Có quá nhiều điều bất ngờ diễn ra trong quá trình chuyển dạ mà chúng ta không thể nào lường trước được. Ngay cả thời gian chuyển dạ của mỗi sản phụ cũng không đúng như kế hoạch. Đó là lý do vì sao nhiều bà bầu dự định sinh thường nhưng một số lại còn phải tùy thuộc vào tình trạng của người mẹ và em bé trong quá trình chuyển dạ. Nếu có bất kỳ sự khó khăn nào gây trở ngại, người mẹ sẽ được bác sĩ khuyên suy nghĩ lại về quyết định sinh thường. Trong khi hầu hết người mẹ đều thích trải nghiệm cảm giác hạnh phúc của việc sinh con tự nhiên, thì một số trường hợp phải bắt buộc mổ bắt thai khẩn cấp.Tất nhiên việc sinh con tự nhiên cần ý chí  mạnh mẽ và sự kiên nhẫn tuyệt đối của người mẹ để vượt qua những đau đớn trong quá trình sinh con. Nhưng cũng có vô số trường hợp bắt buộc người mẹ phải lựa chọn đẻ mổ cho dù mẹ có thể chịu được đau đớn. Suy thai, huyết áp cao, nhau thai bám thấp, ngôi thai không thuận,... là những lý do có thể buộc phải mổ bắt thai gấp. Một nguyên nhân khá phổ biến khác là cổ tử cung không đủ khả năng cho việc sinh con tự nhiên. Nghĩa là, cổ tử cung không giãn nở trong cơn chuyển dạ.Trong quá trình chuyển dạ, các cơ trơn cổ tử cung sẽ co bóp đều đặn và nhịp nhàng để thai nhi sẵn sàng di chuyển từ tử cung đến âm đạo. Lúc đầu, thai nhi nằm trên cổ tử cung nhưng khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung sẽ giãn và mềm hơn. Tử cung cũng có thể giãn nở được 1 - 2 cm trước khi bắt đầu những cơn đau chuyển dạ. Chuyển dạ thực sự bắt đầu khi xuất hiện những cơn co thắt dữ dội và thường xuyên hơn. Điều kiện lý tưởng nhất là một khi bắt đầu trải nghiệm các cơn đau chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn nở 1 - 2 cm sau mỗi giờ cho đến khi giãn được 10cm. Lúc này, thai nhi có thể dễ dàng đi qua tử cung của người mẹ để ra thế giới bên ngoài. Nhưng không phải ai cũng trong điều kiện lý tưởng này.Một số sản phụ dù trải qua hàng giờ đau đớn khủng khiếp vì những cơn chuyển dạ nhưng cổ tử cũng không mở dù 3 hoặc 4 cm. Đây là hiện tượng không hiếm gặp và khi xảy ra sẽ gây cản trở trong quá trình sinh con tự nhiên.Theo Tiến sĩ Gayatri Deshpande, bác sĩ phụ khoa tại bệnh viện Nanavati, Mumbai đã lý giải lý do vì sao một số thai phụ phải đối mặt với vấn đề này trong quá trình chuyển dạ. Ở một số người do vị trí đầu thai nhi chúc xuống không thuận. Nghĩa là nếu thông thường, thai nhi sẽ chúc đầu xuống khung xương chậu để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời nhưng trong một số trường hợp, đến khi chuyển dạ, thai nhi vẫn chưa vào khung xương chậu và đây là lý do vì sao cổ tử cung không mở. Điều này gây khó khăn cho việc trong quá trình giãn nở của tử cung. Tinh thần của người mẹ trong thời gian chuyển dạ có thể ảnh hưởng đến tốc độ mở của tử cung. Chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng tột độ cũng làm ảnh hưởng đến sự giãn nở của tử cung. Thậm chí, mức độ căng thẳng có thể gây bất lợi cho quá trình sinh con. Ngoài 2 nguyên nhân phổ biến này, cổ tử cung không giãn nỡ tối đa vẫn có thể gặp ở một số bà mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào làm ảnh đến quá trình sinh thường.Còn theo TS-BS Lê Thị Thu Hà (Trưởng khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) thì nguyên nhân khiến tử cung không mở trong quá trình chuyển dạ còn do các yếu tố sau tác động:- Rối loạn cơn gò xuất hiện trong ngày dự sinh hoặc lúc chuyển dạ;- Cơn gò tử cung yếu hoặc quá mạnh;- Cổ tử cung xơ cứng do những tổn thương như viêm nhiễm, ung thư;- Sẹo xơ trước đó do những thủ thuật khoét chóp, cắt đoạn, đốt điện trên cổ tử cung.Tóm lại, cổ tử cung không mở dù vào cơn chuyển dạ là hiện tượng phổ biến thường gặp. Điều này gây cản trở cho quá trình sinh con tự nhiên. Tùy theo tình trạng sức khỏe của người mẹ và em bé, bác sĩ sẽ chỉ định việc mẹ thích hợp với phương pháp sinh nào.