Vì sao cao bằng không có covid

Dịch COVID-19: Cao Bằng quyết tâm giữ vững thành quả phòng, chống dịch Cao Bằng [TTXVN 29/7] Cao Bằng đang là tỉnh duy nhất trên cả nước chưa có dịch COVID-19. Để giữ vững thành quả phòng, chống dịch, hệ thống y tế Cao Bằng cùng các lực lượng chức năng đang nỗ lực ngày đêm. Theo thông tin từ Sở Y tế Cao Bằng, đến 27/7 tỉnh đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho hơn 23 nghìn người thuộc các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và các đối tượng: công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc; người dân có nhu cầu, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.

Công tác tiêm phòng được ngành y tế Cao Bằng thực hiện khá tốt. Tỉnh đang tận dụng thời cơ khi chưa có dịch để đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng. Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, tỉnh đang ưu tiên tập trung tiêm chủng cho dân cư ở những khu vực có nguy cơ cao như bến xe, chợ, các khu vực cửa khẩu, điểm du lịch, nhà hàng, quán ăn, các đối tượng lái xe chở hàng hóa, lái xe khách…

Tuy vậy, do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu trang thiết bị phụ trợ, kho lạnh bảo quản vắc xin nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ tiêm chủng và công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng. Để khắc phục những khó khăn này, Sở Y tế Cao Bằng đang đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng cường mua sắm các thiết bị bảo quản, kho lạnh, xe tiêm chủng lưu động để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng cho người dân.

Theo ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng, đến nay Cao Bằng là tỉnh duy nhất trên cả nước vẫn giữ được địa bàn không có COVID-19. Đây là kết quả của nhiều yếu tố, trong đo có cả yếu tố may mắn do khách quan mang lại, đó là do vị trí địa lý của Cao Bằng khá thuận lợi cho công tác chống dịch, mật độ dân cư thấp, sự giao lưu kinh tế, văn hóa của Cao Bằng với các tỉnh, thành phố ít hơn so với các địa phương khác. Về chủ quan, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch, thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên và khuyến cáo 5k của Bộ y tế.

Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Cao Bằng đã tổ chức kiểm soát tốt đường biên giới, không để dịch bệnh lây lan từ phía Trung Quốc. Đến sau này, các lực lượng chức năng vẫn duy trì tốt sự tập trung, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và nhân dân trong việc phát giác các công dân, các đối tượng từ vùng dịch trở về để khẩn trương cách ly.

Tuy nhiên, Cao Bằng cũng đang đối mặt với nguy cơ người Trung Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về Trung Quốc qua đường Cao Bằng, mang theo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Để kiểm soát bệnh dịch, hiện tỉnh Cao Bằng đang kiểm soát chặt chẽ các tuyến giao thông vào địa bàn, duy trì 6 trạm kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra, vào tỉnh để phân luồng, giám sát, quản lý chặt chẽ người và phương tiện vận tải lưu thông trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tầm soát các điểm tập trung đông người, các nhà hàng, các điểm giao lưu lớn như bến xe, cửa khẩu, nơi công cộng… Đồng thời đẩy mạnh tiêm chủng để nâng cao sức đề kháng cho nhân dân./.

Quốc Đạt

       

 Theo thông báo số một một bảy ba, ngày 07 tháng 3 năm 2022 của Sở Y tế về việc phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thành phố Cao Bằng được đánh giá phân loại cấp độ 3 [địa bàn có nguy cơ cao, trong đó có 6 đơn vị xã, phường cấp độ 3, gồm: Sông Hiến, Sông Bằng, Hợp Giang, Tân Giang, Ngọc Xuân, Đề Thám; 4 đơn vị cấp độ 2 gồm: Hoà Chung, Duyệt Trung, Vĩnh Quang, Hưng Đạo và 1 đơn vị cấp độ 1 là xã Chu Trinh.          Để thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Kinh tế, xã hội năm 2022, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ mở cửa lại hoạt động du lịch, kích cầu du lịch trong điều kiện bình thường mới theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về “thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID -19.         Ngày 13/3/2022, Uỷ ban nhân dân thành phố Cao Bằng đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, phòng ban, đoàn thể Thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về triển khai các biện pháp an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID- 19.        Theo đó, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn thành phố Cao Bằng tiếp tục triển khai áp dụng nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tương ứng theo cấp độ dịch cấp 3 [nguy cơ cao] theo Quyết định số 2156 ngày 15/11/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định tạm thời một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID -19” đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu:

       - Không tổ chức hội họp, tập huấn, hội thảo quá 50 người, Trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của cấp trên trực tiếp và đảm bảo đầu đủ các biện pháp 5K phòng chống dịch bệnh Covid 19; 100% người tham gia phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID 19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2

 

âm tính còn hiệu lực theo quy định. Không tổ chức ăn uống sau khi kết thúc các cuộc họp, hội nghị tổng kết.       - Đề nghị người dân không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết, hạn chế di chuyển vì đang trong vùng dịch nguy cơ cao. Tiếp tục tuyên truyền, vận động yêu cầu Nhân dân khi tổ chức đám cưới, đám hiếu đơn giản, gọn nhẹ đảm bảo nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

      - Từ ngày 15/3/2022, các địa điểm tham quan du lịch trên địa bàn và các hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao được hoạt động theo quy định. Đối với các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố được phép mở cửa trở lại.  Các cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như làm tóc, làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử, phòng tập thể dục, phòng gym, bi a, bể bơi được hoạt động nhưng không quá 50% công xuất. Tuy nhiên khi tổ chức các hoạt động, các đơn vị tổ chức phải có kế hoạch, chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;  Bộ Y tế, 100% người lao động phải được tiêm vắc xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh Covid -19 và có xét nghiệm

SARS-CoV-2

âm tính còn hiệu lực.       + Đối với các dịch vụ ăn uống [Nhà hàng, quán ăn; trà đá vỉa hè; hàng ăn nhanh…] được hoạt động tối đa không quá 50% lượng khách cùng một thời điểm. Chủ nhà hàng, nhân viên phục vụ, người lao động tại nhà hàng, quán ăn phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm Sát cô vy 2 âm tính còn hiệu lực.        + Ban quản lý chợ, các chủ siêu thị, chủ doanh nghiệp bố trí nhân viên [tổ, đội] phân luồng, giãn khoảng cách khách hàng tại cửa ra vào chợ, siêu thị, cửa hàng, thực hiện nghiêm các biện pháp 5K trong phòng chống dịch COVID -19. Định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ hằng tuần cho người lao động theo quy định.     + Đối với lĩnh vực giáo dục và Đào tạo:  Bậc học mầm non tiếp tục nghỉ học; Các trường Tiểu học và Trung học cơ sở tiếp tục tổ chức học online theo kế hoạch cho tới khi có văn bản mới, chú trọng việc xây dựng phương án học online đảm bảo chương trình, chất lượng giảng dạy và học tập.      + Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp của Thành phố: Trong thời gian vừa qua, tại một số cơ quan, đơn vị cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ thành phố đến cơ sở số cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động bị mắc COVID-19 có xu hướng tăng, làm giảm hiệu suất, chất lượng công việc, ảnh hưởng đến tiến độ, nhiệm vụ công tác năm 2022. Để khắc phục tình trạng trên, đối với những trường hợp mắc COVID - 19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ [vẫn xử lý được công việc] tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao bằng hình thức trực tuyến, không để công việc bị tồn, chậm. Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng xử lý công việc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phân công người khác để xử lý công việc không để công việc bị tồn, chậm tiến độ; Nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu của người Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường trong công tác tuyên truyền, khuyến khích đến gia đình, người thân, bạn bè không ra khỏi nhà khi không cần thiết để chung tay, góp sức với ngành y tế, với các cấp chính quyền trong giai đoạn cấp bách phòng chống dịch COVID -19.        Cùng với đó, để thực hiện tốt các biện pháp đạt hiệu quả, Uỷ ban nhân dân thành phố Cao Bằng cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và Uỷ ban nhân dân 11 phường, xã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp đề ra. Đồng thời đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Cao Bằng và các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội từ thành phố đến phường, xã  tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, giám sát, nhắc nhở các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ nguồn lực cho Quỹ phòng, chống dịch COVID - 19 của Thành phố. Tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi người dân bằng nhiều hình thức, để mọi người dân tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch tại các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, đặc biệt là việc áp dụng yêu cầu 5K của Bộ Y tế.

       Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID - 19, đặc biệt là trong thời gian gần đây số ca nhiễm Covid 19 liên tục tăng nhanh, trong khi các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh của thành phố Cao Bằng còn nhiều khó khăn, lực lượng y tế mỏng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Cao Bằng kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn và toàn thể nhân dân thành phố Cao Bằng phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tự lực, tự cường, chung sức, đồng lòng quyết tâm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề