Trẻ ăn lòng trắng trứng có tốt không

Lòng đỏ trứng cung cấp nhiều chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như : sắt, viatmin A, kẽm…Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc khi nào nên cho trẻ ăn trứng và ăn như thế nào là đúng thì không phải mẹ nào cũng biết.

Trứng là loại nguyên liệu quen thuộc, dễ mua và dễ chế biến. Ngoài ra theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng).

Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như : sắt, viatmin A, kẽm…Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng.

Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn thắc mắc rằng bé mấy tháng thì ăn được trứng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Tóm tắt nội dung bài viết

Làm thế nào để thêm trứng vào thức ăn dặm của bé?

Trẻ ăn lòng trắng trứng có tốt không

Trứng là thực phẩm dễ gây ra các phản ứng dị ứng trong các loại thực phẩm được đưa vào giai đoạn ăn dặm. Do đó khi cho trẻ ăn trứng hoặc thức ăn có chứa trứng, mẹ hãy cẩn thận thực hiện qua từng bước. Trứng đôi khi được sử dụng trong các thức ăn hoặc đồ ăn nhẹ chế biến sẵn cho bé trên thị trường vì vậy hãy cẩn thận không cho bé ăn cho đến khi con bạn đã bắt đầu làm quen với trứng trong giai đoạn ăn dặm.

Cách để đưa trứng vào thực đơn ăn dặm là sử dụng lòng đỏ trứng đầu tiên. Vì Lòng trắng trứng chứa protein gây dị ứng “ovalbumin” và “ovomucoid”. Ngoài ra khi cho bé ăn mẹ hãy nấu chín kỹ trứng và tiến hành từ một lượng nhỏ sau đó tăng lên dần nếu trẻ không bị dị ứng.

Bé mấy tháng thì ăn được trứng gà?

Theo điều tra của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thì  có khoảng 10% bà mẹ cho con ăn lòng đỏ trứng gà ở giai đoạn đầu ăn dặm (tức là khi bé được 5 – 6 tháng tuổi). Tuy nhiên Bộ này khuyên chỉ nên cho trẻ ăn dặm với trứng khi bé được 7 – 8 tháng tuổi (đây là giai đoạn Mogu Mogu trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật).

Các bước, công thức và số lượng khi cho bé ăn trứng như sau:

1. Chỉ cho lòng đỏ trứng

  • Thời gian bắt đầu: khi trẻ được khoảng 7 đến 8 tháng tuổi (khi trẻ đã trải qua giai đoạn ăn dặm đầu tiên từ 5 đến 6 tháng tuổi suôn sẻ).
  • Cách chế biến: Lòng đỏ trứng luộc chín
  • Số lượng: Ban đầu mẹ cho bé ăn một chút thôi sau đó tăng dần từng chút một nhưng không cho bé ăn quá 1 lòng đỏ trứng / ngày.

Khi tách lấy lòng đỏ trứng, mẹ hãy cẩn thận để không trộn lẫn với lòng trắng nhé.

2. Cho nguyên quả

  • Thời gian bắt đầu: Sau khoảng một tháng kể từ khi cho bé ăn lòng đỏ trứng.
  • Cách chế biến: Mẹ có thể luộc, rán, sau đó nghiền nhỏ cho bé ăn
  • Số lượng: Đầu tiên mẹ cho bé ăn khoảng gần 1/2 muỗng cafe, nếu không có các triệu chứng dị ứng xuất hiện thì sẽ tăng dần lên 1 muỗng cafe, 1/2 quả trong giai đoạn KamiKami và 2/3 quả trong giai đoạn Paku Paku.

Hầu như tất cả các triệu chứng dị ứng khi bé ăn trứng là do lòng trắng trứng gây ra, do đó khi bạn cho bé ăn nguyên quả trứng thì các triệu chứng dị ứng thường hay xảy ra.

Khoảng hai ngày kể từ ngày cho bé ăn nguyên quả trứng, mẹ hãy chú ý xem xét tần suất các triệu chứng dị ứng như ngứa da, chàm, tiêu chảy, nôn mửa có xuất hiện không. Nói chung các triệu chứng dị ứng này thường xuất hiện trong vòng 30 phút. Nếu xuất hiện các triệu chứng di ứng thì  mẹ nên đưa trẻ đi đến phòng khám khoa nhi ngay nhé.

Một số lưu ý khi cho bé ăn trứng

Có một số điều mà mẹ phải chú ý khi cho bé ăn dặm với trứng:

1. Trứng phải được nấu chín hoàn toàn

Hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ lúc này còn rất yếu, do đó mẹ hãy chắc chắn nấu chín kỹ trứng trước khi cho bé ăn.

Vì trứng có thể chứa vi khuẩn Campylobacter hoặc Salmonella gây viêm ruột do vi khuẩn, nên bằng cách nấu chín trứng cũng góp phần ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, ovomucoid có trong trứng là một chất gây dị ứng có khả năng chịu nhiệt, vì vậy ngay cả khi trứng được nấu chín, hoạt động của ovomucoid vẫn còn khoảng 10%, vì vậy mẹ phải cẩn thận.

2. Lần đầu tiên cho bé ăn trứng, hãy cho bé ăn vào buổi sáng

Không chỉ trứng mà thức ăn dặm cho trẻ nói chung, nếu lần đầu tiên cho bé ăn, mẹ hãy làm điều đó vào buổi sáng các ngày trong tuần. Đây là thời gian thuận tiện để đến bệnh viện khám sức khỏe nếu trẻ có dấu hiệu bị dị ứng.

3. Không cho bé ăn trứng liên tục

Không phải vì con có thể ăn được trứng mà mẹ tiếp tục cho ăn mỗi ngày. Đây là điều không nên. Mặc dù có thể trứng không gây dị ứng nhưng nếu mẹ tiếp tục cho bé ăn trứng thì dẫn đến sự thiên vị về dinh dưỡng. Do đó mẹ nên cho bé ăn trứng theo chu kỳ 2 ~ 3 ngày.

4. Cẩn thận với các loại thực phẩm thương mại mà thành phần có chứa trứng

Trước khi con bạn có thể ăn toàn bộ trứng, hãy chắc chắn kiểm tra xem các loại đồ ăn dặm cho bé bán trên thị trường có chứa thành phần trứng hay không. Mặc dù nguyên liệu thô được ghi ngoài bao bì là sử dụng lòng đỏ trứng, nhưng một lượng nhỏ lòng trắng trứng có thể trộn lẫn trong quá trình sản xuất, vì vậy mẹ hãy cẩn thận.

Trẻ em ngày nào cũng ăn trứng có tốt không?

Không có hại nếu trẻ ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, 4 quả trứng mỗi tuần sẽ đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao.

Trẻ 1 tuổi nên ăn bao nhiêu trứng?

Trẻ từ 8-12 tháng tuổi: mỗi bữa ăn một lòng đỏ, 3-4 bữa trứng/tuần. Trẻ từ 1-2 tuổi: Ăn từ 3-4 quả trứng mỗi tuần, ăn cả lòng trắng trứng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên: tùy vào khẩu vị, nếu trẻ thích ăn trứng có thể cho ăn mỗi ngày một quả.

Nên cho bé ăn trứng khi nào?

Theo một cuộc khảo sát tại Nhật Bản, khoảng 10% các bà mẹ cho con ăn lòng đỏ trứng trong giai đoạn tập ăn dặm (khoảng 6 - 7 tháng tuổi). Tuy nhiên, chỉ nên cho bé ăn dặm với trứng khi 7 đến 8 tháng tuổi. Với lòng đỏ trứng, mẹ nên cho trẻ ăn khi trẻ được 7 - 8 tháng tuổi.

Cho trẻ ăn trứng gà có tác dụng gì?

Trứng chứa nhiều cholesterol, protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, đồng, selen, canxi, axit béo, vitamin D, B12, E, choline và folate. Những chất dinh dưỡng này giúp hỗ trợ phát triển trí não. Ngoài ra, trứng còn là nguồn cung cấp protein chất lượng cao rất tốt cho sức khỏe của .