Trịnh văn bô là ai

Ngôi nhà cụ Trịnh Văn Bô trên đường Hoàng Diệu - Hà Nội

Tôi bỗng nhớ Hà Nội với đường Hoàng Diệu. Con đường này có đẹp nhất Thủ đô không? Chưa thấy ai xếp hạng. Những năm còn làm báo ngoài đó, hằng ngày tôi vẫn đi qua con đường đó.

Hoàng Diệu là một trong những con phố nhiều cây xanh cổ thụ tỏa bóng êm đềm. Mùa Hè vang tiếng ve kêu và mùa Thu thì nhuộm vàng màu lá. Trên con đường đó toàn biệt thự xây kiểu Pháp. Lúc đó, tôi chưa biết nhà cụ Trịnh Văn Bô ở trên con đường này, mặc dù cũng nghe đây là gia đình tư sản nổi tiếng yêu nước đã hiến 5.000 lạng vàng cho Nhà nước Cách mạng non trẻ mới giành được độc lập năm 1945. Tôi cũng nghe gia đình ông có rất nhiều ngôi biệt thự đẹp và cho cơ quan nhà nước mượn, sau này con cháu của cụ Trịnh Văn Bô truân chuyên khi đi đòi lại nhà của chính mình...

Phố Hoàng Diệu cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống ở đó, ai đi qua cũng ghé nhìn, mà không biết căn biệt thự bên cạnh chính là nhà cụ Trịnh Văn Bô. Nhà cụ Trịnh Văn Bô đẹp đến nỗi khi Đại tướng mất, phóng viên phương Tây đến Hà Nội đưa tin viết bài đã tò mò viết thêm về ngôi nhà bên cạnh mang nét đẹp cổ xưa.

Hồi những năm chiến tranh, khi Mỹ đem bom bắn phá miền Bắc, một lần tôi và nhà thơ Phạm Tiến Duật - lúc ấy mới bước vào văn đàn - dắt xe đạp đi từ từ trên con đường Hoàng Diệu vì anh muốn đọc cho tôi nghe bài thơ Lửa đèn mới sáng tác. Lúc đó là buổi tối, chúng tôi đang đi bộ thì bỗng nghe còi báo động hú vang, đèn phố tắt phụt, chúng tôi phải dừng lại đứng dưới gốc cây trước nhà cụ Trịnh Văn Bô mà vẫn không biết là nhà cụ. Sau này đến phỏng vấn cụ bà tôi mới biết. Năm tôi đến phỏng vấn, cụ bà Trịnh Văn Bô đã ngoài 90 tuổi. Bà tiếp tôi trong phòng khách với vẻ hoạt bát, trí nhớ tuyệt vời, không có vẻ chậm chạp của người già.

Cụ tên thật là Hoàng Thị Minh Hồ, con gái rượu của cụ Hoàng Đạo Phương - chủ hiệu buôn tơ lụa Vạn Tường số 21 phố Hàng Đào. Cụ nói: “Gia đình chúng tôi, các ông thì nhà giáo trong Đông Kinh nghĩa thục, các bà thì kinh doanh. Họ xuất khẩu vải vóc tơ lụa đi khắp Á-Âu...”.

Nhưng câu chuyện của cụ luôn quay về “triết lý kinh doanh” - chữ mới hay dùng bây giờ: “Cha tôi dặn sống phải có đức, có tâm, chớ trọng phú quý mà khinh bần hàn, thương người như thể thương thân”.

Tôi hỏi về những ngày sôi nổi của Nhà nước Việt Nam non trẻ năm 1945, những ngày gia đình cụ đón Bác Hồ về ở để Bác viết Tuyên ngôn Độc lập. Lúc đó, bà tư sản Trịnh Văn Bô được chăm sóc bữa ăn cho Bác Hồ. Sau này, gia đình ông bà đã hiến ngôi nhà 48 Hàng Ngang đó làm bảo tàng và du khách đến Thủ đô thường hay ghé thăm.

Trong câu chuyện của những năm 1945, cụ tiếc nuối vì chiến tranh đã để mất cái ngà voi - quà tặng của Bác Hồ và Chính phủ trao cho gia đình vì có công giúp Cách mạng nhiều. Cụ nhớ lại: “Cái ngà voi do Bác cử ông Vũ Đình Huỳnh mua về có gắn thêm bầy voi con đẹp lắm. Nhưng rồi chiến tranh, chúng tôi chạy Tây, rời Hà Nội lên Cao Bằng. Ở Hà Nội, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nghe kể có anh chiến sĩ trong đội tự vệ Lương Văn Can ôm cái ngà voi cố chạy ra cửa sau phố Hàng Cân. Pháp bắn từ trong thành sang, anh chiến sĩ bị trọng thương. Mất cái ngà voi. Thế thôi”.

Tôi muốn cụ kể về “Tuần lễ vàng“ ngày đó thế nào. Cụ nhớ lại: “Ai cũng chỉ một mong ước duy nhất là nước nhà độc lập. Vì thế các nhà tư sản không tiếc gì, nhiều người trút ngay cả tư trang đang đeo. Nhà Hiếu Lợi Quyền bỏ 49 lạng vàng vào hòm ở Hội trường Trí Tri. Bà Vương Thị Lai 109 lạng... Khi tổ chức ở Nhà hát lớn thì mọi người bỏ vào cái lư hương có hai con hạc hai bên...”.

Gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô ủng hộ Cách mạng nhiều đến nỗi Tổng thống Pháp khi đó bảo “Nhà Trịnh Văn Bô là... Bộ Tài chính của Việt Minh”.

Năm 2017, cụ bà Trịnh Văn Bô đã mất, thọ 104 tuổi. Hiện nay, tôi được biết đã có con đường mang tên Trịnh Văn Bô ở Hà Nội, nhưng câu chuyện hiến tài sản của gia đình nhà tư sản Hà Nội ngày xưa ấy luôn trong ký ức. Ông bà cụ Trịnh Văn Bộ đã là những doanh nhân giỏi, có triết lý sống đẹp, yêu nước thương dân.

Ở Sài Gòn trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư, nhìn người Sài Gòn, các doanh nhân và cả nước đã làm một cuộc đại cứu trợ không thua gì dân công tiếp tế cho Điện Biên Phủ năm xưa, tôi hiểu văn hóa của nước Việt và doanh nhân ngày đầu Cách mạng ấy vẫn sống mạnh mẽ hôm nay với nhiều sáng tạo mới.

Xem truyền hình lễ đóng góp cho Quỹ Vaccine, tôi cứ nhớ lại chuyện “Tuần lễ vàng” mà cụ Trịnh Văn Bô kể cho nghe và hiểu rằng “Tuần lễ vàng” ngày dựng nước non trẻ ấy luôn có trong lòng người Việt và doanh nhân Việt.

  • Yêu thương là sức mạnh của nghị lực và thành công

  • Tinh thần doanh nhân ái quốc

  • Vinh danh 10 Doanh nhân truyền cảm hứng năm 2021 [*]

  • Doanh nhân Việt Nam - Họ đã sống như thế

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, số cổ phần Vinaconex thuộc sở hữu của Viettel sẽ được bán theo hình thức trọn lô. Có nghĩa rằng doanh nghiệp do ông Trịnh Cần Chính làm TGĐ kiêm người đại diện theo pháp luật sẽ phải bỏ ra ít nhất hơn 2.000 tỷ đồng nếu muốn sở hữu chừng 21% vốn Vinaconex.

Và bởi vậy, dư luận đang quan tâm nhiều đến tiềm lực của TLVN, cũng như doanh nhân Trịnh Cần Chính, con trai thứ sáu của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô.

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho biết TLVN được thành lập ngày 26/1/2010, hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản. Gồm các cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Văn Đức [Sóc Sơn, Hà Nội], ông Lê Ngọc Sang [Bỉm Sơn, Thanh Hoá], ông Lê Văn Nam [Vũ Thư, Thái Bình], bà Lê Thị Xoan [Đông Sơn, Thanh Hoá], ông Trần Đức Giang [Xuân Trường, Nam Định] và bà Dương Thị Bích Ngọc [Cầu Giấy, Hà Nội].

Doanh nhân Trịnh Cần Chính. Ảnh: Dân trí

Tới cuối năm 2015, TLVN tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng lên 380 tỷ đồng. 5/6 cổ đông sáng lập tới thời điểm đó đã thoái hết vốn, chỉ còn ông Nguyễn Văn Đức giữ lại 44% cổ phần. Cùng trong khoảng thời gian này, TLVN mua lại hai dự án của Megastar Land là Hesco Văn Quán [Hà Đông] và 409 Lĩnh Nam [Hoàng Mai]. Tổng mức đầu tư theo giới thiệu của hai dự án này là 3.000 tỷ đồng.

Cần nhấn mạnh rằng ông Trịnh Cần Chính mới tham gia điều hành TLVN từ năm 2014, và với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp lý qua quá trình làm việc tại Bộ Tư pháp cũng như Đại học Luật Hà Nội, chưa rõ vai trò của doanh nhân sinh năm 1949 tại TLVN là cổ đông lớn, hay đơn thuần chỉ là một nhân sự điều hành cấp cao. Biết rằng ông Chính giữa tháng 1/2018 đã "nhường" ghế TGĐ kiêm người đại diện theo pháp luật của TLVN cho ông Phạm Trọng Phùng [Hai Bà Trưng, Hà Nội], trước khi quay lại các chức vụ trên ba tháng sau đó [cuối tháng 4/2018].

Dự án 409 Lĩnh Nam sau ba năm được TLVN mua lại vẫn là khu đất trống, được tận dụng làm bãi đỗ xe

Với hai dự án chính của TLVN được mua lại từ Megastar Land, theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Sau ba năm đổi chủ, dự án Hesco Văn Quán đang được quây kín và vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình thi công, đã xuất hiện một số máy móc. Còn ở dự án 409 Lĩnh Nam, khu đất có vị trí không mấy tiềm năng đến nay vẫn là bãi trống, được tận dụng làm nơi để xe. Liên quan đến dự án này, Công an TP.Hà Nội cuối tháng 7 năm ngoái đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đó là về TLVN, còn nói thêm về ông Trịnh Cần Chính. Người con trai thứ sáu của nhà tư sản Trịnh Văn Bô đăng ký thường trú tại một căn nhà trên phố Nguyễn Gia Thiều, Quận Hoàn Kiếm, chỗ ở hiện tại là số 34 Hoàng Diệu, Quận Ba Đình. Biệt thự 34 Hoàng Diệu cũng là một chủ đề nóng suốt nhiều năm qua. Căn nhà cùng khu đất rộng 3.000 m2 được ông Trịnh Văn Bô mua lại từ người Pháp những năm 1940. Năm 2003, vợ chồng ông Trịnh Cần Chính chuyển về đây, hiện sống cùng gia đình người anh trai Trịnh Kiến Quốc.

Khu biệt thự 34 Hoàng Diệu rộng 3.000 m2 nằm tại trung tâm quận Ba Đình

Dù đã sinh sống từ lâu, song thủ tục pháp lý của căn biệt thự đến nay vẫn chưa được hoàn thiện. Giá trị khu đất 3.000 m2 giữa lòng Ba Đình không dễ để đong đếm. Đầu năm nay, 5/7 người con của ông Trịnh Văn Bô cho biết sẵn sàng bán lại căn biệt thự cho TP. Hà Nội để làm từ thiện và chia cho con cháu.

Cũng tại căn biệt thự này, ông Trịnh Cần Chính hiện đang điều hành một doanh nghiệp là CTCP Đầu tư Trịnh Phúc Lợi, hoạt động trong lĩnh vực chính là kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp được thành lập tháng 11/2017 có vốn điều lệ 120 tỷ đồng, trong đó ông Trịnh Cần Chính góp 67,2 tỷ đồng, tương đương 56%, bà Nguyễn Thị Xuân Hà góp 48 tỷ đồng [40%] và bà Nguyễn Thuỳ Trang góp 4,8 tỷ đồng [4%].

Doanh nghiệp của con trai nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô có mặt cùng với một đại gia kín tiếng trong thương vụ Nhà nước thoái vốn ngàn tỷ. 

Tham vọng lớn, đại gia Nguyễn Đức Tài gặp khó khăn chưa từng có

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội [HNX] vừa công bố kết quả thẩm định năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex [VCG], do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội [Viettel] sở hữu.

Theo đó, căn cứ kết quả đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định, chỉ có hai nhà đầu tư đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá mua cổ phần của Viettel tại Vinaconex theo lô. Đó là hai cái tên: CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ.

Doanh nghiệp của ông Trịnh Cần Chính tham gia đấu giá.

Thông tin trước đó cho thấy, Viettel sẽ thoái vốn toàn bộ hơn 94 triệu cổ phiếu VCG, tương đương 21,28% tổng số cổ phần, với giá khởi điểm là 21.300 đồng/cổ phần. Như vậy, nhà đầu tư trúng thầu phải có ít nhất hơn 2 ngàn tỷ đồng. 

Theo tiêu chí xem xét và đánh giá, nhà đầu tư là việc phải chứng minh năng lực tài chính đủ khả năng mua toàn bộ số lượng cổ phần của Viettel. Như vậy, CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính rất mạnh.

CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam, doanh nghiệp có người đại diện theo pháp luật là ông Trịnh Cần Chính, sinh năm 1949, có trụ sở chính tại số 135 đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Ông Trịnh Cần CHính là đại diện doanh nghiệp.

Ông Trịnh Cần Chính địa chỉ thường trú tại quận Hoàn Kiếm và đang sống tại số 34 Hoàng Diệu. Theo DĐDN, ông Trịnh Cần Chính là người con trai áp út nhà tư dan dân tộc Trịnh Văn Bô và trở thành TGĐ Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam năm 2014 sau khi nghỉ hưu.

Ông Trịnh Văn Bô được biết đến là nhà tư sản yêu nước có nhiều đóng góp cho cách mạng. Ông là một doanh nhân kinh doanh bất động sản, dệt và là người giầu bậc nhất tại Hà Thành thời điểm trước cách mạng tháng 8. 

Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô.

Ông Trịnh Văn Bô từng hiến tặng hàng ngàn lượng vàng giúp Chính phủ thời điểm trước cách mạng tháng 8 và gia đình ông dành tầng 2 căn nhà 48 Hàng Ngang - từng là nơi làm việc của Bác Hồ - cho cách mạng.

Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam là doanh nghiệp thực hiện dự án chung cư Hesco Văn Quán [Hà Đông] và Vĩnh Hưng Dominium 409 Lĩnh Nam với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. 

Ông Trịnh Cần Chính, con trai doanh nhân Trịnh Văn Bô. Ảnh: Diệu Bình

Nhà đầu tư thứ hai tham gia đấu giá cổ phần VCG là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ. Đây là một doanh nghiệp mới thành lập tháng 11/2017 tại TP.HCM. Người đại diện pháp luật là ông Vũ Xuân Cường. Doanh nghiệp này có quy mô vốn nhỏ bé, 20 tỷ đồng. Đây là một đại gia bí ẩn hoặc là người đại diện cho một đại gia giấu mặt đứng đằng sau.

Gần đây, Tổng Công ty cổ phần Vinaconex [VCG] gây thất vọng cho giới đầu tư với kết quả kinh doanh sụt giảm, lợi nhuận 9 tháng giảm 40% so với cùng kỳ. VCG vừa bất ngờ khóa room ngoại về 0% khiến nhiều người lo ngại giá cổ phiếu có thể giảm mạnh nếu khối ngoại buộc phải bán hàng chục triệu cổ phiếu đang sở hữu.

Thời gian tới, bên cạnh việc Viettel bán đấu giá trọn lô hơn 94 triệu cổ phiếu VCG, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước [SCIC] sẽ bán đấu giá cả lô gần 255 triệu cổ phần [tỷ lệ 57,71% vốn] tại Vinaconex.

M. Hà

Con trai cả của nhà tư sản Trịnh Văn Bô cho biết muốn bán căn biệt thự ở 34 Hoàng Diệu cho nhà nước để lấy tiền làm từ thiện.

Video liên quan

Chủ Đề