Vì sao câu xin lỗi không thể nói nên lời năm 2024

Có thể đã thành “văn hóa đổ lỗi và chối lỗi" nên nhiều người Việt không có thói quen nói lời xin lỗi.

Nhận lỗi và xin lỗi – hành động đơn giản ấy nhưng đang rất xa xỉ ở xứ ta, từ việc bé tí teo đến việc đại sự. Người ta bảo, sở dĩ có thực trạng như vậy là do truyền thống văn hóa, cách giáo dục của ta đã và đang khác với nhiều nước trên thế giới. Thực tế thời gian qua, dù cộng đồng mạng xã hội có ra sức kêu gào, hò hét; dư luận xã hội có bức xúc yêu cầu một vị quan chức, một người có trách nhiệm nào đó phải đứng ra nhận lỗi thì mọi sự vẫn bị “bỏ ngoài tai" các vị đó.

Từ xưa tới nay ở nước mình, trẻ con ngã thì hết bà tới mẹ chạy ra đánh chừa chỗ đất, chỗ đã làm em đau hay trách mắng “yêu" người đã trông em sơ sẩy để em ngã... Cho nên, từ tấm bé, rất nhiều đứa trẻ đã cho mình cái quyền luôn luôn đúng. Chúng có thể hỗn hào với người lớn, tranh giành đồ với bạn chơi lớn hơn tuổi hoặc bé hơn tuổi vì được người lớn bênh vực rằng “em bé em biết gì đâu" và những đứa trẻ lớn hơn luôn phải chịu phần thua thiệt, oan uổng. Con mình hư thì đổ tại bạn bè lôi kéo...

Cái thói xấu ấy ăn sâu vào suy nghĩ, hành động hàng ngày của rất nhiều người nên họ luôn đặt cái tôi lên trên hết, thậm chí không cần phân biệt đúng - sai. Ra đường, dù đi sai Luật giao thông, va chạm vào người khác, mình sai lè nhưng việc đầu tiên là phải “hung hăng" chửi bới vài câu đã, sau hạ hồi phân giải mới cần biết đúng sai. Chính vì thế mà rất nhiều va chạm nhỏ trên đường, không ai chịu nói lời xin lỗi mà nảy sinh những mâu thuẫn rất lớn, có khi là lao vào đoạt mạng nhau.

Vì sao câu xin lỗi không thể nói nên lời năm 2024
Trong nhiều chuyện rất nhỏ, nhiều người cũng rất tiết kiệm lời xin lỗi!

Còn nhớ, có lần đi bộ trên đường phố Moscow, vì mải search google map để tìm đường tôi đã đâm sầm vào một cô gái đang đi chiều ngược lại khiến cốc cà phê nóng trên tay cô gái văng xuống vỉa hè đổ tung tóe. Vì đang đi ở xứ văn minh nên tôi vội vàng nói lời xin lỗi và tỏ ý muốn mua đền một cốc cà phê khác cho cô gái trẻ. Cô gái tươi cười xua tay và bảo, “tôi cũng có lỗi, vì tôi mải ngắm đồ trong các cửa hàng quá nên đã không tránh bạn được”. Cuộc trao đổi với cô gái thật ngắn ngủi nhưng khiến tôi một kẻ đang đi lạc đường giữa một thành phố xa lạ cũng thấy bớt lo sợ.

Việc không muốn nói lời xin lỗi ngoài phổ biến trong cuộc sống thì trong công việc nó càng trở nên trầm trọng. Thời gian qua, đất nước trải qua bao sự vụ, biến cố từ nhỏ đến lớn, nhưng ít ai có trách nhiệm nói lời xin lỗi vì những sai sót xảy ra trong lĩnh vực, ngành nghề hay công việc mình phụ trách. Họ, những người hưởng lương từ ngân sách, từ tiền thuế của dân, được dân “thuê" để làm những phần việc quan trọng trong xã hội, nhưng vì sao khi xảy ra sự cố lại không ai tìm thấy trách nhiệm, không ai dám đứng ra nói lời xin lỗi.

Cách nay mấy năm, các bậc cha chú của chúng tôi chua xót kể cho nhau câu chuyện cười mà rơi nước mắt. Chuyện kể, có thằng bé chơi trốn tìm, nó trốn vào đâu cũng bị tìm thấy, kể cả những chỗ khó ngờ nhất. Cuối cùng, nó trốn vào tập thể thế là chả ai tìm ra nó cả.

Thế nhưng, căn bệnh thành tích lại ăn quá sâu vào suy nghĩ, hành động và đánh giá con người. Vậy nên lại có câu “Mất mùa thì tại thiên tai, được mùa thì tại thiên tài nước ta”.

Những ngày này, nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa liên tục gánh chịu thiên tai, lũ lụt... nhiều mạng người đã bị chôn vùi dưới lớp đất đá mà không hy vong tìm thấy... nhưng ai cũng đổ cho tại “mẹ thiên nhiên” nổi giận mà không thấy trách nhiệm của những người làm công, ăn lương được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng nhưng lại để rừng bị phá trụi.

Xin lỗi gắn liền với việc phải chịu trách nhiệm. Có thể những người có trách nhiệm sợ nói câu xin lỗi vì khi xin lỗi họ đã thừa nhận mình yếu kém hay thiếu trách nhiệm?

Ở bất kỳ vị trí, công việc nào, trách nhiệm gắn liền với quyền lợi. Chúng ta hiện nay đánh giá chưa công bằng, minh bạch về trách nhiệm - quyền lợi nên khi “có chuyện" thường khó tìm đầu mối để chịu trách nhiệm và ai càng lẩn tránh được càng tốt. Rõ ràng, cán bộ sai “lè lè" nhưng chỉ bị nghiêm túc rút kinh nghiệm hoặc luân chuyển sang một vị trí khác, có khi còn “béo bở" hơn trước khi vi phạm kỷ luật, khuyết điểm. Có lẽ vì đó mà từ chức, xin lỗi... có “dại" mới làm.

Giờ đây, người lớn, những người có vai trò, trách nhiệm giáo dục ý thức đạo đức cho con trẻ còn đang tìm cách gian lận điểm thi, giấu lỗi, đổ lỗi thì không thể đòi hỏi lớp trẻ phải sống thẳng thắn, trung thực được. Bởi, “thật thà thường thua thiệt" nên ai dại gì mà đi ngược xu hướng ấy!/.

Nếu không kể tới những lời xin lỗi kiểu lịch sự như ở Tây người ta hay nói với nhau: "Xin lỗi, có thể mở giúp tôi cửa sổ được không?", hoặc "xin lỗi, tôi có thể ngồi ở đây được không?", thì thực tình tôi không hề thích việc một anh con trai nói lời xin lỗi quá nhiều với cô gái mà mình yêu.

Trong nhiều trường hợp, lời xin lỗi thốt ra khi họ không có lỗi sẽ được cho là một phép lịch sự. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, lời xin lỗi được thốt ra khi người ta gây ra lỗi sai, và lặp đi lặp lại quá nhiều lần, sẽ chẳng khác nào một câu nói đầu môi không có sức nặng.

Đối với đàn ông, một khi lời nói ra đã không còn sức nặng, không khiến cô gái anh ta yêu cảm thấy trân trọng nó, thì tốt hơn hết là đừng nói gì cả. Đàn ông tốt thường không nói lời xin lỗi quá nhiều!

Vì sao câu xin lỗi không thể nói nên lời năm 2024

Trước đây, tôi từng quen một người bạn trai. Về cơ bản, anh ấy khá tốt tính. Chuyện của chúng tôi cũng không có gì nổi bật so với các cặp đôi khác, vì cứ bình bình thường thường mà trôi qua theo ngày tháng năm. Cho đến một hôm anh ấy dẫn tôi về ra mắt gia đình, và mẹ anh ấy bày tỏ thẳng thắn rằng mẹ anh ấy không thích tôi.

Mẹ anh ấy cho rằng xuất thân của tôi là ở tỉnh lẻ, lại quá xa Hà Nội, không phù hợp để đến với anh ấy. Mẹ anh ấy sợ sau này về nội về ngoại lách cách đường xá xa xôi, không tiện cho cả hai chứ không riêng gì tôi. Nên mẹ anh ấy đề nghị hai đứa chấm dứt.

Sau đó, chúng tôi đường ai nấy đi, tôi cũng không cảm thấy quá đau khổ, cũng không vì thế mà dằn vặt xuất thân của chính mình. Tôi chỉ cảm thấy khi tình yêu của người ta dành cho mình chưa đủ nhiều, thì bất cứ điều gì được đưa ra cũng có thể trở thành lý do để cuộc tình chia hai. Và câu xin lỗi ấy, chỉ để nghe cho vui tai mà thôi.

Nếu anh ấy là một người đàn ông có đủ bản lĩnh, anh ấy sẽ không phải nói lời xin lỗi với tôi ở phía sau câu "anh yêu em". Nếu anh ấy là một người đàn ông đủ tốt để bảo vệ người con gái mình yêu, anh ấy cũng sẽ không cảm thấy hổ thẹn vì xuất thân của cô ấy là từ đâu, ở đâu.

Chung quy lại, có những câu xin lỗi từ phía đàn ông mà con gái quả thực không mong muốn được nghe. Bởi thay vì nói câu xin lỗi, các anh hoàn toàn có thể làm một điều gì khác hơn, và có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn như biết mình đã sai, hãy sửa. Biết mình có thể làm được, hãy cố. Đừng để mọi thứ cứ tự nhiên trôi tuột qua, rồi thản nhiên buông một câu xin lỗi và mong chờ sự chấp nhận.

Không phải chỉ riêng câu chuyện của bạn trai tôi, mà tôi biết cũng có khá nhiều anh chàng lấy câu xin lỗi ra để bạn gái đừng hờn giận mình. Chẳng hạn như việc cô ấy ốm, và anh ấy chơi game cùng đám bạn mà "quên" việc chăm sóc bạn gái mình, anh ấy chỉ xin lỗi. Chẳng hạn như việc anh ấy đã hẹn đưa cô ấy đi thăm gia đình, nhưng lại trót nhận một lời hẹn hò đi nhậu nhẹt và sau đó đã quên béng mất việc đến đón cô ấy, anh ấy cũng lại chỉ xin lỗi…

Vì sao câu xin lỗi không thể nói nên lời năm 2024

Đôi khi, đàn ông cần ý thức được một điều rằng: câu xin lỗi nói ra rất dễ, bỏ qua cũng rất dễ, nhưng những nỗi buồn sẽ cứ hằn lại, lâu dần mà không có sự tiến bộ hay bất cứ sự sửa chữa nào hợp lý, thì vết thương trong lòng cứ thế loan rộng ra.

Tình yêu không phải là một thứ xin – cho, mà nên là tự nguyện. Con gái cũng sẽ cảm thấy rất buồn cười nếu như cứ phải cho bạn xin – lỗi. Bởi cô ấy làm gì có lỗi đâu mà phải cho bạn xin? Nếu cứ để bạn xin vô tội vạ hết lần này tới lần khác, thì có lẽ cô ấy cũng đến nản mà "say goodbye" với bạn.

Cho nên, đến cuối cùng, hãy tích cực nói lời yêu thương, hãy chăm chỉ thực hiện những lời hứa. Còn bằng không, nếu đã không thể nói được gì hay ho, thì tốt nhất đừng nói, hãy chỉ làm. Đừng quen miệng nói câu xin lỗi với người yêu một cách quá thường xuyên , bởi đó không giống như bạn là một người đàn ông tốt và đáng tin cậy, mà chỉ giống như một kẻ lẻo mép thích nói bừa và chỉ nói để cho vui.