Trung tâm Kiểm nghiệm là gì

  • Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?

    • Công bố sản phẩm
    • Main Nguyen

      2 /5 của 7 đánh giá

    Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?

    • Kiểmnghiệm sản phẩm[gọi cách khác làxét nghiệm]là công việc rất quan trọng và bắt buộctrong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm của các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh thực phẩm sản phẩm.
    • Kiểm nghiệm sản phẩmnhầm đảm bảo tính chất lượng của của sản phẩm so với các quy chuẩn mà nhà nước đã ban hành về quy định an toàn thực phẩm cũng như quy chuẩn trong kỷ thuật sản xuất sản phẩm, thực phẩm.
    • Dựa vào các chỉ số an toàn thực phẩm sau khi kiểm nghiệm, doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện để công bố trên thị trường cũng như tự tin trong quá trình hoạt động sản xuất.

    Chuyên viên đang thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm

    Tại sao cần phải kiểm nghiệm sản phẩm?

    • TheoQuyết Định số 46/2007/QĐ – BYTban hành ngày 19/02/2007 [quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm]thìkiểm nghiệm thực phẩmlà việc làm không thể thiếutrong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
    • Như vậytrước khi doanh nghiệp tiến hànhcông bố sản phẩm,nguyên liệu thực phẩm,thực phẩm nhập khẩu,thực phẩm sản xuất trong nướcđều phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm và định kỳ 06 tháng phải tiến hànhkiểm nghiệm định kỳtheo quy định tại quyết định số 46/2007/QĐ – BYT trên.
    • Ngoài ra, theo như những kết quả kiểm nghiệm đã có sẽ giúp công ty, doanh nghiệp của bạn đủ tự tin cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước và luật an toàn thực phẩm, bên cạnh đó cũng sẽ phát hiện ra những sai sót trong quy trình sản xuất chế biến sản phẩm, thực phẩm, từ đó hoàn thiện và phát triển biền vững, đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Mang lại sự hài lòng về sản phẩm cho người tiêu dùng.

    Các trường hợp cần phẩm kiểm nghiệm sản phẩm, thực phẩm

    Công bố hợp quy đối với các sản phẩm, thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật [QCVN]. Trước khi làm kiểm nghiệm sản phẩm, bạn phải đối chiếu với các chỉ tiêu kiểm nghiệm làcác chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.Khi cần làm hồ sơ công bố hợp quy, doanh nghiệp phải dựa theo các chỉ tiêu được quy định trong quy chuẩn để xác định chỉ tiêu kiểmnghiệm:

    Nước ăn uống, nước sinh hoạt

    • QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
    • QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

    Nước đá dùng liền

    • QCVN 10:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền

    Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn

    • QCVN 6-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn
    • QCVN 6-2:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn
    • QCVN 6-1: 2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai

    Sữa và các sản phẩm từ sữa

    • QCVN 5-5:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men
    • QCVN 5-4:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa
    • QCVN 5-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat

    Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ

    • QCVN 11-4:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
    • QCVN 11-3:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
    • QCVN 11-2:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi

    Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm

    • QCVN 3-6:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm
    • QCVN 3-5:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm
    • QCVN 3-4:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm

    Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

    • QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod
    • QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng [đối với sản phẩm nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường bổ sung vi chất]

    Phụ gia thực phẩm

    • QCVN 4-23:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt
    • QCVN 4-22:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa
    • QCVN 4-21:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày
    • QCVN 4-20:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng
    • QCVN 4-19:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Enzym

    Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

    • QCVN 12-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
    • QCVN 12-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su
    • QCVN 12-1:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp
    • QCVN 12-4:2015/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềgiấy phép vệ sinh an toàn thực phẩmđối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

    Kiểm nghiệm sản phẩm ở đâu?

    Tại Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể thực hiện hoàn thiện hồ sơ việc kiểm nghiệm tại một số nơi như sau:

    1. Viện Pasteur TP
    2. Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP
    3. Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP
    4. Trung tâm Y tế dự phòng TP
    5. Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3
    6. Viện Vệ sinh y tế công cộng
    7. Trung tâm kiểm tra an toàn vệ sinh thủy hải sản và thú y Nafiqaved 4 [TP.HCM]
    8. TTTCĐLCL3
    9. TTDVPTTN TP
    10. Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP, ĐH Cần Thơ.

    Mẫu giấy chứng nhận kiểm nghiệm sản phẩm

    Thời gian thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm

    • Cũng tùy theo từng chỉ tiêu thử nghiệm mà thời gian thử sẽ nhanh hay chậm. Nhưng đa phần chung các sản phẩm sẽ được thử nghiệm xong trong vòng thời gian từ 01 – 07 ngày. [có thể nhanh hơn còn đa phần ít khi chậm hơn].

    Dịch vụ của chúng tôi

    • Chúng tôi là một trong những đơn vị hỗ trợ giấy phép, uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vựcnghiên cứu thực phẩm, tư vấn Thực phẩm, hỗ trợ mọi lĩnh vực về giấy phép thực phẩm và công nghệ kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam.
    • Đặc biệt để hỗ trợ doanh nghiệptiết kiệm thời gianchi phítrong việc kiểm định, chúng tôi đã và đang tư vấn, xây dựng chỉ tiêu và tiến hành kiểm định phù hợp quy định và yêu cầu về sản phẩm. Chứng nhận có giá trị trên toàn quốc và được sự chấp thuận của các cơ quan:Cục an toàn thực phẩm, sở y tế các tỉnh thành, hải quan, bộ công thương, sở công thương, bộ nông nghiệp, sở công nghiệp… và các chi cục trực thuộc.

    Dịch vụ kiểm định của chúng tôibao gồm:

    • Tư vấn và lấy mẫu phù hợpchỉ tiêu kiểm định phù hợp với sản phẩm và quy chuẩn sản phẩm.
    • Lấy mẫu và tiến hành kiểm định sản phẩm cho doanh nghiệp.
    • Tính kết quả và ra giấy chứng nhận kiểm định trong thời gian nhanh nhất.
    • Bổ sung và cung cấp toàn bộ hồ sơ gốc, hỗ trợ hoàn thiện mọi hồ sơ về kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm
    • Thời gian tiến hành:01 – 07 ngàytùy chỉ tiêu và tính chất của sản phẩm.
  • Video liên quan

    Chủ Đề