Vai trò của nitơ ở cơ thể thực vật

Cập nhật: 25/03/2022 Tác giả : Thanh Long

Câu hỏi

Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:

  • A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
  • C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim
  • D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP...

Lời giải và Đáp án

Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…

Đáp án đúng: D

Cập nhật: 25/03/2022 Tác giả : Thanh Long

Câu hỏi

Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật?

  • A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
  • C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
  • D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP...

Lời giải và Đáp án

Đáp án đúng: D

Câu hỏi :Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:

A.Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

B.Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

C.Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

D.Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

Lời giải:

Đáp án đúng D:Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

Vai trò của Nitơ đối với thực vật làThành phần của prôtêin và axít nuclêic.

Giải thích:

* Vai Trò Của Nitơ Đối Với Thực Vật

- Vai trò chung:

+ Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Vai trò cấu trúc:

+ Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP …

+ Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng.

- Vai trò điều tiết:

Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào thực vật:

+ Ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.

+ Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng:tham gia quá trình TĐC và năng lượng

Kiến thức mở rộng

1. Đặc tính sinh lý của Nitơ

- Nitơ (N) là một nguyên tố hóa học có thứ tự là 7 trong điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ, không tham gia các phản ứng hóa học ở nhiệt độ phòng. Nito chiếm khoảng 78,09% khí quyển trái đất.

- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật và chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Đối với cây trồng Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạngNH+4NH4+vàNO−3NO3−. Trong cây,NO−3NO3−được khử thànhNH+4NH4+.

, đặc biệt một số loại thực vật cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm mà có thể chuyển hóa N2trong không khí để sử dụng.

2. Vai trò của Nitơ ( Phân Đạm) đối với cây trồng

- Thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cho cây ra nhiều nhánh, phân nhiều cành, lá cây có kích thước to, lá quang hợp mạnh chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột.

- Giúp tăng năng suất cho cây trồng và cải thiện chất lượng của rau ăn lá và protein của hạt ngũ cốc.

- Đạm kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng huy động mạnh các thức ăn khác trong đất .Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

* Thiếu Đạm:- Khi khi cây trồng thiếu đạm chúng trở nên cằn cỗi và màu vàng xuất hiện trên lá. Sự mất protein trong lục lạp trong các lá già hình thành nên màu vàng hay bệnh vàng lá là chỉ thị sự thiếu đạm.

-"Khi thiếu đạm" nghiêm trọng thì các lá bên dưới hình thành màu nâu và chết các vết ố vàng này bắt đầu ở lá và lan dần vào phần bên trong lá cho đến khi toàn bộ lá chết. Xu hướng chung là các lá bên trên còn non vẫn tồn tại màu xanh trong khi các lá bên dưới bị vàng và chết .Điều này cho thấy sự di chuyển của đạm bên trong cây .

- Khi rễ không có khả năng hấp thụ đủ để thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng, protein trong các bộ phận già của cây bị chuyển hóa thành đạm hòa tan , vận chuyển đến các môn sinh trưởng hoạt động và được tái sử dụng để tổng hợp các protein mới.

* Thừa Đạm: -"Bón thừa đạm" lá cây có màu xanh tối , tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá mềm mại dễ bị sâu bệnh , quá trình sinh trưởng dinh dưỡng (thân, lá) bị kéo dài quá trình hình thành hoa quả hạt bị chậm lại .

- Cây thành thục muộn, phẩm chất nông sản kém.

- Bón thừa đạm cây dùng không hết, đất không giữ lại được ( trên các loại đất nhẹ ,nghèo chất hữu cơ) nên đạm bị kéo xuống sâu hoặc bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước, kể cả nước trên mặt và nước ngầm .

- Khi thừa đạm, trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác như lân, kali và lưu huỳnh có thể làm chậm sự chín của cây trồng trồng .Những triệu chứng ngộ độc ammonium như mép lá màu vàng lá bị xoắn lại đầu rễ bị hoại tử.

3. Các nguồn cung cấp đạm cho cây trồng:

a. Nguồn tự nhiên

*Trong không khí:

- Chủ yếu dạng Nitơ phân tử ( N2) ngoài ra còn tồn tại dạng NO, NO2

- Cây không hấp thụ được Nitơ phân tử → phải nhờcác vi sinh vật cố định Nitơ chuyển hóa thành dạng NH3cây mới hấp thụ được.

-Nitơ trong NO, NO2trong không khí độc hại đối với cây trồng.

* Nitơ trong đất:

- Nitơ khoáng (Nitơ vô cơ, gồm NO3-và NH4+)trong các muối khoáng như muối nitrat, muối nitrit, muối amôn.

- Nitơ hữu cơ trong xác động vật, thực vật, vi sinh vật.

- Nitơ khoáng cây có thể hấp thụ trực tiếp còn Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật cầnnhờ VSV chuyển hóa thành NO3-và NH4+thì cây mới hấp thụ được.

b. Nguồn tổng hợp

- Các dạng phân hữu cơ chủ yếu là đảm trong phân gia súc và cây họ đậu.. lượng Đạm Hữu dụng cho cây tự phân hữu cơ là một phần của tổng hợp đạm chứa trong cây trồng

- Nitơ khoáng (Nitơ vô cơ) có chủ yếu trong các loại phân bón hữu cơ khoáng của Nhật có hàm lượng hữu cơ từ 65 cho đến 80%. Trong phân gà viên hữu cơ 65% của Nhật trong thành phần chứa Nitơ tổng là 3,91%

- Một số loại phân đạm tổng hợp được sử dụng:Phân UrêCo(NH4)2, phân Amôn Nitrat (NH4NO3), phân Amoni Sunfat hay SA (NH4)2SO4, phân đạm Clorua (NH4Cl), phân Xianamit Canxi, phân Phôtphat đạm hay MAP (Phốt phát Amôn).

4. Kỹ thuật sử dụng phân đạm

- Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí bằng cách: đúng loại, đúng lượng, đúng lúc, đúng cách.

- Cung cấp phân đạm cho cây: qua rễ (phân bón gốc) và qua lá (phân bón lá).

- Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường.

- Khi lượng phân bón cho cây vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ hết. Lượng phân bón dư thừa sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu như thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường.

Vai trò của O2 và CO2 có lẽ mọi người đã hiểu rõ, vậy vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật là gì, bạn đã nắm rõ chưa. Nếu chưa thì hãy để BachkhoaWiki giúp bạn giải đáp nhé!

Vai trò của nitơ ở cơ thể thực vật

Nitơ là chất gì?

“Nitơ là chất gì?”, để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta cần phải biết được cấu trúc và thành phần cấu tạo nên một nguyên tử nitơ. Trong bảng tuần hoàn hóa học, chất này ở vị trí thứ 7, chu kì 2 và nhóm VA.

Điều đó chứng tỏ nguyên tố này có cấu trúc electron gồm 2 lớp, lớp ngoài cùng vỏ có 5 electron hoạt động. Do đó, Nitơ được coi như một phi kim hoạt động mạnh, ở hầu hết các hợp chất thì nguyên tử này mang hóa trị 3.

Vai trò của nitơ ở cơ thể thực vật

Nitơ kí hiệu là N2 với cấu trúc electron nguyên tử của khí này là 1s2 2s2 2p3

Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật?

Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng quan trọng trong cơ thể thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. Trong cây NO3- được khử thành NH4+.

Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật, hãy theo dõi tiếp để hiểu sâu hơn nhé:

Vai trò chung

Vai trò chung của nitơ đó là đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Vai trò cấu trúc

Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử như protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP… Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng. Các dấu hiệu phổ biến khi cây thiếu Nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá, thừa N, cây phát triển quá nhanh, dễ lốp, đổ.

Vai trò điều tiết

Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.

Cây hấp thụ nitơ ở dạng gì? Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật

Dạng nitơ hấp thụ từ môi trường vào gồm hai dạng: NH4+ và NO3-. Trong đó nitơ trong NO3– ở dạng ôxi hóa. Nitơ trong các hợp chất hữu cơ trong cơ thể thực vật tồn tại ở dạng khử như NH, NH2.

Do vậy, cần phải có quá trình chuyển nitơ ở dạng oxi hóa thành dạng khử, nghĩa là phải có quá trình khử nitrat. Quá trình biến đổi Nitơ trong cây gồm hai quá trình là khử N03- và đồng hóa NH3:

– Quá trình khử NO3-

Cây hút được từ đất cả hai dạng nitơ oxy hóa (NO3-) và nitơ khử (NH4+), nhưng cây chỉ cần dạng NH4+ để hình thành các axit amin nên việc trước tiên mà cây phải làm là việc biến đổi dạng NO3- thành dạng NH4+ nhờ hệ thống các enzim Reductaza. Mo và Fe hoạt hóa các enzim tham gia vào quá trình khử trên.

Quá trình amôn hoá xảy ra theo các bước sau đây:

NO3- ————–> NO2- ————-> NH4+

– Quá trình đồng hóa NH3

Hình thành axit amin: Quá trình hô hấp của cây tạo ra các xêtoaxit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ các xêto axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin.

Có 4 phản ứng để hình thành các axit amin. Sau đây là các phản ứng khử amin hoá để hình thành các axit amin:

+ Xetoglutaric + NH3 + 2H+→ glutamin + H2O

+ Axit pyruvic + NH3+ 2H+ → alanin + H2O

+ Axit fumaric + NH3 → aspartic

+ Axit oxaloaxetic + NH3 + 2H+→   aspartic + H2O

Và sau đó có các phản ứng chuyển amin hóa để hình thành 20 axit amin và từ các axit amin này thực vật có thể tạo vô số các protein và các hợp chất thứ cấp khác của thực vật.

Hình thành amit: các axit amin mới được hình thành sẽ kết hợp với NH3 tạo thành các amit, có tác dụng giải độc và dự trữ Nitơ cho cây khi mô thực vật thừa NH3.

Câu hỏi có liên quan

Đã hiểu rõ các khái niệm và định nghĩa liên quan về nitơ, vậy liệu bạn có tự tin trả lời các câu hỏi liên quan ở bên dưới không:

Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?

Vai trò của nitơ ở cơ thể thực vật

Thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được vì Nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu, cực kỳ trọng đối với quá trình sống, sinh trưởng, phát triển của cây lúa:

  • Nitơ tham gia cấu tạo nên các chất như: protein, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục,…
  • Cây lúa thiếu nitơ sẽ yếu, quang hợp kém, kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.

Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?

Thực vật chỉ có thể sử dụng nitơ ở dạng khử là NH4+. Tuy nhiên khi cây hấp thụ nitơ thì chúng hấp thụ ở cả hai dạng NH4+ và NO3- . Do vậy trong mô thực vật cần diễn ra quá trình khử nitrat để chuyển NO3- thành NH4+ để cây có thể sử dụng để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt:
Quá trình khử nitrat được trình bày như hình dưới:

Vai trò của nitơ ở cơ thể thực vật

Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc?

Khi lượng NH4+ trong cơ thể thực vật quá nhiều thì chúng sẽ khử độc NH4+ đồng thời dự trữ NH4+ bằng cách hình thành amit theo phương trình sau:

Axit amin đicacbôxilic + NH4+ → Amit.

Ví dụ: Axit glutamic + NH4+ → Glutamin.

Vai trò của nitơ ở cơ thể thực vật

Xem thêm:

Vậy là bạn đã cùng BachkhoaWiki điểm qua nitơ là gì, vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật, cây hấp thụ nitơ dưới dạng nào cũng như các câu hỏi liên quan khác. Chúc bạn học tập thật tốt nhé! Đừng quên để lại một Like, Share, Comment để ủng hộ chúng tôi ra thêm nhiều bài viết bổ ích nữa nhé!