Tùy viên lãnh sự là gì

Chức danh Họ tên
Tổng Lãnh sự Marie C. Damour
Phó Tổng Lãnh sự Robert Greenan
Tham tán Kinh tế Alexander Tatsis
Tham tán Chính trị Dorothy Mayhew
Điều phối viên Lãnh sự tại Việt Nam Doron Bard
Trưởng Phòng Lãnh sự Adrienne Harchik
Trưởng Phòng Hành chính Graham Harlow
Phòng An ninh Khu vực Francis Bowen
Phòng Thương mại Stephen Jacques
Tham tán Nông nghiệp Benjamin Petlock
Tham tán Thông tin-Văn hóa Tony Jones
Tùy viên An ninh Văn phòng điều tra an ninh nội địa ICE

Văn phòng Tùy viên Quân sự tham mưu cho Đại sứ và báo cáo về chính sách quân sự và quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tình hình phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, nền công nghiệp quốc phòng và các chủ đề liên quan đến các lĩnh vực này.

Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, Văn phòng Tùy viên Quân sự thường xuyên liên lạc với Quân đội nhân dân Việt Nam, các cơ quan tổ chức có liên quan cũng như Tùy viên Quân sự các nước tại Việt Nam. Trong khuôn khổ các hoạt động của mình, Tùy viên Quân sự còn tham dự các buổi hội thảo chuyên môn, các cuộc diễn tập với tư cách quan sát viên cũng như tới thăm các đơn vị quân đội tại Việt Nam.

Một mảng nhiệm vụ khác của Văn phòng Tùy viên Quân sự là lập kế hoạch và thực hiện chương trình hợp tác song phương hàng năm giữa nước Cộng hòa Liên bang Đức và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó bao gồm việc chuẩn bị và thực hiện các chuyến thăm chính thức tại Việt Nam, từ các chuyến thăm của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên bang cho tới các cuộc trao đổi giữa các chuyên gia quốc phòng và các biện pháp bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm riêng lẻ. Bên cạnh đó, trọng tâm chính trong việc hợp tác với Việt Nam hiện nay là việc đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Quy định về cơ quan lãnh sự

  • 1. Quy định chung về lãnh sự
  • 2. Cơ quan lãnh sự là gì ?
  • 3. Chức năng của cơ quan lãnh sự
  • 4. Cấp của cơ quan lãnh sự
  • 5. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự
  • 6. Thành viên cơ quan lãnh sự

1. Quy định chung về lãnh sự

Lãnh sự không được vi phạm trật tự pháp lí, tập quán và phong tục địa phương. Hoạt động của lãnh sự nằm dưới sự chỉ đạo và giám sát của đại sứ quán của quốc gia cử đại diện. Lãnh sự chỉ là một trong bốn cấp mà người đứng đầu đại diện lãnh sự được bổ nhiệm. Theo Điều 9 Công ước Viên về các quan hệ lãnh sự năm 1963, những người đứng đầu các cơ quan lãnh sự được chia làm bốn cấp là: tổng lãnh sự, lãnh sự, phó lãnh sự và đại lí.

Trong đời sống quốc tế, quan hệ lãnh sự là một loại quan hệ đặc thù, gắn bó mật thiết với quan hệ ngoại giao nhưng lại có những đặc điểm khác biệt và có sự độc lập nhất định với quan hệ ngoại giao.

Quan hệ lãnh sự chủ yếu mang tính chất hành chính-pháp lý quốc tế, được thiết lập trong hoạt động đối ngoại để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân một quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác.

Quan hê lãnh sự được thiết lập theo sự thoả thuận của các nước. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thông thường nếu không cố thoả thuận nào khác thì việc thiết lập quan hê ngoại giao bao hàm cả việc thiết lập quan hệ lãnh sự. Tuy nhiên, khi các bên cắt đứt quan hệ ngoại giao thì quan hệ lãnh sự cũng không ipso facto bị cắt đứt. Đồng thời, trong nhiều trường hợp, quan hệ lãnh sự được thiết Ịập giữa các quốc gia không có quan hệ ngoại giao với nhau [ví dụ: Trong trường hợp công nhận quốc gia hoặc chính phủ de-facto].

Khi thiết lập quan hệ lãnh sự, các nước cũng đồng thòi thoả thuận về việc mở cơ quan lãnh sự.

2. Cơ quan lãnh sự là gì ?

Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp nhận, trên cơ sở thoả thuận giữa hai nước hữu quan. Khu vực lãnh thổ mà cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình gọi là khu vực lãnh sự. Khu vực lãnh sự do hai nước hữu quan thoả thuận, được xác định trong hiệp định lãnh sự hoặc trong biên bản thoả thuận và được ghi trong bằng lãnh sự.

Cơ cấu tổ chức của cơ quan lãnh sự sẽ được phân tích dưới đây.

3. Chức năng của cơ quan lãnh sự

Cơ quan lãnh sự thực hiện một số những chức năng cơ bản sau đây:

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, công dân và pháp nhân nước mình tại nước tiếp nhân lãnh sự trong phạm vi pháp luật quốc tế;

- Cấp hộ chiếu và giấy thông hành cho công dân nước mình; cấp thị thực và các giấy tờ cần thiết khác cho những người muốn đến nước cử lãnh sự;

- Thực hiện chức năng công chứng một số giấy tờ, tài liệu cho công dân, pháp nhân nước mình ở nước sở tại và thực hiện các công việc có tính chất hành chính khác, như đăng ký kết hôn, chứng nhận khai sinh...;

- Cứu trợ và giúp đỡ các tổ chức và công dân nước mình;

- Giới thiệu người đại diện hoặc tự mình làm đại diện cho công dân nước mình trong quá trình tố tụng tại nước tiếp nhận, trong trường hợp công dân đó không có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Trong trường hợp công dân nào iđó của nước mình bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam... ở nước sở tại, viên chức lãnh sự có quyền thăm hỏi, tiếp xúc và áp dụng các biên pháp bảo đảm đại diện pháp lý cho người đó. Chức năng này của cơ quan lãnh sự phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của nước sở tại;

- Thực hiện trách nhiệm giúp đỡ tàu thuyền, máy bay cũng như đoàn thủy thủ, phi hành đoàn của nước mình tại khu vực lãnh sự; có một số quyền hạn nhất định đối với các tàu thuyền, máy bay này.

Như vậy, chức năng của cơ quan lãnh sự không bao gồm mọi lĩnh vực quan hệ giữa nước mình với nước tiếp nhận. Cơ quan lãnh sự không trực tiếp quan hệ với chính quyền trung ương nước sở tại mà chỉ quan hệ với chính quyền địa phương trong phạm vi khu vực lãnh sự.

Theo luật quốc tế và pháp luật nhiều nước, trên cơ sở đồng ý của nước tiếp nhận, cơ quan lãnh sự có thể thực hiện một số chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao nếu như hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Cơ quan lãnh sự cũng có thể thực hiện chức năng lãnh sự ở nước thứ ba hoặc thay mặt nước thứ ba thực hiện chức năng lãnh sự ở nước sở tại, trên cơ sở thoả thuận đồng ý của các bên hữu quan.

4. Cấp của cơ quan lãnh sự

Theo Công ước Viên năm 1963, cơ quan lãnh sự được chia thành 4 cấp:

- Tổng lãnh sự quán - đứng đầu là tổng lãnh sự;

- Lãnh sự quán - đứng đầu là lãnh sự;

- Phó lãnh sự quán - đứng đầu là phó lãnh sự;

- Đại lý lãnh sự quán - đứng đầu là đại lý lãnh sự.

Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế hiện nay, các nước thường đặt cơ quan lãnh sự ở cấp tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán.

5. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự

Người đứng đầu cơ quan lãnh sự do nước cử lãnh sự bổ nhiệm và do nước tiếp nhận lãnh sự chấp thuận cho phép thực hiên chức năng của mình.

Nước cử lãnh sự, căn cứ vào pháp luât nước mình, bổ nhiêm người đứng đầu cơ quan lãnh sự thông qua việc cấp bằng lãnh sự, trong đó ghi rõ họ tên, cấp lãnh sự, khu vực lãnh sự và địa chỉ cơ quan lãnh sự. Bằng lãnh sự có thể do nguyên thủ quốc gia hoặc bộ trưởng bộ ngoại giao cấp, tùy theo quy định của pháp luật mỗi nước.

Thông qua đường ngoại giao, bằng lãnh sự được gửi tới chính phủ [thường là gửi cho bộ ngoại giao] nước tiếp nhận. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự bắt đầu thực hiện chức năng của mình kể từ ngày nước tiếp nhận lãnh sự cho phép chính thức, thông qua việc cấp giấy chứng nhận lãnh sự.

Thù tục bắt buộc là phải có bằng lãnh sự và giấy chứng nhận lãnh sự chỉ đặt ra đối với người đứng đầu cơ quan lãnh sự độc lập. Đối với người phụ trách phòng lãnh sự thuộc đại sứ quán các nước thì không cần phải áp dụng thủ tục này.

6. Thành viên cơ quan lãnh sự

Thành viên của cơ quan lãnh sự được chia thành 3 loại: Viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự, nhân viên phục vụ.

+ Viên chức lãnh sự, bao gồm người đứng đầu cơ quan lãnh sự [tổng lãnh sự, lãnh Sự hoặc trưởng phòng lãnh Sự của đại sứ quán]; tham tán lãnh sự; bí thư lãnh sự; tùy viên lãnh sự.

Theo Công ước Viên năm 1963 và theo pháp luật của đa số các nước, viên chức lãnh sự phải là công dân nước cử lãnh sự. Chỉ được bổ nhiệm viên chức lãnh sự là công dân nước tiếp nhận khi được sự đồng ý rõ ràng của nước này.

Về nguyên tắc, bất kỳ khi nào, nước tiếp nhận cũng có thể tuyên bố và thông báo cho nước cử lãnh sự rằng một viên chức lãnh sự nào đó là không được chấp nhận [Persona non grata]. Trong trường hợp như vậy, nước cử lãnh sự phải triệu hồi ngay người bị mất tín nhiêm về nước hoặc đình chỉ chức năng của người đó trong cơ quan lãnh sự.

+ Nhân viên lãnh sự gồm những người thực hiện công việc hành chính-kỹ thuật trong cơ quan lãnh sự.

+ Nhân viên phục vụ là những người làm công việc phục vụ nội bộ trong cơ quan lãnh sự.

Trong hoạt động của các cơ quan lãnh sự còn có đoàn lãnh sự. Đoàn lãnh sự bao gồm tất cả lãnh sự nước ngoài công tác tại khu vực lãnh sự nhất định và chỉ thực hiên chức năng lễ tân. Đứng đầu đoàn lãnh sự là người đứng đầu cơ quan lãnh sự của một nước, có hàm cao nhất và có thâm niên công tác lâu nhất tại khu vực lãnh sự đó.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề