nhà máy sản xuất để cho thủy sản ăn. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh dịch, thay nước nếu bị ô nhiễm.

Giai đoạn 3: thu hoạch. Khi thủy sản đã phát triển đến ngưỡng nhất định thì ta tiến hành thu hoạch. Sử dụng các kỹ thuật chuyên nghiệp để thu hoạch nhanh nhất.

Giai đoạn 4: chế biến và đóng gói sản phẩm, bán ra thị trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản hiệu quả, kinh tế cao

Trong những năm đổ lại đây, nuôi trồng thủy sản ngày càng trở lên hot và là ngành thu lời cao. Và để tăng gia năng suất, hạn chế dịch bệnh cũng như đạt hiệu quả uôi trồng cao thì đa phần người dân đều sử dụng bạt lót hồ ao nuôi tôm, nuôi cá …Đây là loại màng chống thấm bề mặt trơn dùng để lót các bể tôm và bể cá nhân tạo với ưu điểm tuyệt vời hơn nhiều so với việc nuôi trồng thủy sản trong ao tự nhiên.

Dùng bạt lót hồ ao tăng năng suất hiệu quả nuôi trồng thủy sản

Dùng bạt lót ao hồ nuôi trồng thủy sản được hầu hết các chủ cơ sở nuôi trồng lựa chọn bởi nó có độ bền cao, chống ăn mòn, đảm bảo chất lượng nước, chống xói mòn, chống thấm nước, đảm bảo môi trường nước chất lượng để thủy sản phát triển. Đặc biệt nuôi trồng thủy sản trong ao hồ có bạt lót sẽ hạn chế dịch bệnh, dễ dàng kiểm soát, dễ vệ sinh, dễ thu hoạch, tránh bị thất thoát, thời gian cải tạo nhanh…

bạt lót hồ nuôi trồng thủy sản

Ngoài ra chi phí đầu tư bạt lót cho ao nuôi tôm cá cũng rất rẻ, độ bền có thể lên đến hàng chục năm nên cực kỳ tiết kiệm. Nhất là đối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long nước mặn và nước lợ thì đây là giải pháp nuôi trồng thủy sản tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin và các quy trình triển khai, các bạn và quý khách đã hiểu được phần nào về ngành nuôi trồng thuỷ sản là gì. Từ đó nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành dự án nuôi trồng của mình.

Quý khách hàng có thể tìm mua bạt lót ao nuôi thủy sản tại Công ty Suncogroup Việt Nam qua hotline: 0989 999 219 [Call/Zalo] để được  tư vấn và báo giá tốt nhất.

Hoặc địa chỉ các kho trên toàn quốc của Suncogroup Việt Nam

Hà Nội: Số 1, ngách 765/1 Nguyễn Văn Linh, P.Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội

HCM: 1153/13 QL 1A, KP1, Phường Thới An, Quận 12, HCM – đối diện UBND quận 12.

Đà Nẵng : 479 Trường Sơn – Quận Cẩm Lệ – Đà Nẵng 

Website: //suncogroupvn.com/

Email :

Theo thống kê, ngành chế biến thủy sản của nước ta hiện có gần 600 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế gần 2,8 triệu tấn sản phẩm/năm, chiếm 8-11% tổng giá trị kim ngạch cả nước. Trình độ công nghệ chế biến và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Việt Nam được nâng cao. Tỷ trọng sản phẩm sơ chế chiếm 51%; sản phẩm làm sẵn chiếm 36%; sản phẩm ăn liền chiếm 13%. Các trang thiết bị máy móc hiện đại, giúp nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng. 

Hiện nay, có hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu thủy sản của nước ta. Việc nghiên cứu và áp dụng khoa học trong chế biến bảo quản thủy sản đã tạo ra nhiều mặt hàng mới, làm thay đổi cơ cấu sản phẩm thủy sản. Từ chỉ có những mặt hàng thủy sản sơ chế, đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam khá phong phú, đa dạng, giá trị gia tăng ngày càng cao, tỷ trọng sản phẩm gia tăng đạt gần 50%, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. 

Một số tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản đã được áp dụng rộng rãi. Tiến sĩ Đỗ Đức Nam, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ [Bộ Khoa học và Công nghệ] cho biết, Viện đã nghiên cứu và phát triển bộ công cụ quan trắc môi trường nước tự động nhằm đo, giám sát môi trường nước theo thời gian thực. Việc thu thập các thông tin môi trường nước kịp thời, thông báo liên tục cho chủ đầm nuôi tôm sẽ giúp cảnh báo sớm cho người nuôi các chỉ số vượt ngưỡng cho phép trong nước, ảnh hưởng sự sinh tồn của con tôm để có hướng xử lý kịp thời. 

Công nghệ sản xuất giống các đối tượng nuôi chủ lực đã được cải thiện, đáp ứng nhu cầu thị trường. Số lượng, chất lượng con giống cá tra, tôm hùm, nhuyễn thể, cá rô phi cơ bản được nâng lên, đủ để sản xuất; tỷ trọng giống tôm nước lợ chất lượng được sản xuất trong nước tăng đáng kể, kịp thời phục vụ nhu cầu thị trường trong nước; giống tôm sú bước đầu được xuất khẩu sang các nước như: Indonesia, Thái Lan, Bangladesh… Công nghệ nuôi tiên tiến trên thế giới như công nghệ biofloc được ứng dụng phổ biến ở các địa phương ven biển để nuôi tôm nước lợ mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng, chống được một số bệnh trên tôm nuôi, giảm ô nhiễm môi trường... 

Hiện nay, hơn 2.000 cơ sở nuôi trồng thủy sản ở gần 50 tỉnh, thành phố trong cả nước đã được chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật này. Năng suất nuôi tăng bình quân 5,6 lần/năm. Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết tỉnh, thành phố trong cả nước. Hệ thống nuôi tuần hoàn [RAS] được áp dụng tại một số cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, cá cảnh của một số đơn vị như: Công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam, Tập đoàn thủy sản Việt-Úc, Công ty TNHH Hải Thanh...

Nhờ ứng dụng khoa học-công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, đến nay, nhiều mô hình nuôi tôm, cá công nghệ cao xuất hiện ngày một nhiều hơn ở các địa phương như: Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Bình Thuận… Điển hình như mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân [Hà Tĩnh] cho thu nhập 2-3 tỷ đồng/ha/năm.

Cũng nhờ áp dụng khoa học-kỹ thuật, tại tỉnh Cà Mau, hiện đã gia tăng tổng sản lượng tôm nuôi [tôm sú, tôm thẻ], đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Australia, Canada, Hồng Công [Trung Quốc], Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Đáng chú ý, tại vịnh Vân Phong [Khánh Hòa] đã hình thành mô hình nuôi cá chim vây vàng quy mô công nghiệp. Với quy mô 10 ha mặt nước và 1.000 m3 mặt đất, đây là trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. 

Mới đây, Tập đoàn thủy sản Việt-Úc đã khởi công xây dựng Dự án phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao với quy mô gần 200 ha, tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng tại huyện Đầm Hà, Quảng Ninh. Dự án có quy mô sản xuất 3 tỷ con tôm giống/năm và xây dựng khu nuôi tôm thương phẩm với năng suất khoảng 100-300 tấn/ha/năm, tương ứng 5.800-17.400 tấn/năm.

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công  nghệ trong nuôi trồng thủy sản còn có sự tham gia của các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngày càng thường xuyên và thực chất hơn. Điển hình là các doanh nghiệp như: Tập đoàn thủy sản Minh Phú, Tập đoàn thủy sản Việt-Úc; Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Nam Việt, Công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam... đã tạo động lực và kết nối mạng lưới nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong cộng đồng nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, hoạt động khoa học-công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhìn chung hiệu quả chưa cao, số lượng các sản phẩm liên quan khoa học ứng dụng cũng như các sản phẩm khoa học tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước được thương mại hóa còn ít, ứng dụng thực tiễn vẫn thấp. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay của người dân còn hạn chế, trong khi nhu cầu kinh phí ban đầu để đầu tư hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ cao là rất lớn. 

Mặt khác, quy mô nuôi của nhiều hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ; hệ thống cấp thoát nước, đường điện, giao thông tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung chưa được đầu tư đồng bộ. Nhận thức, trình độ của người dân không đồng đều cũng là một rào cản trong việc tiếp cận với khoa học-công nghệ… 

Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, cần tăng cường hoạt động phổ biến thông tin khoa học-công nghệ cũng như tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các thành quả nghiên cứu khoa học-công nghệ vào lĩnh vực thủy sản; đồng thời, cần nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ trong ngành thủy sản. Trong đó, vấn đề cần quan tâm đầu tiên là con giống, sau đó là công tác nghiên cứu về dịch bệnh-yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Theo Dân trí

Video liên quan

Chủ Đề