Tức ngực khó thở là hiện tượng gì năm 2024

Em hay bị tình trạng tức ngực bất ngờ, khó thở. Lâu lâu chóng mặt xây xẩm. Không biết thường xuyên tức ngực, khó thở, chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì ạ? Có phải triệu chứng bệnh tim mạch không?

Trần Tuấn Thanh (1997)

Trả lời

Chào bạn,

Thường xuyên tức ngực, khó thở, chóng mặt có thể là các triệu chứng bệnh tim mạch. Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tim bao gồm: đau ngực, đau lưng hoặc đau tay, mệt mỏi bất thường, buồn nôn, đổ mồ hôi, khó thở, nhịp tim bất thường...Bạn cần tới khám chuyên khoa Tim mạch nhé.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Vinmec. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bằng Phong - Bác sĩ Nội - Can thiệp Tim mạch kiêm Trưởng Phòng khám Suy tim - Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

XEM THÊM:

  • Đau nhói kèm cảm giác tức vùng ngực có phải triệu chứng của bệnh tim mạch không?
  • Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tim mạch
  • Công dụng của dầu xoa Menthana

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

  • Tức ngực khó thở là hiện tượng gì năm 2024
    Công dụng thuốc Neutracet 400 Thuốc Neutracet 400 thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh có thành phần chính piracetam thường được dùng để điều trị chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung ở người cao tuổi, đột quỵ thiếu máu não cục bộ ... Đọc thêm
  • Tức ngực khó thở là hiện tượng gì năm 2024
    Thông tin thuốc Kapvay Kapvay là thuốc có chứa hoạt chất clonidine hydrochloride. Kapvay thuốc được sử dụng một mình hoặc kết hợp với thuốc khác để điều trị chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Cùng tìm hiểu công dụng cũng như các ... Đọc thêm
  • Tức ngực khó thở là hiện tượng gì năm 2024
    Công dụng thuốc Quidonan Thuốc Quidonan được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến tim, mắt, tai - mũi - họng. Để tăng hiệu quả sử dụng thuốc và hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn, bệnh nhân ... Đọc thêm
  • Tức ngực khó thở là hiện tượng gì năm 2024
    Công dụng thuốc Tritasdine Thuốc Tritasdine được chỉ định trong phòng ngừa cơn đau thắt ngực ở người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, phối hợp trong điều trị chứng ù tai chóng mặt, giảm thị lực và rối loạn thị giác do ... Đọc thêm

Tức ngực khó thở là hiện tượng gì năm 2024

Công dụng thuốc Giacoton

Thuốc Giacoton 650 thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc Giacoton 650 là paracetamol được chỉ định trong điều trị làm giảm ...

Tuổi Trẻ - Với mỗi loại bệnh tim mạch có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

TIN LIÊN QUAN

  • Giảm 50% các gói khám tổng quát (Kết thúc tháng 10/2020)
  • Tham gia Câu lạc bộ tim mạch và đột quỵ vào 29/08
  • TP.HCM: 17 bệnh viện có thể tiếp nhận và điều trị bệnh đột quỵ
  • Đau đầu và đột quỵ
  • Xua tan nguy cơ đột tử do bệnh lý tim mạch đột quỵ
  • Kiểm soát đột quỵ từ sớm: Tại sao không?
  • Đột quỵ: "Trời kêu ai nấy dạ - Hay do chưa biết cách phòng ngừa"
  • Phát hiện sớm đột quỵ não, hạn chế di chứng
  • Người bị tai biến có khả năng phục hồi bình thường?
  • Đột quỵ tuổi 40: Dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua

Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Chính vì vậy, bản thân người bệnh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp khi bị bệnh tim.

Tức ngực khó thở là hiện tượng gì năm 2024

Khó thở đau tức ngực - dấu hiệu của bệnh tim mạch.

Khó thở: dấu hiệu nguy cơ của bệnh tim mạch

- Khó thở được khởi phát hoặc nặng lên bởi gắng sức và gây ra tăng áp lực nhĩ trái và tĩnh mạch phổi hoặc giảm ôxy máu.

- Tăng áp lực nhĩ trái và tĩnh mạch phổi thường gặp nhất là rối loạn chức năng tâm trương thất trái (do phì đại, xơ hóa hoặc bệnh màng ngoài tim) hoặc bít tắc van gây ra. Đợt khởi phát hoặc nặng lên của tăng áp lực nhĩ trái có thể dẫn đến phù phổi. Giảm oxy máu có thể do phù phổi hoặc luồng thông trong tim.

- Khó thở phải được xác định bằng mức độ hoạt động gây ra nó. Khó thở cũng là một triệu chứng thường gặp trong các bệnh phổi và khó có thể phân biệt được bệnh sinh, khó thở cũng có thể gặp ở người ít đi lại hoặc người béo, người trong tình trạng lo lắng, thiếu máu và nhiều bệnh khác.

Khó thở khi nằm là do sự tăng thể tích máu trung ương. Khó thở khi nằm cũng có thể do các bệnh phổi và béo bệu gây ra.

Khó thở kịch phát ban đêm sẽ giảm nhẹ bằng cách ngồi hoặc đứng lên, triệu chứng này thường đặc hiệu hơn trong các bệnh tim.

Đau tức ngực: dấu hiệu nguy cơ của bệnh tim mạch

Đau ngực có thể xảy ra do một bệnh phổi hoặc một bệnh xương, bệnh thực quản hoặc các bệnh đường tiêu hóa, kích thích rễ dây thần kinh cổ ngực hoặc do tình trạng lo lắng cũng như nhiều bệnh tim mạch gây nên.

Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngực do tim là thiếu máu cơ tim cục bộ.

Đau thường được mô tả là âm ỉ, nhức nhối hoặc như cảm giác ép vào, siết chặt, thắt chặt hoặc ngột ngạt hơn là đau như dao đâm hoặc co thắt lại, và nó thường được nhận thức như một cảm giác bứt rứt hơn là đau. Đau do thiếu máu cục bộ thường giảm đi trong vòng 30 phút, nhưng nó có thể kéo dài hơn.

Những cơn đau kéo dài thường tương ứng với nhồi máu cơ tim, đau thường kèm theo cảm giác bứt rứt hoặc lo lắng. Vị trí đau thường ở sau xương ức hoặc vùng trước tim bên trái. Mặc dù đau có thể lan tới hoặc khu trú ở vùng hầu họng, hàm dưới, bả vai, mặt trong cánh tay, vùng bụng trên hoặc lưng, nhưng nó hầu như cũng bao hàm cả vùng xương ức. Đau do thiếu máu cục bộ thường do gắng sức, nhiệt độ lạnh, sau bữa ăn, stress hoặc kết hợp các yếu tố này thúc đẩy và thường giảm đi khi nghỉ ngơi. Đau không liên quan đến tư thế hoặc hô hấp và thường không xuất hiện khi sờ nắn ngực. Trong nhồi máu cơ tim, một yếu tố thúc đẩy thường không rõ rệt.

Phì đại thất trái hoặc bệnh van động mạch chủ cũng có thể phát sinh đau do thiếu máu hoặc đau ít điển hình hơn. Viêm cơ tim, bệnh cơ tim và sa van hai lá thường kết hợp với đau ngực không điển hình. Viêm màng ngoài tim có thể gây ra đau nhưng nó thay đổi theo tư thế và hô hấp. Phình tách động mạch chủ gây đau như xé lồng ngực một cách đột ngột và thường lan ra sau lưng.

Hồi hộp, choáng hoặc ngất

Nhận thấy nhịp đập của tim có thể là hiện tượng bình thường hoặc có thể phản ánh tăng cung lượng tim hoặc tăng cung lượng nhát bóp tim ở những bệnh nhân với nhiều tình trạng bệnh ngoài tim (gắng sức, nhiễm độc giáp, thiếu máu, lo lắng,…). Nó cũng có thể do các bệnh tim mạch làm tăng thể tích nhát bóp (hở van tim, nhịp chậm) hoặc có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Ngoại tâm thu thất có thể được cảm thấy như nhát đập ngoại lai hoặc nhát nhảy cóc. Tim nhanh kịch phát trên thất hoặc thất, bệnh nhân có thể cảm thấy đập hoặc rung rất nhanh, đều hoặc không đều. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không thấy biểu hiện gì cả.

Nếu như nhịp tim bất thường kết hợp giảm đáng kể huyết áp và cung lượng tim, thì nó có thể, đặc biệt là tư thế đứng thẳng, làm ảnh hưởng tới dòng máu lên não, gây choáng váng, mờ mắt, mất ý thức (ngất) hoặc các triệu chứng khác.

Tức ngực khó thở là hiện tượng gì năm 2024

Đừng bỏ qua dấu hiệu hồi hộp, choáng váng.

Ngất do tim thường gặp nhất là do ngừng nút xoang hoặc bloc đường ra nút xoang, bloc nhĩ thất, hoặc tim nhanh thất hoặc rung thất. Ngất có thể có một vài dấu hiệu tiền triệu và có thể gây ra chấn thương. Việc không có triệu chứng báo trước giúp phân biệt ngất do tim (cơn Adams - Stokes) với ngất do mạch thần kinh phế vị, hạ huyết áp tư thế hoặc cơn động kinh. Mặc dù thường hồi phục ngay, một số bệnh nhân có thể có những động tác giống như trong cơn động kinh. Bệnh van động mạch chủ và bệnh tim phì đại tắc nghẽn cũng có thể gây ngất và thường xảy ra khi gắng sức hoặc sau gắng sức. Một hình thức ngất khác là chủ đề thu hút sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây được gọi là ngất do thần kinh tim. Trong hội chứng này có sự tăng không thích hợp hoạt động phế vị ly tâm, thường do tăng kích thích thần kinh giao cảm của tim trước đó. Song nó có thể xảy ra đột ngột giống hệt như ngất do rối loạn nhịp tim.

Câu lạc bộ tim mạch và đột quỵ

Nhằm mục đích cập nhật đến cộng đồng thông tin mới, hữu ích về bệnh lý tim mạch – đột quỵ, Bệnh viện Quốc tế City ra mắt Câu lạc bộ (CLB) bệnh nhân Tim mạch – Đột quỵ. Chương trình sẽ diễn ra định kỳ vào ngày thứ năm của tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của mỗi tháng.

Chương trình sẽ thảo luận chuyên sâu về bệnh lý, bao gồm: yếu tố nguy cơ đột quỵ cao, các vấn đề rối loạn mỡ máu, cao huyết áp & xơ vữa mạch máu, biến chứng tiểu đường dẫn đến tim mạch đột quỵ, và làm sao để kiểm soát đột quỵ…