Vị dụ mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ rất mật thiết.

Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành.

Trong nhiều trường hợp khác, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm. Ngược lại, một đối tượng tính giá thành cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành ở doanh nghiệp đó. 

 Nguồn: Ths. Đinh Xuân Dũng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất là những khoản hao phí doanh nghiệp đã bỏ ra, còn cơ sở để tính giá thành là những số liệu chi phí đã được tập hợp. Về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp dã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên chúng cũng có những mặt khác biệt

Về thực chất chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh [kỳ này hay kỳ trước chuyển sang] và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

Có thể hiểu rằng, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

Chi phí sản xuất luôn gắn với thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm thì gắn với khối lượng sản phẩm sản xuất đã hoàn thành. Để tập hợp chi phí cần căn cứ vào thời kỳ phát sinh chi phí [tháng, quý, năm]. Chi phí sản xuất bao gồm cả những chi phí đã trả trước trong kỳ chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phỉa trả kỳ trước nhưng kỳ này mới phát sinh. Giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước phân bổ trong kỳ

Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và khối lượng sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm thì không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Tổng giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Qua sơ đồ trên, có thể thấy:

Tổng giá thành sản

phẩm

=

Chi phí sản xuất

dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất phát

sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

Khi chi phí sản xuất dở dang [giá trị sản phẩm dở dang] đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng với tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Ví dụ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Công ty cổ phần MHN sản xuất thép ɸ6, đầu tháng 3/2021 Công ty có giá trị  sản phẩm dở dang là 50.000.000, chi phí sản xuất phát sinh tháng 3 là 460.000.000, giá trị sản  phẩm dở dang cuối tháng 3 là 60.000.000, số lượng thép hoàn thành là 50.000 kg.

Chi phí sản xuất dở dang đầu kì 50 triệu đồng

Chi phí sản xuất phát sinh trong kì 460 triệu đồng

Tổng giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất  dở dang cuối kì: 60 triệu đồng

Tổng giá thành sản phẩm= 50.000.000 + 460.000.000 − 60.000.000 = 450.000.000

Giá thành 1 kg thép ɸ6 = 450.000.000/50.000 kg = 9000 đồng/kg.

Trên là bài viết mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dành cho những ai mới học kế toán sản xuất có thể hiểu rõ hơn để phân biệt được chi phí và giá thành

Xem tiếp bài: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

ĐỐi tưỢng tẬp hỢp chi phí và đỐi tưỢng tính giá thành Kế toán định nghĩa chi phí là một nguồn lực được hy sinh hay mất đi để đạt một mục tiêu nhất định nào đó. Chi phí phát sinh luôn gắn liền với một không gian cụ thể ở tại một thời điểm cụ thể. Do tài nguyên của bất kỳ tổ chức nào cũng khan hiếm nên các nhà quản trị luôn đặt ra câu hỏi chi phí phát sinh ở đâu, với qui mô ra sao và ảnh hưởng đến các hoạt động khác như thế nào. Do vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là một đặc tính quan trọng trong kế toán quản trị, bởi vì nó không chỉ đơn thuần phục vụ cho công tác tính giá mà còn liên quan đến công tác tổ chức dữ liệu, và phục vụ các nhu cầu khác của nhà quản trị.

Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định trước để tập hợp chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định giới hạn các bộ phận chịu chi phí hoặc các đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành. Khái niệm này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất mà còn có thể áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác. Trên một góc độ chung, có hai biểu hiện về đối tượng tập hợp chi phí. Đó là:


– Các trung tâm chi phí. Trung tâm chi phí là những bộ phận trong doanh nghiệp mà nhà quản trị ở bộ phận đó chịu trách nhiệm về những biến động chi phí phát sinh trong kỳ. Trong DNSX, trung tâm chi phí có thể là từng phân xưởng, từng đội sản xuất, đơn vị sản xuất…Mỗi phân xưởng có thể là một giai đoạn công nghệ trong quy trình sản xuất ở doanh nghiệp, hoặc có thể hoàn thành một công việc có tính độc lập nào đó. Trung tâm chi phí có thể là mỗi cửa hàng, quầy hàng… trong doanh nghiệp thương mại, hoặc từng khách sạn, khu nghỉ mát, từng bộ phận kinh doanh… trong kinh doanh du lịch. – Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, một công việc [đơn đặt hàng] hay một hoạt động, một chương trình nào đó như chương trình tiếp thị, hoạt động nghiên cứu và triển khai cho một sản phẩm mới, hoạt động sữa chữa TSCĐ… Đối tượng tập hợp chi phí trong trường hợp này thường không quan tâm đến các bộ phận phát sinh chi phí mà quan tâm chi phí phát sinh cho công việc gì, ở hoạt động nào. Khi đó, người quản trị có thể so sánh, đánh giá chi phí giữa các sản phẩm, các hoạt động với nhau.   Để xác định đối tượng tập hợp chi phí theo hai hướng trên, kế toán có thể dựa vào những căn cứ sau:

Phân cấp quản lý và yêu cầu quản lý đối với các bộ phận của tổ chức. Khi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận thực hiện những chức năng khác nhau thì vấn đề phân cấp phải được đặt ra. Phân cấp quản lý gắn liền trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp dẫn đến hình thành các trung tâm trách nhiệm, trong đó có trung tâm chi phí, đã đặt ra yêu cầu dự toán và kiểm sóat chi phí tại từng trung tâm. Lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí là các trung tâm chi phí góp phần tính giá thành và kiểm soát chi phí tại trung tâm đó.


Tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Sản xuất giản đơn hay sản xuất phức tạp, quá trình chế biến liên tục hay quá trình chế biến song song. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản phẩm cuối cùng nhận được do chế biến liên tục các loại vật liệu sử dụng, quá trình chế biến không phân chia thành các công đoạn thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm hoàn thành hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Nếu quá trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm tương tự, khác nhau về kích cỡ, kiểu dáng thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là nhóm sản phẩm cùng loại. Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm cuối cùng nhận được do lắp ráp cơ học thuần túy ở các bộ phận, chi tiết… hoặc qua nhiều bước chế biến theo một trình tự nhất định thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm.

Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, do sản phẩm sản xuất có tương tự nhau về công dụng nhưng khác nhau về kích cỡ thì việc chọn một đơn vị tính giá thành chung cho các loại sản phẩm [lít, kg, m­2 , …] có thể dẫn đến chọn đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm. Cách chọn đối tượng tập hợp chi phí trong trường hợp này đảm bảo hài hòa giữa chi phí và lợi ích trong quá trình tính gía thành ở đơn vị.


Đối tượng tính giá thành là kết quả của quá trình sản xuất hoặc quá trình cung cấp dịch vụ cần được tính giá thành để phục vụ các yêu cầu của quản lý. Xác định đối tượng tính giá thành thường gắn với yêu cầu của nhà quản trị về kiểm soát chi phí, định giá bán và xác định kết quả kinh doanh về một đối tượng, một hoạt động nào đó. Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoàn thành qua quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp dịch vụ, đối tượng tính giá thành có thể là một chương trình, một hoạt động kinh doanh nào đó. Kế toán quản trị còn nhìn nhận đối tượng tính giá ở một khía cạnh rộng hơn. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư mới, hay thực hiện một dự án nào đó thì đối tượng tính giá là hoạt động đầu tư hay dự án đó. Cách tính giá cho các đối tượng trong trường hợp này không đề cập đến trong chương.
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá có mối quan hệ với nhau trong hệ thống tính giá thành ở đơn vị. Nếu đối tượng tập hợp chi phí cần xác định là bước khởi đầu cho quá trình tập hợp chi phí thì đối tượng tính giá thành gắn liền với việc thực hiện các kỹ thuật tính giá thành. Trong một số trường hợp, đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành

Bình luận

Video liên quan

Chủ Đề