Vận dụng các nội dung đã học vào thực tiễn công dân 10

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải bài tập SGK Bài 7 GDCD 10 trang 44

Bài 1 [trang 44 sgk Giáo dục công dân 10]

Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Trả lời:

- Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

- Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

- Vì vậy ta khẳng định: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Bài 2 [trang 44 sgk Giáo dục công dân 10]

Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?

Trả lời:

- Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực,mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.

- Học đi đôi với hành:nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.

Bài 3 [trang 44 sgk Giáo dục công dân 10]

Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em

Trả lời:

- Những việc gắn học với hành:

     + Em giúp mẹ em tính tiền hàng cho khách, giúp em luyện tính nhẩm nhanh hơn, chính xác hơn.

     + Trước khi gieo hạt, em biết phải làm đất thật tơi xốp và ẩm ướt mới có thể gieo lên thành cây được.

     + Nhờ những kiến thức tiếng anh đã học, em có thể đọc hướng dẫn trong những sản phẩm nước ngoài.

     + Em đã theo dõi chương trình olympya và thử trả lời các câu hỏi trên đó, rất gần với những thứ e học.

     + Không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, tàng trữ vũ khí, hàng cấm.

     + Luôn lắng nghe ông bà cha mẹ, giúp đỡ bạn bè xung quanh

- Sự kết hợp giữa học với hành có tác dụng giúp em hiểu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn và nhờ đó cũng thấy việc học thú vị hơn, thích học hơn.

Bài 4 [trang 44 sgk Giáo dục công dân 10]

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trả lời:

Câu tục ngữ mang ý nghĩa:

- Tri thức là vô hạn, con người phải không ngừng học hỏi để tiếp thu những kiến thức mới nhằm hoàn thiện bản thân.

- Việc học hỏi không chỉ dừng lại ở sách vở mà phải học hỏi trong cuộc sống, thông qua giao tiếp, trải nghiệm thực tế ở bên ngoài xã hội để từ đó mang lại tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng,...

- Mỗi cá nhân cần luôn chú trọng đến việc ra ngoài hoạt động, mở rộng mối quan hệ giao tiếp, thăm thú các nơi để trải nghiệm để tăng sự hiểu biết, chắt lọc những gì tinh túy nhất để từ đó trở thành người hoàn thiện hơn.

Bài 5 [trang 44 sgk Giáo dục công dân 10]

Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:

- Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.

Hằng liền bĩu môi:

- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng.

- Vì:

+ Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình tức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

+ Bằng thực hành, thí nghiệm, học sinh tự nhận biết được tính đúng đắn hay sai lầm của kiến thức đã học, từ đó hiểu và nghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống, biến những kiến thức thu nhận được thành có ích.

Lý thuyết GDCD lớp 10 Bài 7

I. Kiến thức cơ bản

1. Nhận thức

* Nhận thức cảm tính [Trực quan sinh động]

- Được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.

- Đem lại những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Quan sát quả chanh ta thấy: Vỏ xanh, nhiều tép, thơm, vị chua ⇒ Nhận thức cảm tính.

* Nhận thức lý tính [Tư duy trìu tượng]

- Là giai đoạn nhận thức tiếp theo.

- Dựa trên những tài liệu [tri thức] của nhận thức cảm tính.

- Nhờ các thao tác của tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp.

- Tìm ra được quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Phát hiện ra bên trong quả chanh chứa nhiều vitamin C, có thể làm đẹp, gia vị, thuốc chữa bệnh ⇒ Nhận thức lý tính.

⇒ Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

2. Thực tiễn

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Các dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn:

   + Hoạt động sản xuất vật chất

   + Hoạt động đấu tranh chính trị-xã hội

   + Hoạt động thực nghiệm khoa học kĩ thuật

Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét đến cùng các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này.

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ thực tiễn.

- Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các sự vật, hiện tượng, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về sự vật, hiện tượng.

- Thông qua hoạt động thực tiễn các giác quan của con người ngày càng phát triển; nhờ đó con người càng có khả năng khám phá sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn.

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức

Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức. Từ đó thúc đẩy nhận thức phát triển.

c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn

- Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

Chỉ có thể đem những tri thức thu được kiểm nghiệm vào thực tiễn mới thấy rõ đúng hay sai.

Ví dụ:

+ Con người sáng tạo ra máy gặt lúa nhằm giảm sức lao động, tăng năng suất lao động.

+ Con người chế tạo ra robot để thay thế con người làm việc ở môi trường độc hại.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Giáo Dục Công Dân 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

I. PHẦN MỞ ĐẦU[Hình ảnh minh họa]1.1 Lý do chọn đề tàiỞ nước ta, sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốcsách hàng đầu”. Trong luật giáo dục Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày2/12/1998 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trungthành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡngnhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảovệ Tổ quốc ”Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bêncạnh những yếu tố tích cực thì những mặt tiêu cực của nó là rất lớn, ảnh hưởngkhông nhỏ đến mọi giai tầng trong xã hội. Trong đó thanh niên, học sinh, sinhviên là người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Điều đó, dẫn đến tình trạng xuốngcấp về mặt đạo đức của thanh niên, học sinh. Ngoài trường học thì học sinhđánh nhau, cư xử thiếu văn hóa, sử dụng các chất gây nghiện…trong trường học,hiện tượng học sinh coi thường nội quy nhà trường, vô lễ với thầy cô giáo, cóphản ứng tiêu cực trước sự nhắc nhở của nhà trường… diễn ra ngày càng phổbiến. Với thực trạng chung ấy, có một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh cónhững biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và trong hành vi đạo đức như: chưaxác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn, thiếu trung thực còn quay cóptrong thi cử, vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm pháp luật…Là môn khoa học xã hội gắn liền với đường lối của Đảng môn GDCD có ưuthế lớn nhất, trực tiếp nhất là giáo dục tư tưởng cho học sinh về thế giới quan,nhân sinh quan, hình thành những quan niệm tư tưởng, tình cảm, hành vi đúngđắn của con người. Để từ đó, góp phần đào tạo con người vừa có tri thức, vừa cóđạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với bản thân, gia đìnhvà xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnhxã hội, lịch sử, đất nước, nhân loại; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ởtrường THPT, củng cố, phát triển học sinh lý tưởng sống cao đẹp, những phẩmchất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam để xây dựng thành công chủnghĩa xã hội mà Bác Hồ và nhân dân ta hằng mơ ước.Vì vậy, việc nghiên cứu “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Ngườilà con đường ngắn nhất giúp chúng ta hoàn thiện đạo đức cá nhân. Đồng thờigiáo dục học sinh “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũnglà trách nhiệm cao cả của người làm thầy, cô giáo.Bản thân tôi là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn Giáo dục công dântrong nhà trường, tôi nghĩ mình phải làm gì để tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhđến với các em học sinh không chỉ thông qua những hình thức giáo dục của cácđoàn thể, mà nó được thấm vào các em qua các bài học của môn Giáo dục côngdân. Ngoài những phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của họcsinh tôi đã vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào trong từng tiết dạyđể học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác.Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành nhữngcông dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thân yêu nước yêu xã hội chủnghĩa góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh đó tạo chohọc sinh sự hứng thú đam mê trong từng tiết học, giúp tiết học sôi nổi hơn, cácem hiểu bài hơn.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học là thực hiện nguyên tắc “Học điđôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” Hồ Chí Minh từng khẳng định “Một tấmgương sống có giá trị hơn cả ngàn lần những bài diễn thuyết”. Điều này đồngnghĩa với việc phải tìm ra một phương thức tác động tích cực và thích hợp.Trong quá trình giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10, tôinhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong cácbài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao tư tưởng đạo đức cách mạng chohọc sinh. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhvào giảng dạy môn GDCD lớp 10 bài 11 “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đứchọc”.1.2 Mục đích nghiên cứu.Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng thế giới quan vàphương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, là sản phẩm của sự kết hợp chủnghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng ViệtNam với tinh hoa văn hóa nhân loại.Với nội hàm và một khối lượng lớn kiến thức về Hồ Chí Minh trên nhiềuphương diện, khi được tích hợp thích hợp, môn dạy sẽ trang bị cho học sinh cáckiến thức về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức của HồChí Minh. Từ những kiến thức đã học; bài học dễ được làm “mềm” hóa vàthuyết phục cao, học sinh cũng dễ tiếp cận. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hươngđất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; yêu cái thiện, cái đẹp; củng cố niềm tin yêu kínhtrọng đối với Hồ Chí Minh.Từ đây, học sinh học hỏi, kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp củagia đình, dòng tộc, quê hương. Đặc biệt gìn giữ những di sản mà Hồ Chí Minhđể lại cho dân tộc, cho các thế hệ. Từ đó, xây dựng cho các em lòng tự hào dântộc, tự tôn dân tộc, hình thành hoài bão sống, lí tưởng cách mạng; Có thái độ đấutranh với những thói hư tật xấu. Đẩy lùi những biểu hiện của sự suy thoái đạođức, lối sống trong bộ phận học sinh. Xây dựng cho các em một niềm tin, sốngcao đẹp, vươn đến mục tiêu trong sáng, lành mạnh, nhân ái, cao thượng.Vì vậy, học tập, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh làvấn đề vô cùng quan trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác tư tưởngvà lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta nhằm kiên định mục tiêu nâng cao nhậnthức – tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách làm việc của chúng ta đặcbiệt là đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần đưa côngcuộc đổi mới của đất nước đi đến thắng lợi và xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội.1.3. Đối tượng nghiên cứu.- Môn giáo dục công dân lớp 10. Trong đó tập trung vào bài 11 “ Một số phạmtrù cơ bản của đạo đức học” giáo dục công dân lớp 10.- Học sinh các lớp 10A4, 10A5, 10A7 trường THPT Đông Sơn 2 - năm học2018 – 2019 và giáo viên tham gia giảng dạy.1.4. Phương pháp nghiên cứu.+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật như tổnghợp, phân tích, so sánh để giải quyết nội dung của đề tài.+ Phương pháp thực nghiệm thông qua thực tế dạy trên lớp, giao bài và củng cốbài cho học sinh, kết hợp kiểm tra và đánh giá.II. NỘI DUNG2.1.Cơ sở lý luận.Thực hiện Chỉ thị số 06 – CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổchức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vàHướng dẫn số 11 – HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng – Văn hoáTrung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị thực hiện cuộc vận độngtrong toàn ngành với mục đích “Làm cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,viên chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành Giáo dục nhận thứcsâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống vàcác tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.”Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ ChíMinh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất chohọc sinh.Khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dântộc ta và là một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.Khi nói về Người, chúng ta không chỉ nói tới công lao mà Người đã hi sinh chodân tộc và cho nền hòa bình thế giới mà chúng ta còn nói nhiều tới cái “Đức” ởtrong con người của Bác. Khi nói về Người thì không một bài ca, một bài thơhay một tác phẩm nào có thể ngợi ca lên hết được, bởi Hồ Chí Minh là một tấmgương lớn về tư tưởng, đạo đức cho các thế hệ con cháu chúng ta mãi mãi noitheo. Vì vậy, là người Việt Nam thì không ai là người không biết đến Hồ ChíMinh.Khi thực hiện việc tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để có thể đưavào giảng dạy lồng ghép trong bộ môn Giáo dục công dân, tôi nhận thấy hầunhư tất cả các nội dung kiến thức của chương trình đều được thể hiện trong tưtưởng và đạo đức của Người qua các tài liệu tham khảo, các mẩu chuyện ngắnvà các thước phim tư liệu.Trong trường THPT thì môn Giáo dục công dân là một môn học nhằm cungcấp cho các em một số kiến thức về chuẩn mực đạo đức, kiến thức kinh tế vàkiến thức về pháp luật. Vấn đề này lại được thể hiện hết sức rõ nét trong tưtưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính vì vậy việc đưa tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép vào giảng dạy ở bộ môn Giáo dục công dân làthích hợp và thuận lợi nhất. Nhà trường chính là một môi trường tốt để truyền bátư tưởng Hồ Chí Minh sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, nhận thức đúngđắn, tránh những tư tưởng sai lệch do những thông tin ngoài luồng, do tác độngcủa xã hội.2.2. Cơ sở thực tiễnMôn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xãhội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trườngvà xã hội.Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục Công dân nhằmnâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và hiệu quả môn học, giúphọc sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theoNgười, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tựđánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành ngườicó phẩm chất đạo đức tốt; xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bảnthân giữ gìn lương tâm trong sáng, hạnh phúc trước thành quả đã đạt được.Những tư tưởng của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam họctập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động củaĐảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vì vậy để giáo dục thếhệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việcvận dụng tư tưởng đạo đức của Bác trong môn Giáo dục công dân góp phần hìnhthành nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết.2.3. Thực trạng của vấn đề trước khi vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh.2.3.1.Thuận lợi:Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụkính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuấtsắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong tràogiải phóng dân tộc. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóngnhân dân, thống nhất tổ quốc, người đã làm rạng rỡ non sông, đất nước ta, để lạicho chúng ta và mai sau những di sản bất diệt về tư tưởng và tấm gương đạo đứcsáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam học tập, noi theo.Với các em học sinh hình ảnh Bác Hồ đã được khắc sâu vào tâm trí của cácem qua các bài hát, bài thơ, qua các câu chuyện, các bài học, qua 5 điều Bác Hồdạy …, ở bậc tiểu học, trung học cơ sở. Bên cạnh đó, trong điều kiện phát triểncủa các phương tiện truyền thông, khoa học công nghệ; trong bối cảnh hội nhập,mở rộng giao lưu quốc tế, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đadạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống. Điều đó làm cho các em hiểu biếtnhiều hơn, linh hoạt hơn và thực tế hơn, giúp cho các em chủ động lĩnh hội trithức khoa học. Là học sinh THPT, bản thân các em có ý thức tự giác chủ độngtiếp nhận những thông tin đa chiều làm phong phú thêm bài dạy của giáo viên.Những điều kiện mà nhà nước, nhà trường mang lại đã tạo ra cho các em môitrường học tập tiến tiến, rất thuận lợi cho việc lĩnh hội tri thức. Từ đó các emhiểu: Bác không chỉ là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc mà còn là mộtanh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới..[Hình ảnh minh họa]Việc nghiên cứu đề tài, nó không chỉ là mục đích của bản thân trong giảngdạy mà còn hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” của Ban chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, củaUBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa. Chính vì vậy,nhân dân Việt Nam, cũng như các tổ chức ban ngành, đoàn thể trong cả nước tổchức nhiều hoạt động hết sức sôi nổi, đặt biệt là các hoạt động giáo dục của thầyvà trò trong nhà trường, đây là động lực thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài.Trong trường THPT thì môn Giáo dục công dân nói chung và chương trìnhgiáo dục công dân lớp 10 nói riêng là một môn học nhằm cung cấp cho các emmột số kiến thức về chuẩn mực đạo đức, kiến thức về kinh tế, pháp luật. Vấn đềnày lại được thể hiện hết sức rõ nét trong tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch HồChí Minh. Chính vì vậy việc đưa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghépvào giảng dạy ở bộ môn Giáo dục công dân là thích hợp và thuận lợi nhất.2.3.2. Khó khăn:Tài liệu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất nhiều, để lựa chọn được nhữngnội dung phù hợp đưa vào từng bài, từng ý đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều côngsức và thời gian tìm tòi nghiên cứu, chọn lọc ở nhiều tài liệu khác nhau. Hơnnữa, những nội dung đưa vào phải đa dạng phong phú, nhiều thể loại khác nhauđể tránh sự nhàm chán, đơn điệu, gượng ép điều này khiến giáo viên gặp khôngít khó khăn.Bên cạnh đó nội dung bài 11 môn GDCD 10 công dân với các phạm trù đạođức cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. Đây lànhững phạm trù rất gần gũi với các em trong đời sống hàng ngày, các em phảiđối mặt và thực hiện nên hầu như phần đa các em chủ quan và có tâm lý biết rồikhổ thật nói mãi. Do đó, học sinh không hứng thú học. Trong thời gian tôi giảngdạy, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổbiến, khi đưa ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thìhọc sinh không có hứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đóhiệu quả mang lại không cao. Từ việc không thích học môn Giáo dục công dâncho nên học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhânphát triển lệch lạc, ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, khôngcó tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.2.4. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.Cách vận dụng: Trong bài 11 này gồm những đơn vị kiến thức sau: Nghĩavụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc. Tiến trình vận dụng tư tưởngHồ Chí Minh vào từng đơn vị kiến thức cụ thể:a. Nghĩa vụ:[Hình ảnh minh họa]- Trước khi giới thiệu đơn vị kiến thức nghĩa vụ giáo viên dẫn một đoạn tríchsau: “…giáo dục đạo đức công dân, để mọi người hiểu rõ: lợi ích chung củanước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí, quyền lợi của công dân vànghĩa vụ của công dân là nhất trí, đã là người chủ của nước nhà thì phải phụtrách đối với Tổ quốc”.[ Tập 7.HCM toàn tập]+ Giáo viên đặt câu hỏi: Từ đoạn trích trên theo em Bác muốn nói điều gì?+ Học sinh trình bày theo cách hiểu của mình.+ Giáo viên kết luận: Câu trích trên Bác muốn nói rằng, mỗi cá nhân sống trongxã hội luôn có những nhu cầu, lợi ích nhất định cần được thỏa mãn để đảm bảocho sự tồn tại và phát triển của bản thân. Muốn thỏa mãn nhu cầu và lợi ích ấy,con người cần phải có nghĩa vụ.+ Giáo viên đặt câu hỏi: Nghĩa vụ là gì?+ Học sinh trả lời.- Để làm rõ hơn khái niệm nghĩa vụ giáo viên nhấn mạnh bằng một đoạn mà BácHồ căn dặn: “ Đã có quyền hạn làm chủ, thì phải làm trọn nghĩa vụ của ngườilàm chủ. Nghĩa vụ đó là: Cần kiệm xây dựng nước nhà và xây dựng chủ nghĩaxã hội, nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa củanhân dân, trước hết là nhân dân lao động” [Tập 9.HCM toàn tập]- Khi dạy phần kiến thức [Không phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhâncũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn.Vậy để giải quyết mâu thuẫn này mỗi cá nhân cần phải làm gì?] Giáo viên chohọc sinh xem hình ảnh và dẫn hai đoạn trích sau :[Hình ảnh minh họa]Đoạn trích 1: Đối với Hồ Chí Minh, quyền lợi được đặt dưới bổn phận, tráchnhiệm và nghĩa vụ. “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao chonước nhà hoàn toàn được đọc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào aicũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[ Tập 4.HCM toàn tập][Hình ảnh minh họa]Đoạn trích 2: Đối với cán bộ, Bác Hồ luôn nhắc nhở phải trau dồi phẩm chấtđạo đức: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người Đảngviên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợiích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phụctùng lợi ích của Đảng” [ Tập 8. HCM toàn tập][Hình ảnh minh họa]Giáo viên sử dụng hai câu trích trên để học sinh hiểu hơn phần kiến thức sau:Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, cònphải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.Giáo viên giảng giải thêm cho học sinh hiểu hơn về nội dung kiến thức nàyđồng thời cho học sinh xem tranh để giúp học sinh nêu gương của Người. Giáoviên lồng ghép thêm một số tài liệu sau. Bác Hồ làm gương cho mọi người noitheo trong việc cứu đói.“ Hởi đồng bào yêu quý !Từ tháng giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đóiKế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúcchung ta nâng bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏiđộng lòng. Vậy. Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiệntrước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa . Đem gạo đó đểcứu dân nghèo”[ Tập 4. HCM toàn tập]Phong trào: “Hũ gạo cứu đói”.Phong trào: “Hũ gạo tình thươngDo Bác Hồ phát động- Tiếp sức đến trường”[Hình ảnh minh họa]b. Lương tâm- Khi giảng đến phần lương tâm giáo viên có thể nêu một số đoạn trích về tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh để học sinh noi gương.+ Đoạn trích 1:“ Trong những ngày trời xuân tươi ấm, tết nhất vui vẽ, đại gia đình Việt Nam ởvùng tự do sum họp vui vầy để tưởng nhớ đến tổ tiên và hân hoan cùng concháu ngậm ngùi nghĩ đến đồng bào.Cũng ngày tốt lành, trời Nam đất Việt, mà các đồng bào phải riêng chịu sựlạnh lùng, nhục nhã, cơ cực tức buồn dưới dót sắt lũ quỷ thực dân tàn bạo.Mắt tôi như trông thấy các cụ tuổi cao, tóc bạc đang đau xót trước nhữngcảnh tượng điêu tàn.Mắt tôi như trông thấy những gia đình túng thiếu, khổ sở đã vất vã về vậtchất, ngày càng cay đắng về tinh thần.Mắt tôi như trông thấy các cháu nam nữ thanh niên đau xót hoặc bị trụy lạc,hoặc bị dày vò, đang ngóng đợi ngày mai tươi sáng.Mắt tôi như trông thấy các cháu nhi đồng đang run rẩy bồi hồi như nhữngđàn chim con bị mưa sa, gió bão.Tôi đau lòng, thương xót đồng bào tạm lâm vào hoàn cảnh ấy, vì lũ thực dânhung ác, nhưng một phần cũng vì tôi, người phụ trách số phận của đồng bàochưa lập tức xua đuổi được loài thú dữ và cứu vớt ngay đồng bào ra khỏi địangục thực dân”[ Tập 5.HCM toàn tập]+ Đoạn trích 2: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổlà một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”[ Tập 4. HCM toàn tập]- Giáo viên đọc đoạn trích và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời:+ Lương tâm cao thượng của Hồ Chí Minh như thế nào? Em học tập được gì ởBác qua đoạn trích trên?+ Học sinh trả lời theo cách hiểu của mình.- Giáo viên kết luận:Tình cảm của Bác Hồ đối với từng người, từng lứa tuổi với cả dân tộc khi gặpkhó khăn, gian khổ. Bác Hồ cũng đau nỗi đau của mọi người nghèo khổ, mấtnước như chính nỗi đau của mình, và nhận rõ trách nhiệm to lớn của mình cùngđồng bào giúp sức giải quyết các khó khăn. Từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơnkhái niệm lương tâm: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành viđạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.- Phần kiến thức làm thế nào để cho lương tâm trong sáng:- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa sau đó làm nổi bậtnội dung kiến thức bằng các đoạn trích sau:“…Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng “ Trung với nước, hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũngđánh thắng. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, vàanh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước .- Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân.Tăng cường đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật,kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.- Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căngvà tự mãn, chống lãng phí và xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bìnhnghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ.- Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học – kỷ thuật vàquân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.- Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, làm gương về mọimặt cho đàn em noi theo” [ Tập 10, tr 164-165 HCM toàn tập]Bên cạnh đó để giữ cho lương tâm trong sạch thì theo lời dạy của Người:“Muốn giữ cho nhân cách, tránh khỏi hủ hóa thì phải luôn thực hành bốn chữmà Bác thường nói. Đó là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”.[Tập 7, tr 39-40 HCM toàntập][Hình ảnh minh họa]c. Nhân phẩm và danh dự* Nhân phẩm:- Giáo viên sử dụng đoạn trích sau để cho học sinh hiểu hơn khái niệm nhânphẩm. Nhân phẩm là những nét đạo đức mà Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở,đồng thời qua đoạn trích này giúp học sinh noi theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh.“ Người Đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chânchính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mìnhchỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào, thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vôtư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà tính tốt sẽ ngàycàng thêm.Nói tóm tắt tính tốt ấy gồm có 5 điều: Nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng, liêm.a.Nhân: Là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thếmà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhândân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người hưởng hạnh phúc sauthiên hạ.b.Nghĩa: Là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gìphải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng không có lợi ích nào phải lo toan.c. Trí: Làm việc có lợi tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắcngười tốt, đề phòng người gian.d.Dũng: Là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm cógan sữa chữa. Cực khổ khó khăn có gan chịu đựng.e. Liêm: Không tham địa vị, không tham tiền…chỉ có một thứ ham là ham học,ham hành, ham làm, ham tiến bộ.Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó làđạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi íchchung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.[Tập 4.HCM toàn tập]+ Giáo viên đặt ra câu hỏi: Qua đoạn trích trên em thấy Nhân phẩm của Bác Hồnhư thế nào? Em học tập nhân phẩm của Bác những gì? Vậy nhân phẩm là gì?+ Học sinh trả lời.+ Giáo viên rút ra kết luận: Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con ngườicó được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người.- Người có nhân phẩm:+ Là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng+ Là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thựchiện tốt nghĩa vụ đạo đức cách mạng.Giáo viên làm rõ phần kiến thức này bằng đoạn trích sau: Khi nói về những biểuhiện của người có nhân phẩm, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhận xét về BácHồ như sau :“Đời sống hoạt động và toàn bộ sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch làm sáng tỏ phẩmchất và những giá trị đạo đức của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấutranh chống kẻ thù cũng như trong công cuộc xây dựng đời sống mới. Phẩmchất và đạo đức đó quan trọng ở chổ nó thể hiện ở tư tưởng và tình cảm lớn củangười cách mạng. Nó là lẽ sống và lí tưởng của chúng ta” Lời nói của BácPhạm Văn Đồng cụ thể hóa nội dung: Người có nhân phẩm là người đựơc xã hộiđánh giá cao và coi trọng.* Danh dự:- Trong phần này để làm rõ hơn khái niệm danh dự giáo viên dẫn câu trích sauđây của Người+ Đoạn trích 1:“Tôi vừa nhận được một tin lớn làm cho tôi cảm thấy xúc động và sung sướng.Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương sao vàng – Huânchương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội”[Tập9.HCM toàn tập]+ Đoạn trích 2:Nhà nghiên người Mỹ Davit Hanbecxtam đã viết “…Đối với cụ Hồ Chí Minh,càng lên cao cụ càng tỏ ra giản dị, trong sạch và luôn luôn giữ gìn những giátrị Việt Nam vĩnh cửu: kính trọng người già, coi thường phú quý, tiền bạc, yêumến thiếu nhi”Còn nhà báo APden Malechkhulin của Cộng hòa Ả rập thống nhất thì ca ngợi“ Thiên thần thoại của cụ Hồ Chí Minh là ở cuộc sống giản dị và khiêm tốn”Cố Tổng thống Chile Xanvado Agiende đã phát biểu về Bác như vậy :“Đằng sau vẻ bề ngoài mềm mỏng của Ông là một tinh thần quật cường, dũngcảm, bất khuất… Lúc đầu người phương Tây chỉ cười bộ quần áo của Ông, xongrồi nhiều người nhận rõ rằng bộ quần áo đặc biệt của Ông chứng tỏ cho dù bấtcứ ở đâu, giữa những người thượng lưu hay giữa đám đông quần chúng, khôngbao giờ Ông quên mình là người trong quần chúng của đất nước Việt Nam yêuquý của mình… Nếu ai muốn tìm một từ có thể tóm gọn tất cả cuộc đời của Chủtịch Hồ Chí Minh thì đó là một sự hết sức giản dị và hết sức khiêm tốn của Ông .[Trích phát biểu của Tổng thống Chi Lê Xanvađo Agienđê trên báo dân tộc củaẤn Độ ngày 05/09/1969]Báo Le Figaro của Pháp đã viết về Bác: “Cụ Hồ Chí Minh là người đãbuộc Pháp phải bỏ thuộc địa quan trọng nhất là Đông Dương… Cụ là một trongnhững nhân vật nổi tiếng nhất và làm cho chúng ta kinh ngạc nhất của thế kỷchúng ta” . “Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất” – Lơphigaro [báo Pháp].Ngày 12/11/2013, Tổng thống Liên Bang Nga V. Putin đã đến Hà Nội thămchính thức Việt Nam. Ông đã đến thăm nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếttrong sổ lưu niệm: "Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ hòa bình tiến bộvà phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọnđuốc, là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai… Và vì thế lịch sử mãi mãinhắc tới Người như một bậc thánh nhân”.Giáo viên nhấn mạnh : Hồ Chí Minh là người có danh dự lớn của dân tộc ViệtNam, Người là tấm gương sáng cho con cháu muôn đời sau noi theo.Từ những đoạn trích trên giáo viên đặt câu hỏi : Danh dự là gì ?+ Học sinh trả lời+ Giáo viên kết luận khái niệm Danh dự: Danh dự là sự coi trọng, đánh giá caovà của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đứccủa người đó.- Để học sinh hiểu, vận dụng vào thực tiễn trong phần kiến thức: Một cá nhânkhi biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình là người có lòng tự trọng. Ngườicó lòng tự trọng là người biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế các nhucầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân thủ các chuẩn mực đạo đứctiến bộ của xã hội. Đồng thời biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của ngườikhác.Giáo viên cho học sinh lấy ví dụ và sau đó chốt lại nội dung kiến thức vớiđoạn trích về tài liệu Hồ Chí Minh sau:“...Ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng trong lúc này nhiều người còn thiếuthốn, mình chỉ nghĩ đến ăn ngon, mặc đẹp thì có đúng không? Mình phải nghĩđến đồng bào”."Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời,đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đómuốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức". [ Hồ ChíMinh: Toàn tập, Sđd, 2000, t.8, tr. 392]Theo Bác, mỗi người phải biết kiềm chế, không để cho những ham muốnthấp hèn trở thành thói quen trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày. Khi đãthành thói quen rồi thì rất khó sửa, có khi nó còn làm cho con người đi tới thoáihóa, biến chất hư hỏng. Sự kiềm chế ấy trước hết thể hiện ở chỗ “Không hamđịa vị, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy là quang minh chính đại, khôngbao giờ hư hóa”."Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đếnđỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuốngvực sâu" - Hồ Chí Minh[Hình ảnh minh họa]- Đến nội dung phân biệt tự trọng và tự ái giáo viên trích dẫn nội dung sau"Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa.Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thàtự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạchậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tấtnhiên của chủ nghĩa cá nhân" - Hồ Chí Minh- GV nhấn mạnh : Có nghĩa là người có lòng tự trọng, biết kiềm chế những hammuốn thấp kém và luôn giữ đúng lời nói với việc làm. Như vậy, tự trọng là độngcơ tốt của hành vi đẹp đẽ mà mọi người chúng ta, cả thầy cô và các em học sinhđều phải rèn luyện.d.Hạnh phúc- Khái niệm hạnh phúc.Khi nói về Hạnh phúc giáo viên đưa ra dẫn chứng như Bác Hồ kính yêu củachúng ta. Hạnh phúc của Bác Hồ là khi đọc được luận cương của Lê nin, Bác Hồvui sướng cảm động vì đã tìm được con đường cứu nước.“ Luận cương của Lê nin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởngbiết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôinói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đọa đàyđau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chochúng ta !”[Tập 8.HCM toàn tập][Hình ảnh minh họa]Niềm hạnh phúc, vui sướng của Bác là khi viết được bài báo, được đăng trên tờ“Luymanitê” như Bác diễn tả:“ Sau một tuần vất vả, tôi viết xong tác phẩm của mình. Tôi mang đến tòasoạn báo Nhân đạo và nói với các đồng chí trong ban văn học: “ Tôi rất sungsướng, nếu bài viết của tôi được đăng…” ……..Các đồng chí nghĩ xem tôi vui mừng xiết bao, khi mấy ngày sau, mở xem báobuổi sáng, tôi thấy có đăng tác phẩm của tôi, tác phẩm yêu quý của tôi”Hai câu trích trên giáo viên dùng minh họa cho khái niệm hạnh phúc giúphọc sinh hiểu rõ hơn nội dung bài học. Đó là Hạnh phúc cũng là cảm xúc vuisướng của con người khi được thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của mình, của xã hội.Cho nên học sinh chúng ta học tập Hồ Chí Minh để chăm lo xây dựng cho mìnhvà cho xã hội ngày phát triển hơn, hạnh phúc nhiều hơn.+ Giáo viên nêu câu hỏi :Câu hỏi: Khi các em được nghe hai đoạn trích trên nói về hạnh phúc của BácHồ. Vậy hạnh phúc là gì?+ Học sinh trả lời:+ Giáo viên kết luận: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con ngườitrong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnhvề vật chất và tinh thần.2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, vớibản thân, đồng nghiệp và nhà trường.Trong năm học 2018 – 2019 thông qua việc vận dụng tư tưởng đạo đức HồChí Minh vào dạy bài 11“ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” lớp 10 mônGDCD so sánh giữa các lớp vận dụng và các lớp không vận dụng đã cho kết quảnhư sau:Kết quả vận dụng năm học 2018-2019Đối với lớp chưa áp dụng phương pháp dạy học vận dụng tư tưởng đạo đứcHồ Chí Minh vào bài 11 môn GDCD 10Lớp10 A4Số học sinhSố học sinhSố học sinhSố học sinhnhận thứcnhận thứcnhận thứcnhận thứctốtKháTBYếu10 %20,8%60%9,2%Đối với lớp áp dụng phương pháp dạy học vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh vào bài 11 môn GDCD 10.Số học sinhSố học sinhSố học sinhSố học sinhnhận thứcnhận thứcnhận thứcnhận thứctốtKháTBYếu10 A527 %55 %18 %0%10 A729 %56 %15 %0%LớpIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Kết luậnĐạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách của con người. Ở mọithời đại, mọi quốc gia vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quantrọng luôn đựơc quan tâm và tạo điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trườngTHPT là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, “Có tài mà không cóĐức là người vô dụng”. Do đó công tác giáo dục đạo đức học sinh là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay. Với kinhnghiệm đứng trên bục giảng, cùng với việc hưởng ứng học tập và theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy rằng, việc vận dụng tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh vào bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức học của môn giáodục công dân lớp 10 là rất quan trọng, qua việc thực hiện, tôi đã thu được kếtquả đáng mừng, các tiết dạy trở nên sinh động, học sinh hứng thú học tập hiểuthêm về cuộc đời hoạt động gian khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó giáodục học sinh kính yêu Bác và ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạođức làm theo lời Bác dạy.Trong bối cảnh hiện nay các thế lực thù địch đang tìm cách tấn công vào nềntảng tư tưởng của Đảng, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một số người đi chệchhướng. Cho nên việc đấu tranh để bảo vệ, phát triển, vận dụng sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng và đượcxem là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư tưởng và lí luận của toànĐảng, toàn dân ta.Với tinh thần đó người giáo viên nói chung và giáo viên giáo dục công dânbằng phương pháp này hay phương pháp khác làm mọi cách để truyền tải tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh vào thế trẻ tương lai của chúng ta, để các em hiểusâu về cuộc đời và sự nghiệp của Người đồng thời nêu gương Người để trởthành người có ích cho xã hội. Vì đó chính là ngọn hải đăng, là ánh hào quangchói lọi soi sáng con đường chúng ta đi, là cẩm nang quý báu để xây dựng nênbài giảng sống động, góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách củangười Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thờiđại như mục tiêu môn học đã đề ra.Từ thực tế đó đặt ra cho giáo viên giản dạy giáo dục công dân trách nhiệmngày càng to lớn hơn, người giáo viên không chỉ trau rồi năng lực chuyên mônmà cả trong cuộc sống đời thường phải là người thật sự gương mẫu, có như vậyviệc giáo dục lông ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học giáodục công dân mới đạt hiệu quả cao.3.2. Kiến nghịVấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụquan trọng. Với việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy giáodục công dân như là một trong những hướng tiêp cận gợi mở, những giảipháp giáo dục đạo đức gắn liền với nhiệm vụ chính trị xã hội.Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không chỉ mình đội ngũgiáo viên đứng lớp mà là sự kết hợp của tất cả các cấp quản lí giáo dục, của xãhội để người giáo viên có những điều kiện thuận lợi nhất để tập trung nâng caochất lượng.Vì vậy thông qua đề tài này, tôi xin kiến nghị các cấp lãnh đạo và quản lýcần :- Tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, sự nghiệp của chủ tịchHồ Chí Minh.- Tăng cường hơn nữa các lớp bồi dưỡng về tư tưỡng Hồ Chí Minh cho giáoviên dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông.- Tranh bị thêm tài liệu Hồ Chí Minh cho thư viện ở các trường trung học phổthông để học sinh và giáo viên có điều kiện tham khảo.Trên đây là những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra của bản thântrong quá trình giảng dạy, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nên trong quá trìnhthực hiện tôi sẽ bổ sung, hoàn thiện. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của cáccấp lãnh đạo, ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiệntốt hơn, có hiệu quả cao khi tiếp tục áp dụng vào thực tiễn giảng dạy.Tôi xin chân thành cảm ơn !XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.Lê Thị LanTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Cẩm nang về Hồ Chí Minh - NXB Lao động, Hà Nội – 2006 Công tác chămsóc bảo vệ Hồ Chí Minh - NXB Lao động, Hà Nội – 2069.2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 20033. Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban tưởngvăn hóa TW, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.4. Hồ Chí Minh, Toàn tập - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 20005. Hồ Chí Minh với chiến sĩ - NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội – 200186. Nguyễn Tuấn Anh “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”7. Sách giáo khoa Giáo dục công dân trường THPT – NXB Giáo dục, 2017.8. Sách giáo viên Giáo dục công dân trường THPT – NXB Giáo dục, 2017.9. Một số tài liệu tham khảo khác.Mục LụcTrangI. PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………….11.1. Lí do chọn đề tài………………................................................................11.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..…..21.3. Đối tượng nghiên cứu………………………............................................31.4. Phương pháp nghiên cứu……………………….......................................3II. NỘI DUNG……………………………......................................................42.1. Cơ sở lí luận ………………………………………..................................42.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….…...52.3.Thực trạng của vấn đề trước khi vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh....................................................................................................................... 52.3.1.Thuận lợi:...............................................................................................52.3.2.Khó khăn................................................................................................72.4.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...............................................72.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bảnthân, đồng nghiệp và nhà trường....................................................................17III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................183.1. Kết luận........................................................................................................183.2. Kiến nghị......................................................................................................18Tài liệu tham khảo………………………………………………..………….....20

Video liên quan

Chủ Đề