Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

  Đoạn thơ là lời giãi bày  nỗi nhớ của người ra đi. Nhớ chiến khu Việt Bắc là nhớ“những hoa cùng người”; nhớ thiên nhiên đầy hương sắc và âm thanh; nhớ con người Việt Bắc sâu đậm, tình nghĩa:

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người

  Hoa và người là những gì đẹp nhất của núi rừng Việt Bắc. Khi nhớ người thì hiện lên bóng hoa, khi nhớ hoa thì hiện lên bóng người. Có thể nói đây là đoạn thơ đẹp nhất trong thi phẩm Việt Bắc. Bốn cặp lục bát đã tạo nên một bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc cân xứng và hài hòa. Ở mỗi cặp lục bát, đan cài sau mỗi dòng “nhớ” cảnh là một dòng “nhớ” người. Lúc nào, thiên nhiên cũng làm phông nền cho sự xuất hiện của con người.

Mùa đông Việt Bắc hiện lên với sắc xanh rừng thẳm và hoa chuối đỏ giữa đại ngàn cùng con người lao động khỏe khoắn:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao, nắng ánh dao gài thắt lưng”

  Giữa màu xanh bát ngát của rừng già, nổi bật lên màu sắc rực rỡ của bông hoa chuối đỏ tươi. Màu đỏ nồng ấm ấy xua tan cái lạnh lẽo của núi rừng, làm ấm cả không gian và ấm cả lòng người. Rừng núi, nơi chiến khu và hoang sơ vừa mang vẻ đẹp diễm lệ.

Trên bức tranh thiên nhiên hiền hòa và tươi tắn xuất hiện hình ảnh con người trên đất đèo cao đầy nắng với gió ,ánh nắng chan hòa khắp nơi phản chiếu lấp lánh trên chiếc dao người đi rừng. Đó là con người trong tư thế lao động với vóc dáng mạnh mẽ, tự tin, làm chủ núi rừng và mang đậm chất miền núi. Hình ảnh con người với tư thế vững chãi khỏe khoắn đã trở trành trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

     Mùa xuân Việt Bắc tươi đẹp với sắc mơ trắng rừng và người lao động bình dị:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đang nón chuốt từng sợi giang”

  Mùa xuân sang thiên nhiên khoác tấm áo mới, vạn vật sinh sôi nảy nở, tràn đày sức sống, cả núi rừng ngập tràn hoa mơ trắng. Đó là sắc trắng diu dàng và tinh khiết. Không gian thơ mộng và thanh thoát đến kỳ lạ

Động từ “nở” tạo nên sức sống từ bên trong đang tràn đầy. Hai tiếng trắng rừng làm bừng sáng cả núi rừng bởi sắc trắng của hoa mơ. Trong bài “theo chân Bác” Tố Hữu đã từng viết : “Trắng rừng biên giới nở hoa mơ”

  Nỗi nhớ về mùa xuân gắn liền với hình ảnh  người đan nón chuốt từng sợi giang. Đôi bàn tay lao động khéo léo, tỉ mỉ và tài hoa của người Việt Bắc được gợi lên thật tinh tế qua động từ “chuốt”

Vào mùa hè được cảm nhận bằng thính giác và thị giác:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”.

  Bức tranh mùa hè không chỉ có màu sắc ánh sáng mà có cả âm thanh tiếng ve. Tiếng ve ngân vang, khắp núi rừng rộn rã. Thời điểm ve kêu cũng là thời điểm thiên nhiên thay chiếc áo mới. Cả rừng phách đồng loạt trổ hoa vàng rực rỡ đây là bức tranh sơn mài được vẽ bằng hoài niệm. “Đổ” là cách dùng từ rất tinh tế, nhấm mạnh sự chuyển màu nhanh chóng kỳ lạ, đồng thời nói lên sự bừng sáng tươi tắn của thiên nhiên.

       Giữa thiên nhiên rực rỡ, hình ảnh con người hiện lên bình dị và đáng yêu biết mấy. Đó là cô em Việt Bắc trẻ trung, thầm lặng hái măng giữa rừng. Ba chữ “cô em gái” đã nói lên tình cảm thương mến, lưu luyến mà tác giả dành cho người Việt Bắc.

Cảnh sắc mùa thu Việt Bắc được cảm nhận qua ánh trăng rừng hiền hòa và tiếng hát ân tình, thủy chung:

“Mùa thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình chung thủy”

  Câu thơ mở ra khung ảnh đêm trăng rất êm đềm. Ánh trăng thu trong trẻo rọi qua vòm lá tạo nên khung cảnh huyền ảo. Câu thơ gợi không khí thanh bình, êm ả. Từ lâu trăng chiến khu đã bén duyên với thơ ca cách mạng. Câu thơ khiến ta liên tưởng đến ánh trăng trong thơ Bác: “Trăng lồng cổ thụ bóng lòng hoa”. Hình ảnh ánh trăng toát lên cái khát vọng hòa bình của dân tộc.

“Ai” là đại từ phiếm chỉ. Chữ “nhớ ai” thể hiện tình cảm yêu mến mà tác giả dành cho nhân dân Việt Bắc đã âm thầm che trở cho cách mạng suốt thời kỳ kháng chiến. Nhớ Việt Bắc là nhớ “tiếng hát ân tình thủy chung”. Hai chữ “nhớ ai” thể hiện tấm lòng yêu mến trân trọng và lòng biết ơn của tác giả đối với mảnh đât và con người Việt Bắc.

              Đoạn thơ được viết bằng thể thơ lục bát truyền thống giàu nhạc điệu. Giọng điệu thơ ân tình ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc. Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn từ tinh tế, giàu sức gợi cảm. Sau mỗi câu thơ miêu tả thiên nhiên là một câu thơ đan xen diễn tả vẻ đẹp của con người. Con người gắn bó khăng khít với thiên nhiên, làm cho thiên nhiên càng đẹp, càng thêm sức sống. Con người hiện lên bình dị, đáng yêu như chính cuộc sống hồn hậu của con người miền núi thật thà, chất phác, ân tình, thủy chung.



Ánh đèn đêm hội [life] - Lê Trọng Khang - Giải 1


Bánh hỏi ra lò [di sản vật thể] - Trần Đình Thương - Giải 1


Mây núi Bắc Sơn - Nguyễn Phụng Chí - Giải 1


Tuyết Sapa [nature] - Phạm Bằng - giải 1


Náo nức hội làng [di sản phi vật thể] - Hoàng Hải Thịnh


Nét xưa ngoại thành - Hồng Trọng Mậu


Niềm vui được mùa tỏi [đời sống] - Bùi Thái Dũng


Sản phẩm tre Việt Nam [di sản vật thể] - Trần Đình Thương


Thác Bản Giốc mùa thu [nature] - Trịnh Thu Nguyệt


Biển Việt Nam - Nguyễn Đình Thành


Hoa biển Trường Sa [nature] - Vũ Ngọc Hoàng


Lụa Tân Châu, một thời vang bóng - Nguyễn Vinh Hiển


Niềm vui [đời sống] - Hà Văn Đông


Hội An, Góc nhìn từ bầu trời - Trương Anh Đức


Nụ cười Chăm [đời sống] - Trần Minh Trung

Nguồn: Tiền Phong/Báo Du lịch

Video liên quan

Chủ Đề