Trường chuyên Đại học Quốc gia Hà Nội

Học sinh trường THPT chuyên được giảng viên của ĐH Quốc gia Hà Nội hướng dẫn thực hành thí nghiệm - Ảnh: Nhà trường cung cấp

Theo cơ chế đặc thù được ĐH Quốc gia Hà Nội ban hành cuối năm 2021, học sinh THPT chuyên của ĐH này và học sinh THPT chuyên trong cả nước từ học kỳ 2 lớp 11 sẽ được đăng ký học tích lũy trước một số học phần thuộc ngành đào tạo ĐH của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia Hà Nội].

Học sinh theo học phải đảm bảo các điều kiện: có kết quả học tập tối thiểu loại giỏi trở lên ở năm học, kỳ học trước và được hiệu trưởng trường THPT nơi học sinh đang theo học và hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia Hà Nội] đồng ý bằng văn bản.

Tối đa ba học phần một học kỳ

Để đảm bảo chất lượng và vừa sức của học sinh khi phải hoàn thành chương trình THPT vừa học chương trình của ĐH, ĐH Quốc gia Hà Nội quy định mỗi học sinh chuyên chỉ được đăng ký tối đa ba học phần trong một học kỳ. Và kết quả các học phần này sẽ được bảo lưu khi học sinh trúng tuyển vào bậc ĐH của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Theo PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia Hà Nội], trường cho phép học sinh THPT chuyên của ĐH Quốc gia Hà Nội và học sinh THPT chuyên trên cả nước đăng ký học các học phần thuộc chương trình của tất cả các ngành đào tạo trong trường. 

Theo đó, những học phần, môn học gần với môn chuyên của học sinh, gần với hướng nghiên cứu sâu mà học sinh đang muốn đi sâu tìm hiểu hoặc có định hướng theo đuổi nghề nghiệp tương lai thì các em đều có thể đăng ký. 

Tuy nhiên, tùy theo sắp xếp của chương trình ĐH, có những học phần phải học trước thì mới tiếp tục học các học phần tiếp theo. Điều này sẽ được nhà trường tư vấn khi học sinh đăng ký.

PGS.TS Nguyễn Quang Liệu - hiệu trưởng Trường chuyên Khoa học xã hội, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng trước khi việc này được quyết định, các trường chuyên của ĐH Quốc gia Hà Nội đã thảo luận rất kỹ. Trong đó, mục tiêu và tính khả thi của việc cho phép học sinh học chương trình ĐH đã được chú ý.

"Với học sinh chuyên, mục tiêu không phải là vào ĐH mà là một cơ chế cho phép học sinh học vượt cấp để rút ngắn thời gian học ĐH, tạo cơ hội cho học sinh tài năng tiếp cận sớm hơn với các chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu theo định hướng nghề nghiệp mà các em có đam mê và muốn tiếp tục theo đuổi", thầy Nguyễn Quang Liệu nói.

Và theo thầy Nguyễn Quang Liệu, ngoài các môn học đại cương cung cấp kiến thức nền tảng, học sinh chuyên hoàn toàn có thể đăng ký học ngay những học phần thuộc chuyên môn sâu có liên quan tới môn chuyên hoặc lĩnh vực mà học sinh có đam mê. 

Ví như học sinh chuyên văn có thể đăng ký các học phần văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, đi sâu vào lĩnh vực phê bình văn học...

Đã có học sinh theo học

Trong khi đó, PGS.TS Vũ Hoàng Linh - hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết trường hợp học sinh chuyên đầu tiên đã đăng ký các học phần ĐH của trường là Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên. 

Hai năm trước, Ngô Quý Đăng từng được biết đến là học sinh lớp 10 đầu tiên trên cả nước giành huy chương vàng quốc tế môn toán.

Đăng cho biết em đăng ký và đang học hai học phần là đại số tuyến tính và giải tích, lựa thời gian học không ảnh hưởng đến chương trình học ở trường chuyên. Là một học sinh đam mê toán, những lựa chọn mới của Đăng cũng nằm trong định hướng của em muốn học và nghiên cứu chuyên sâu về toán. 

Theo thầy Vũ Hoàng Linh, ngoài Ngô Quý Đăng, hiện có một số học sinh chuyên khác cũng đăng ký học các học phần của Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Theo cơ chế thì học sinh THPT chuyên cả nước đều có thể đăng ký học chương trình ĐH của ĐH Quốc gia Hà Nội nếu đảm bảo các điều kiện bắt buộc. Nhưng sẽ có nhiều cái vướng. Cụ thể học sinh chuyên ở các tỉnh sẽ khó theo đuổi việc học ĐH như trên nếu các trường chỉ đào tạo trực tiếp, không có hình thức trực tuyến. 

Ở góc nhìn của một số phụ huynh thì học sinh chuyên đã phải học khá nặng nên việc choàng gánh thêm các học phần ĐH thì dễ quá tải, không hiệu quả...

Về điều này, thầy Lê Công Lợi - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên - cho rằng quan điểm học chuyên nặng là không chuẩn xác. 

Vì với những học sinh có năng khiếu thực sự, có đam mê một lĩnh vực nào đó thì không bao giờ là nặng, cũng không có giới hạn nào cho sự sáng tạo, học hỏi. Và một cơ chế mở ra không phải cho tất cả mà dành cho những học sinh có năng lực, có khát vọng.

Thầy Nguyễn Quang Liệu cũng cho rằng việc đăng ký học như thế nào hoàn toàn là vấn đề kỹ thuật có thể xử lý được. Ví dụ học sinh có thể lựa chọn các học phần có lịch học không trùng với thời gian học ở trường chuyên hoặc đăng ký học kỳ hè.

* PGS.TS Nguyễn Xuân Thành [vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT]:

Cho phép học sinh tài năng học vượt tuổi

Quy định của Bộ GD-ĐT trong hoạt động của trường THPT chuyên khuyến khích các trường kết nối chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường ĐH để sử dụng tài nguyên của trường ĐH [giảng viên, phòng thí nghiệm] cho việc bồi dưỡng nhân tài, cho phép những học sinh tài năng được học vượt tuổi.

Việc học sinh phổ thông có năng lực được đăng ký học chương trình ĐH không phải mới mẻ ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sẽ có ý nghĩa khi định hướng cho học sinh chuyên đăng ký tiếp tục theo đuổi lĩnh vực các em có năng khiếu, đam mê.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho phép học sinh học ĐH

Chiều 9-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho hay năm nay trường vẫn tiếp tục cho phép học sinh đăng ký học trực tuyến chính thức môn học nhập môn kỹ sư ngành.

"Đây là chương trình nhà trường đã thực hiện từ năm 2019. Hiện nay, học sinh nào có nhu cầu sẽ được đăng ký với nhà trường để học môn nhập môn kỹ sư ngành, theo hình thức trực tuyến.

Môn học này có trong chương trình đào tạo của trường với hai tín chỉ, gồm nhiều nội dung giới thiệu tổng quát chương trình ĐH, trang bị kiến thức, kỹ năng giúp người học biết được sẽ học các môn học nào, cần năng lực gì, định hướng nghề nghiệp... Học môn này giúp các em học sinh chọn ngành đúng.

Kết thúc môn học, học sinh sẽ thi hết môn nếu đậu sẽ được nhà trường công nhận điểm và sẽ được nhà trường miễn môn học này khi chọn học tại trường", ông Dũng cho biết thêm.

TRẦN HUỲNH

Xét tuyển học bạ 3 học kỳ - Mở lối vào đại học trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

VĨNH HÀ

Có 2 trường THTP trực thuộc ĐH Sư Phạm Hà Nội là THPT Nguyễn Tất Thành và Chuyên Sư Phạm. Trong khi

đó, ĐH Quốc gia Hà Nội có 3 trường THPT trực thuộc.

Tên
trường
Học
phí
Các
khoản phí khác
THPT Nguyễn Tất Thành trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội – Lớp Tiếng Anh học thuật: 41.200.000 đồng/năm học [10 tháng].
– Các lớp còn lại: 21.500.000 đồng/năm học [10 tháng]
– Học phí học Tiếng Anh với GVNN: 95.000 đồng/tiết/tuần.

– Kinh phí quản lí trưa: 200.000 đồng/tháng.

THPT Chuyên Sư Phạm trực thuộc Đại học Sư Phạm Hà Nội – Lớp chuyên: 300.000đ/tháng, 1 năm 3.000.000đ, đóng làm 2 kỳ.
– Lớp Phổ thông chất lượng cao [Cận chuyên]: 1.200.000đ/tháng.
 
THPT Khoa Học Giáo Dục [HES] trực thuộc Đại học Giáo dục – ĐHQGHN 3,2 triệu đồng/tháng
 
– Bán trú: 300.000 đồng/tháng – Ăn trưa 45.000 đồng/suất – Xe bus: 1,6 triệu đồng/tháng
THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên trực thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN 250.000đ/tháng [năm học 2018-2019] – Hồ sơ học sinh, tài liệu, thẻ học sinh, phù hiệu..: 100.000đ. – Hồ sơ sức khỏe và khám sức khỏe: 100.000đ. – Bảo hiểm thân thể [tự nguyện]: 240.000đ/3 năm
THPT Chuyên Ngoại Ngữ trực thuộc Đại họcNgoại ngữ – ĐHQGHN – Hệ chuyên: 300.000 đồng/tháng
– Hệ không chuyên: 3.180.000 đồng/tháng
Bảo
hiểm thân thể 3 năm: 260.000 đồng
THPT Lâm nghiệp [F-School] trực thuộc Đại học Lâm nghiệp 250.000
đồng/tháng
 

chọn trườngchọn trường cấp 3trường cấp 3 HNtrường chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên [HUS High School for Gifted Students, đôi khi còn được gọi là "Trường chuyên Tổng hợp"] là hệ đào tạo trung học phổ thông của trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội [một trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội]. Đây là một trong số bốn trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Việt Nam không trực thuộc của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội [Ba trường còn lại là Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, và Trường THPT chuyên Ngoại ngữ ].

Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên

HUS High School for Gifted Students

GS. Ngô Bảo Châu, giáo sư Toán đại học Chicago, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán Việt Nam, giải thưởng toán học Clay năm 2004, Huy chương Fields 2010 [cựu học sinh khóa 23].
  • 2 năm liền đoạt huy chương vàng Toán quốc tế: Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn, Lê Hùng Việt Bảo, Nguyễn Thế Hoàn.
  • 2 năm liền đoạt huy chương vàng Tin học quốc tế: Nguyễn Ngọc Huy, Bùi Hồng Đức
  • Khối chuyên LýSửa đổi

    Chủ nhiệm khối: TS. Đặng Đình Tới
    Thành lập ngày: 15/10/1985
    Khối ra đời trực thuộc khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

    Hàng năm có khoảng 270 học sinh được học tập tại khối, các em đến từ nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam. Khối đi đầu trong việc đào tạo học sinh có năng khiếu Vật lý ở bậc phổ thông trung học,cũng như đào tạo học sinh thi đại học:tỉ lệ đỗ đại học của học sinh hàng năm luôn trên 95%.

    Hàng năm thường có nhiều cuộc thi chất lượng cho các em học sinh trong khối,gồm 3 môn toán, lý, hóa nhằm kiểm tra chất lượng học tập các em trong mỗi kì[mỗi kì thi 1 lần],đồng thời có nhắc nhở học tập nếu kết quả kém,cũng như tuyên dương các em có thành tích học tập tốt.

    Cơ cấu xét đội tuyển tham dự kì thi học sinh giỏi vật lý quốc gia khá ngặt nghèo: "Sơ đồ hình chóp", các em học sinh vừa vào học sẽ được đào tạo chung để tham dự đội tuyển, sau đó qua các kì thi sẽ chọn được những em xuất sắc nhất để thi Quốc gia Vật lý

    Theo thống kê, trong kì thi đại học 2008, khối Chuyên Lý có điểm trung bình ba môn cao nhất cả nước. Trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2009, thành tích rất đáng tự hào này một lần nữa được lập lại.

    Hoạt động ngoại khóa của khối chuyên lý khá đa dạng, bao gồm ngày kỉ niệm thành lập khối 15/10, trung thu, dã ngoại,... với nhiều trò chơi như cờ [cờ tướng, cờ vua, cờ ca rô, cờ vây,...], nhảy bao bố, đua xe đạp chậm, đá bóng ba chân,... và giải đá bóng Chuyên Lý B0 Cup diễn ra thường niên.

    Khối chuyên HóaSửa đổi

    Chủ nhiệm khối: PGS.TS. Trần Thạch Văn

    Ngoài ra, tham gia giảng dạy tại khối có các GS, PGS, TS: PGS.TS. Đào Hữu Vinh, NGƯT GS.TS. Từ Vọng Nghi [chủ nhiệm bộ môn Hóa phân tích, khoa Hóa, ĐHKHTN], PGS.TS. Phạm Văn Nhiêu [phó chủ nhiệm bộ môn Hóa Lý, khoa Hóa, ĐHKHTN], PGS.TS. Đỗ Đức Thanh [bộ môn Vật Lý Lý Thuyết, khoa Lý, ĐHKHTN], TS. Đặng Định Tới [chủ nhiệm khối Trung học phổ thông chuyên Lý],...

    Quá trình hình thành và phát triểnSửa đổi

    Năm 1992, PGS.TS. Đào Hữu Vinh [bộ môn Hóa phân tích, khoa Hóa, Đại học Tổng hợp Hà Nội] cùng với một số đồng nghiệp tâm huyết đã chính thức thành lập ra Khối Trung học phổ thông chuyên Hóa. Khối là một bộ môn trực thuộc khoa Hóa của Đại học Tổng hợp, do chính thầy Đào Hữu Vinh là chủ nhiệm.

    Từ những ngày đầu đầu thành lập, Khối đã nhận được nhiều sự ủng hộ về giảng dạy của tập thể giảng viên khoa Hóa. Nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ,... ở khoa Hóa và cả các khoa khác [Toán, Lý,...] trực tiếp giảng dạy các môn học tại đây.

    Năm 1996, sau khi thầy Đào Hữu Vinh nghỉ hưu, thầy Trần Thạch Văn [bấy giờ là phó chủ nhiệm khối Trung học phổ thông chuyên Hóa] được bầu làm chủ nhiệm khối. Kế thừa tâm huyết của thầy Vinh, thầy Văn không ngừng nỗ lực xây dựng khối, liên tục nâng cao yêu cầu đầu vào của thí sinh và thỉnh giảng nhiều giáo sư tên tuổi nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy của khối chuyên.

    Thành tíchSửa đổi

    Trong nhiều năm trở lại đây, học sinh khối Trung học phổ thông chuyên Hóa luôn có điểm thi đại học trung bình lọt vào top 5 trường Trung học phổ thông cao nhất cả nước [điểm trung bình khoảng 22 đến 25 điểm], với nhiều thủ khoa 29, 30 điểm các trường Đại học Ngoại Thương, Đại học Y Hà Nội,...top 200 trường thpt có điểm thi cao nhất năm 2009

    Ngoài ra, khối còn giành được nhiều huy chương trong các kỳ thi Olympic Hóa Học quốc gia và quốc tế. Tỉ lệ học sinh của khối nhận được học bổng tại các trường đại học nước ngoài [Mỹ, Anh, Úc,...] có năm học lên đến gần 30%.

    Học sinh tiêu biểuSửa đổi

    • 2 năm liền đoạt huy chương vàng hóa quốc tế: Vũ Minh Châu[7]
    • Đường lên đỉnh Olympia: 2 lần vào chung kết, 1 lần giải nhì vào năm 2021, 1 lần giải ba vào năm 2013

    Khối chuyên SinhSửa đổi

    Chủ nhiệm khối: TS. Đỗ Thị Thanh Huyền

    Phó Chủ nhiệm: CN. Nguyễn Thị Yến

    Khối chuyên Sinh có sự tham gia giảng dạy của các PGS, TS: TS. Phạm Văn Lập, TS. Trần Viết Kính [Toán], PGS.TS. Lê Đức [Hóa học hữu cơ],...

    Thành tích

    Năm 2007, trong 4 thành viên của Đội tuyển Việt Nam đi dự Olympic Sinh học Quốc tế [IBO] thì có 3 thành viên là học sinh Khối chuyên Sinh học.

    Năm 2009, học sinh Nguyễn Thị Thùy Trang của Khối chuyên Sinh đã giành huy chương bạc duy nhất cho dội tuyển Việt Nam tại IBO 2009 được tổ chức tại Nhật Bản.

    Năm 2013, học sinh Nguyễn Quang Huy đã giành huy chương đồng kỳ thi IBO 2013 tổ chức tại Thụy Sĩ Năm 2015, học sinh Vũ Thị Chinh đã giành huy chương Vàng kì thi IBO 2015 tổ chức tại Việt Nam sau nhiều năm chờ đợi.

    Thành lập trường THPT chuyên KHTNSửa đổi

    Vào ngày 14 tháng 6 năm 2010, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên [High School for Gifted Students], chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội và chịu sự quản lý về chuyên môn của Sở GD-ĐT Hà Nội.[8]

    Hình ảnhSửa đổi

    • Nhà A-B

    • Nhà C3

    • Nhà D

    Chú thíchSửa đổi

    1. ^ Nguyễn Hùng, Ngôi trường giàu thành tích về đào tạo nhân tài, Báo điện tử Dân Trí, cập nhật: 15/04/2010, 06:53 [GMT +7]
    2. ^ Nguyễn Hùng,Top 200 trường thpt có điểm thi ĐH cao nhất năm 2008, Báo điện tử Dân Trí, cập nhật: 12/01/2009, 22:1 [GMT +7]
    3. ^ Nguyễn Hùng, Top 200 trường thpt có điểm thi ĐH cao nhất năm 2009, Báo điện tử Dân Trí, cập nhật: 10/08/2009, 12:05 [GMT +7]
    4. ^ Nguyễn Hùng - Hồng Hạnh, Top 200 trường thpt có điểm thi ĐH cao nhất năm 2010, Báo điện tử Dân Trí, cập nhật: 11/08/2010, 19:25 [GMT +7]
    5. ^ “Bạn học của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Cùng khởi nghiệp từ kinh doanh mỳ gói ở Đông Âu, về nước chinh phục căn bếp Việt ở tuổi 50, đại dịch vẫn tăng trưởng 50%/năm”. cafef.vn. 7 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
    6. ^ Ban Giám hiệu trường chuyên KHTN
    7. ^ Nguyễn Thị Đóa, Nữ sinh hai lần giành huy chương vàng Hóa Quốc tế, Báo điện tử Dân Trí, cập nhật: 12/08/2009, 16:05 [GMT +7]
    8. ^ Lập Phương, Thành lập trường thpt chuyên Khoa học Tự nhiên, Báo Giáo dục & Thời đại online, cập nhật: 18/06/2010, 09:51 [GMT+7]

    Liên kết ngoàiSửa đổi

    • Trang web chính thức của trường thpt Chuyên Khoa Học Tự Nhiên
    • Diễn đàn học sinh chuyên Tổng Hợp
    • Trang web Khối chuyên Toán - Tin Lưu trữ 2013-04-11 tại Archive.today
    • Khuôn viên khối chuyên Lưu trữ 2005-02-12 tại Wayback Machine
    • Lĩnh vực đào tạo Lưu trữ 2005-11-19 tại Wayback Machine

    Video liên quan

    Chủ Đề