Trung bình mỗi ngày uống bao nhiêu nước

Nghe chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng lại không có câu trả lời chính xác. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia đưa ra rất nhiều khuyến nghị khác nhau nhưng nhu cầu nước của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố dựa trên độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, nơi bạn sinh sống,...

Chúng ta không có công thức uống nước duy nhất phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng biết thêm về nhu cầu chất lỏng của cơ thể sẽ giúp bạn ước tính lượng nước cần uống mỗi ngày.

Lợi ích của việc uống nước là gì?

Nước rất cần thiết cho sức khỏe, con người chỉ có thể tồn tại trong vài ngày nếu không có nó. Nước chiếm 75% trọng lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh và 55% trọng lượng cơ thể ở người lớn tuổi. Mọi tế bào và bộ phận trong cơ thể bạn đều cần nước để hoạt động. Lợi ích của việc uống nước bao gồm:

  • Giúp da mịn màng, đàn hồi
  • Tăng năng lượng hoạt động chi não bộ và cơ bắp
  • Điều hòa thân nhiệt và huyết áp
  • Bôi trơn khớp
  • Bảo vệ cột sống và các mô cơ thể
  • Loại bỏ chất thải cơ thể thông qua mồ hôi, nước tiểu
  • Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, táo bón,...

Trung bình mỗi ngày uống bao nhiêu nước

Cần uống nước mỗi ngày để đảm bảo sức khoẻ.

Mỗi ngày uống bao nhiêu nước là đủ?

Chắc hẳn bạn đã nghe qua lời khuyên nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc đó. Đối với một số người, họ duy trì việc uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ nạp cho cơ thể nhưng những người khác có thể cần nhiều hơn.

Ví dụ bạn có thể sẽ cần uống thêm nước nếu bạn là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú để đảm bảo sức khoẻ. Hay khi bạn sống ở vùng khí hậu nóng và hoạt động thể chất đổ mồ hôi nhiều, hoặc bị sốt, tiêu chảy, cơ thể cũng sẽ cần được nạp nhiều chất lỏng hơn,...

Lượng nước bạn cần nạp mỗi ngày sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời của bạn. Nói chung, nhu cầu uống nước của chúng ta cao nhất ở độ tuổi từ 20 đến 50 và sau đó giảm xuống do quá trình trao đổi chất của chúng ta chậm lại. Vậy bạn nên uống bao nhiêu nước? Câu trả lời rất đơn giản: uống khi bạn khát và lắng nghe cơ thể.

Những dấu hiệu sau sẽ cho thấy cơ thể bạn đang gặp tình trạng thiếu nước:

  • Đói và thèm đồ ngọt: Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt.
  • Đi tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.
  • Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Nước tiểu sẫm màu hơn, đậm đặc hơn có thể cho thấy bạn đang trong tình trạng mất nước.
  • Khô da: Khô da là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cơ thể thiếu nước.
  • Miệng khô và có mùi hôi: Cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước ảnh hưởng đến hoạt động của não và hệ tuần hoàn gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

Còn dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước được cho là khi bạn hiếm khi cảm thấy khát, da bạn có sự đàn hồi, màu nước tiểu của bạn rất nhạt và có ít hoặc không có mùi.

Trung bình mỗi ngày uống bao nhiêu nước

Để đảm bảo cơ thể có đủ nước, nên uống một cốc nước với mỗi bữa ăn và giữa các bữa ăn. Uống nước trước, trong và sau khi tập luyện và khi cảm thấy khát.

Nước lọc được khuyến nghị sử dụng để giải khát và cung cấp nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể hấp thụ nước thông qua các đồ uống khác hoặc thực phẩm có hàm lượng nước cao, như trái cây và rau quả.

Một số thực phẩm giàu nước là trái cây, rau, đậu, sữa chua, gạo lứt và súp. Hãy ưu tiên uống nước và cố gắng tránh các loại đồ uống có đường, có thể gây ra các vấn đề về trao đổi chất.

Uống bao nhiêu nước là đủ? Mọi người vẫn thường nói rằng nên uống đủ nước mỗi ngày. Tuy nhiên lượng nước cần uống là bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Mitsubishi Cleansui tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I. Tiêu chuẩn uống nước mỗi ngày

Trên mạng Internet có rất nhiều tiêu chuẩn uống nước mỗi ngày khác nhau. Nhìn chung, các tiêu chuẩn này phụ thuộc vào yếu tố khác nhau như: sức khỏe, lượng vận động, môi trường sống…

1.Uống bao nhiêu nước phụ thuộc thể trạng sức khỏe

Uống bao nhiêu nước là đủ phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của bạn. Lượng nước cần uống của nam giới sẽ khác nữ giới. Người khỏe mạnh sẽ uống lượng nước khác với người tiêu chảy hay đang bị mất nước. Cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới lượng nước uống.

Trung bình mỗi ngày uống bao nhiêu nước
Uống nước bao nhiêu là đủ?

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences), nam giới cần khoảng 3.7 lít nước/ ngày. Con số này ở nữ giới là 2.7 lít.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức sau để biết uống bao nhiêu nước là đủ. Đó chính uống nước theo cân nặng.

Lượng nước uống = [Cân nặng * 2.205] * 0.5 : 33.8

Đây là công thức do tờ US News & World Report đưa ra và được quy đổi đơn vị. Trong đó lượng nước uống tính bằng lít, cân nặng tính bằng kg.

Ví dụ nếu bạn nặng 60kg, lượng nước uống cần thiết một ngày sẽ là [60*2.205]*0.5: 33.8 = 1.96 lít

2. Lượng nước uống phụ thuộc bạn có tập thể dục hay không?

Khi tập thể dục vận động, cơ thể sẽ mất nước do quá trình toát mồ hôi. Chính vì thế, lượng nước uống sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có tập thể dục hay không.

Trường Cao đẳng Y học Thể thao Mỹ đã khuyến cáo rằng, cứ 1 tiếng tập thể thao, bạn nên uống thêm 710 ml nước. Lúc này, bạn nên kết hợp với công thức ở trên đã xác định xem tổng lượng nước uống mỗi ngày là bao nhiêu nhé!

3. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nước uống rất quan trọng với bà bầu và phụ nữ đang cho con bú. Lúc này lượng nước uống cũng sẽ có sự thay đổi so với nhu cầu thông thường.

Xem thêm: Bà bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần uống nhiều nước. Cụ thể lượng nước uống sẽ dao động từ 2.5-3 lít/ ngày với bà bầu. Đặc biệt là sau tuần 27, hãy nên uống nhiều hơn bình thường 500ml để tránh tình trạng sảy thai, sinh non.

Đối với phụ nữ cho con bú, hãy tăng lượng nước uống thêm 400 – 950ml/ ngày. Lượng nước uống tăng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu riêng của mỗi người.

4. Uống bao nhiêu nước phụ thuộc vào môi trường sống

Uống nước bao nhiêu là đủ cho một ngày? Điều này sẽ còn phụ thuộc vào môi trường sống của bạn. Nếu bạn sống ở nơi thời tiết nóng, mồ hôi ra nhiều, lượng nước cần uống đương nhiên sẽ nhiều hơn.

Tình trạng cơ thể mất nước cũng sẽ xuất hiện ở những nơi có độ cao lớn. Do đó, nếu sống ở vùng núi hay nơi có không khí loãng sẽ cần phải bổ sung nước, chất lỏng nhiều hơn. .

II. Uống 2 lít nước mỗi ngày có tốt không?

2 lít nước là con số phổ biến nhất về lượng nước khuyên uống mỗi ngày. Vậy uống 2 lít nước mỗi ngày có tốt không? Có thực sự có lợi? Thông tin sẽ được cung cấp ở nội dung dưới đây.

Trung bình mỗi ngày uống bao nhiêu nước
Uống 2 lít nước mỗi ngày có tác dụng gì ?

1. Uống 2 lít nước mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ có những tác dụng nhất định cho sức khỏe. Cụ thể như:

  • Cải thiện hoạt động của não: 70% các mô não là nước và luôn cần đủ nước để hoạt động. Nếu thiếu nước, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, stress, căng thẳng.
  • Hỗ trợ thải độc: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách hỗ trợ thải độc hiệu quả. Nước giúp vận chuyển chất thải, hòa tan và làm loãng chugns. Nếu không, độc tố sẽ tích tụ và gây bệnh.
  • Làm đẹp da: Uống nước làm đẹp da là chuyện không mới. Thiếu nước sẽ khiến da dễ bị tổn thương, nhăn và sạm hơn. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ hạn chế tình trạng này.
  • Ổn định hoạt động hệ tiêu hóa: Uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp việc tiêu hóa được ổn định hơn. Nước giúp làm mềm chất thải. Nếu thiếu nước sẽ khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Xem thêm: Những tác dụng của uống nước với sức khỏe

2. Uống 2 lít nước mỗi ngày sai lầm

Uống 2 lít nước mỗi ngày sai lầm? 2 lít là lượng nước uống an toàn cho nhiều người. Tuy nhiên ở một số trường hợp do thể trạng, môi trường sống, đây lại là lượng nhiều. Lúc này có thể sẽ dẫn tới một số vấn đề như:

  • Đổ mồ hôi quá mức: Uống quá nhiều nước sẽ “cưỡng bức” cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Đây là cách cơ thể cân bằng chất lỏng. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng nó sẽ gây bất tiện và mất tự tin.
  • Mất ngủ: Uống quá nhiều nước có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ, đặc biệt là ở buổi tối. Bàng quang căng lên đầy nước và bạn sẽ buộc phải đi vệ sinh. Thức dậy giữa giấc sẽ rất khó để bạn ngủ lại.

Tóm lại, hãy chỉ nên uống đủ nước. Nếu cảm thấy khó khăn để duy trì điều này, hãy ghi chép mẹo uống đủ nước của chúng tôi.

3. Mẹo uống đủ nước

Uống một cốc nước buổi sáng, uống một cốc nước vào buổi tối? Quên ngay những mẹo khó nhớ đó đi. Hãy để Mitsubishi Cleansui chỉ cho bạn nhé!

  • Luôn giữ chai nước gần bạn: Đây là mẹo uống đủ nước đơn giản nhất. Một bình nước cỡ lớn luôn kề cạnh trên bàn làm việc, ngay cạnh giường ngủ…sẽ giúp bạn uống đủ nước mỗi ngày.
  • Uống nước trước mỗi bữa ăn: Giúp bổ sung nước đều đặn cho cơ thể, tránh được tình trạng ăn quá nhiều và góp phần để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Đặt mục tiêu uống nước cụ thể: Mỗi ngày uống 8 ly nước, 2 lít nước mỗi ngày là những mục tiêu thiết thực. Việc đặt mục tiêu sẽ thúc đẩy bạn thực hiện để uống đủ nước mỗi ngày.
  • Đặt lời nhắc: Bạn có thể đặt lời nhắc tương ứng với các thời điểm uống nước trong ngày.
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều nước: Đây cũng là cách đơn giản giữ cho cơ thể luôn có đủ nước mỗi ngày.

Trung bình mỗi ngày uống bao nhiêu nước
Uống bao nhiêu nước mỗi ngày cần áp dụng mẹo để biết

Ngoài ra, có thể kể tới một số mẹo khác như thêm vị để dễ uống hơn. Ví như các loại nước ép, sinh tố. Bạn có thể lựa chọn nếu thấy phù hợp với sở thích của bản thân.

III. Uống bao nhiêu nước là đủ và một số câu hỏi

Bên cạnh lượng nước uống mỗi ngày thì còn rất nhiều những thắc mắc khác liên quan đến việc uống nước. Dưới đây là những câu hỏi mà chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp.

1. Uống nhiều nước tốt hay xấu?

Uống nhiều nước tốt hay xấu? Đây là câu hỏi khá phổ biến. Bởi nước rất quan trọng với cơ thể và mọi người thường khuyên uống càng nhiều nước càng tốt.

Thực tế, “định nghĩa” nhiều ở mỗi người là khác nhau. Lượng nước uống mỗi ngày phụ thuộc vào giới tính, thể trạng sức khỏe hay môi trường sống.

Do đó, nếu uống nhiều hơn nhu cầu thì sẽ rất dễ dẫn tới nhiều vấn đề. Nguy hiểm nhất trong số đó là tình trạng hạ Natri máu, có thể dẫn tới tử vong.

“Có thể bạn chưa biết: Lượng nước ở trong và ngoài tế bào được cân bằng bởi Natri. Uống quá nhiều nước sẽ làm giảm lượng Natri, khiến nước từ máu đi và tế bào. Lúc này tế bào trương phồng lên, rất nguy hiểm.”

2. Uống nước qua máy lọc RO có tốt không?

Công nghệ lọc RO là một trong những công nghệ được ứng dụng phổ biến nhất. Vậy uống nước qua máy lọc RO có tốt không? Hiểu thêm về công nghệ lọc RO

Máy lọc RO sẽ cho ra nước lọc tinh khiết (nước trơ). Hiểu đơn giản thì trong nước hầu như không còn khoáng chất. Nếu bạn chỉ uống một vài lần và không thường xuyên thì không sao. Nhưng nếu uống trong thời gian dài thì theo WHO là không nên vì sẽ khiến cơ thể thiếu khoáng.

Trung bình mỗi ngày uống bao nhiêu nước
Nên uống nước có khoáng chất hoặc tốt hơn hết là nước kiềm

Chính vì thế, các máy lọc nước RO đã khắc phục bằng việc lắp thêm lõi bù khoáng. Đặc biệt hiện nay trên thị trường đã có phát triển công nghệ màng lọc sợi rỗng, giữ khoáng có lợi. Đây cũng chính là công nghệ mà thiết bị lọc nước Mitsubishi Cleansui từ Nhật Bản đang ứng dụng.

“Có thể bạn chưa biết: Khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe. Cơ thể không tự tổng hợp được khoáng chất mà phải bổ sung từ bên ngoài. Nước uống là nguồn bổ sung khoáng hiệu quả và dễ hấp thu nhất.”

3. Uống nước vào là đau bụng

Rất nhiều người gặp phải tình trạng uống nước vào bị đau bụng. Vậy tại sao lại xảy ra vấn đề này?

Đau bụng sau khi uống nước thường gặp ở những người có vấn đề về hệ tiêu hóa. Cụ thể như các bệnh về dạ dày, đại tràng. Hoặc nếu bụng phình to, cứng sau khi uống nước thì rất có thể là do các bệnh về gan gây ra.

Nếu gặp phải trường hợp này, tốt nhất hãy tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Tốt hơn hết là hãy ghi nhớ và mô tả kỹ càng những bất thường mà bạn đang đối mặt.

4. Uống nước lọc vào bị đắng miệng

Đắng miệng nói chung và uống nước lọc bị đắng miệng nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: xuất hiện khi cơ vòng ở đỉnh dạ dày bị suy yếu, dẫn đến trào ngược axit lên thực quản. Điều này khiến cho miệng có tình trạng nóng rát và đắng.
  • Các vấn đề nha khoa: Bao gồm các vấn đề như sâu răng, bệnh nướu răng hoặc viêm nướu.
  • Sử dụng thuốc: Vị đắng của thuốc có thể gây ra tình trạng đắng miệng khi uống nước lọc. Hoặc do các hóa chất trong thuốc kết hợp với nước bọt gây đắng.
  • Một số nguyên nhân khác: Mãn kinh, mang thai hay căng thẳng thần kinh cũng là những nguyên nhân có thể dẫn tới uống nước bị đắng miệng.

5. Uống nước lọc bị buồn nôn

Buồn nôn khi uống nước là tình trạng không hề hiếm. Theo các bác sĩ, tình trạng này bắt nguồn từ việc uống nước sai cách.

Uống nước lọc bị buồn nôn thường đi kèm với đau đầu. Nguyên nhân là do bạn uống nước quá nhanh, uống quá nhiều nước một lúc.

IV. Lời kết

Mỗi ngày uống bao nhiêu nước? Uống nhiều nước có tốt không? Những thắc mắc này đã được giải đáp trong nội dung bài viết trên. Hy vọng nhờ đó, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về lượng nước cần uống mỗi ngày.

Trung bình 1 ngày nên uống bao nhiêu nước?

Cơ thể liên tục mất nước chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Như vậy để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn cần phải uống đủ nước Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống 8 ly với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày. Đây được gọi là quy tắc 8 × 8 và rất dễ nhớ.

1 ngày nên uống bao nhiêu lít nước?

Thông thường, phụ nữ cần uống khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày, trong khi đó đàn ông cần uống tới 3,7 lít. Bên cạnh việc uống nước trực tiếp, bạn cũng có thể bổ sung lượng nước vào cơ thể thông qua các loại đồ uống khác như nước khoáng, trà hay nước ép hoa quả.

Nặng 45kg nên uống bao nhiêu nước?

Tuy nhiên, để chính xác hơn, lượng nước mà cơ thể cần được tính bằng cách chia cân nặng tính theo kg cho 30. Ví dụ, một người 45kg sẽ cần lượng nước là 1,5 lít. Nếu bạn tham gia hoạt động thể dục thể thao ra nhiều mồ hôi, vận động mạnh thì sẽ cần cung cấp lượng nước nhiều hơn lượng cơ bản theo cách tính này.

Phụ nữ mang thai nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Bà bầu nên uống từ 2.5 - 3 lít nước/ ngày tương đương với khoảng 10 đến 12 ly nước. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng và dễ dàng khiến cơ thể mất nước hơn bà bầu nên uống thêm 1 đến 2 ly nữa tương đương bổ sung vào cơ thể từ 11 đến 13 ly nước.