Vì sao cốc nước độ mồ hơi

Sốt là tăng thân nhiệt [> 37.8° C ở miệng hoặc > 38.2° C trực tràng] hoặc cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày được biết đến của một người. Sốt xảy ra khi vùng điều nhiệt [nằm ở vùng dưới đồi] đặt lại ở nhiệt độ cao hơn, chủ yếu là để đáp ứng với một nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể tăng không phải do đặt lại nhiệt độ được gọi là tăng thân nhiệt.

Nhiều bệnh nhân dùng từ "sốt" rất mơ hồ, thường có nghĩa là họ cảm thấy quá ấm, quá lạnh, hoặc đổ mồ hôi, nhưng họ đã không thực sự đo nhiệt độ của họ.

Triệu chứng thường chủ yếu là do bệnh gây ra tình trạng sốt, mặc dù chính sốt có thể gây ớn lạnh, đổ mồ hôi, và khó chịu và làm cho bệnh nhân cảm thấy đỏ mặt và nóng.

Sinh lý bệnh

Trong khoảng thời gian 24 giờ, nhiệt độ thay đổi từ mức thấp nhất vào đầu buổi sáng đến cao nhất vào cuối buổi chiều. Độ lệch tối đa khoảng 0,6° C.

Nhiệt độ cơ thể được xác định bằng sự cân bằng giữa sản xuất nhiệt bởi các mô, đặc biệt là gan và cơ, và mất nhiệt ra ngoại vi. Thông thường, trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi duy trì nhiệt độ bên trong từ 37° đến 38° C. Sốt xuất hiện khi có hiện tượng tăng điểm đặt nhiệt, gây ra sự co thắt mạch máu và giảm máu ra ngoại vi để giảm sự mất nhiệt; đôi khi xuất hiện run rẩy để làm tăng sản xuất nhiệt. Các quá trình này tiếp tục cho đến khi nhiệt độ máu đạt tới điểm đặt nhiệt của vùng dưới đồi. Đặt lại điểm đặt nhiệt xuống thấp hơn [ví dụ với thuốc hạ sốt] bắt đầu làm mất nhiệt qua mồ hôi và giãn mạch.

Khả năng sốt sẽ giảm ở một số bệnh nhân [ví dụ, nghiện rượu, người glà, trẻ còn nhỏ].

Pyrogens là những chất gây sốt. Chất gây sốt ngoại sinh thường là vi khuẩn hoặc sản phẩm của chúng. Hay gặp nhất là lipopolysaccharides của vi khuẩn gram âm [thường được gọi là nội độc tố] và độc tố Staphylococcus aureus gây ra hội chứng sốc do độc tố. Sốt do chất gây sốt ngoại sinh gây ra sự giải phóng các chất gây sốt nội sinh, như interleukin-1 [IL-1], yếu tố hoại tử khối u-alpha [TNF-alpha], IL-6 và các cytokine khác, sau đó kích hoạt thụ thể cytokine, hoặc các chất gây sốt ngoại sinh trực tiếp kích hoạt các thụ thể giống Toll.

Sự tổng hợp Prostaglandin E2 dường như đóng một vai trò quan trọng.

Hậu quả của sốt

Mặc dù nhiều bệnh nhân lo lắng rằng chính cơn sốt có thể gây ra nguy hại, sự gia tăng nhiệt độ trung tâm thoáng qua vừa phải [ví dụ 38-40°] gây ra bởi hầu hết các bệnh cấp tính được thích nghi tốt bởi người lớn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, sự tăng nhiệt độ quá cao [thường là > 41° C] có thể gây hại. Sự tăng cao như vậy là điển hình của tăng thân nhiệt môi trường nghiêm trọng nhưng đôi khi là kết quả từ việc tiếp xúc với các loại thuốc bất hợp pháp [như cocaine, phencyclidine], thuốc gây mê, thuốc chống loạn thần. Ở nhiệt độ này, sự biến dạng protein xảy ra, và các cytokine viêm kích hoạt dòng thác viêm được giải phóng. Kết quả là, rối loạn chức năng tế bào xảy ra, dẫn đến sự cố và cuối cùng là sự suy yếu của hầu hết các cơ quan; dòng thác đông máu cũng được kích hoạt, dẫn đến đông máu rải rác nội mạch.

Vì sốt có thể làm tăng nhịp tim khoảng 10 đến 12% đối với mỗi 1° C tăng trên 37° C, sốt có thể gây gánh nặng cho người có suy tim hoặc bệnh phổi trước đây. Sốt cũng có thể làm xấu đi tình trạng tâm thần ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Sốt ở trẻ em khỏe mạnh có thể gây ra co giật do sốt cao Co giật do sốt Co giật do sốt được chẩn đoán ở trẻ em 6 tuổi với nhiệt độ cơ thể > 38°C và không có cơn co giật không do sốt trước đó khi không xác định được nguyên nhân và không tồn tại vấn đề về phát triển... đọc thêm .

Nguyên nhân

Nhiều bệnh rối loạn có thể gây sốt. Chúng được phân loại rộng rãi như sau

  • Nhiễm trùng [phổ biến nhất]

  • Bệnh lý khối u

  • Hội chứng viêm [bao gồm thấp khớp, không thấp khớp và liên quan đến thuốc]

Nguyên nhân cấp tính [tức là, thời gian 4 ngày] sốt ở người lớn thường liên quan tới nhiễm trùng. Khi bệnh nhân có sốt vì nguyên nhân không do nhiễm trùng, sốt hầu như luôn là mãn tính hoặc tái phát. Sốt cấp tính ở bệnh nhân có hội chứng viêm hoặc khối u thường liên quan tới nhiễm trùng. Ở người khỏe mạnh, một cơn sốt cấp tính thường không là triệu chứng khởi đầu của một bệnh mạn tính.

Nguyên nhân nhiễm trùng

Thực sự tất cả các bệnh nhiễm trùng đều có sốt . Nhưng nói chung, những nguyên nhân có thể xảy ra nhất là

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới

  • Nhiễm trùng tiêu hoá

  • Viêm đường tiết niệu

  • Nhiễm trùng da

Hầu hết nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và nhiễm trùng đường tiêu hoá là do virus.

Nhóm bệnh nhân đặc biệt và các yếu tố ngoại lai cũng ảnh hưởng tới căn nguyên gây bệnh

Các yếu tố bệnh nhân bao gồm tình trạng sức khoẻ, tuổi tác, nghề nghiệp, và các yếu tố nguy cơ [ví dụ như nhập viện, các thủ thuật xâm lấn gần đây, đặt đường truyền tĩnh mạch hoặc ống thông tiểu, sử dụng thông khí cơ học].

Yếu tố bên ngoài như phơi nhiễm với các bệnh cụ thể-ví dụ như thông qua các cá thể nhiễm bệnh, các ổ dịch địa phương, vector truyền bệnh [ví dụ như muỗi, ve], đường vào [ví dụ như thực phẩm, nước] hoặc vị trí địa lý [ví dụ như ở trong hoặc gần đây đến một vùng bệnh lưu hành].

Một số nguyên nhân dường như chiếm ưu thế dựa trên các yếu tố này [xem Bảng: Một số nguyên nhân gây sốt cấp tính Một số nguyên nhân gây sốt cấp tính Sốt là tăng thân nhiệt [> 37.8° C ở miệng hoặc > 38.2° C trực tràng] hoặc cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày được biết đến của một người. Sốt xảy ra khi vùng điều nhiệt [nằm ở vùng... đọc thêm ].

Đánh giá

Hai vấn đề chung rất quan trọng trong việc đánh giá ban đầu về sốt cấp tính:

  • Xác định các triệu chứng cục bộ [ví dụ, nhức đầu, ho]: Những triệu chứng này giúp thu hẹp phạm vi các nguyên nhân có thể. Triệu chứng cục bộ có thể là một phần của lý do vào viện của bệnh nhân hoặc được xác định bằng các câu hỏi cụ thể.

  • Quyết định xem liệu bệnh nhân có bị bệnh nặng hay bệnh mạn tính [đặc biệt nếu bệnh không được công nhận]: Nhiều nguyên nhân gây sốt ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi, và rất nhiều bệnh nhiễm virus có thể xảy ra rất khó để chẩn đoán cụ thể. Giới hạn xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mãn tính có thể giúp tránh được tốn kém, không cần thiết và thường không có kết quả.

Lịch sử

Lịch sử của bệnh nên bao gồm cường độ và thời gian sốt và phương pháp đo nhiệt độ. Cơn sốt rét run [nghiêm trọng, rung lắc, hai hàm răng đập vào nhau- không chỉ có cảm giác lạnh] cho thấy sốt do nhiễm trùng nhưng không đặc hiệu. Đau là một đầu mối quan trọng xác định vị trí nhiễm trùng; bệnh nhân nên được hỏi về đau ở tai, đầu, cổ, răng, cổ họng, ngực, bụng, sườn, trực tràng, cơ và khớp.

Các triệu chứng cục bộ khác bao gồm ngạt mũi và / hoặc chảy dịch, ho, tiêu chảy và các triệu chứng tiết niệu [tần số, mót tiểu, chứng khó tiểu]. Sự có mặt của phát ban [bao gồm cả tự nhiên, vị trí, và thời điểm bắt đầu có liên quan đến các triệu chứng khác] và hạch bạch huyết có thể giúp ích.

Nên xác định sự tiếp xúc với nguồn lây và chẩn đoán của họ.

Khám toàn thể giúp xác định các triệu chứng của bệnh mãn tính, bao gồm cơn sốt hồi quy, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân.

Tiền sử bệnh nên đặc biệt bao gồm những điều sau đây:

  • Phẫu thuật gần đây

  • Các điều kiện được biết đến có xu hướng gây nhiễm [ví dụ như nhiễm HIV, tiểu đường, ung thư, ghép tạng, bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn van tim - đặc biệt nếu có van nhân tạo]

  • Các rối loạn khác có thể gây sốt [ví dụ, thấp khớp, SLE, gout, bệnh sarcoidosis, cường giáp, ung thư]

Hỏi về du lịch gần đây bao gồm địa điểm, thời gian kể từ khi trở về, địa phương [ví dụ ở nước láng giềng, chỉ ở các thành phố], tiêm chủng trước khi đi du lịch, và bất kỳ sử dụng thuốc chống sốt rét dự phòng [nếu cần].

Tất cả bệnh nhân cần được hỏi về các phơi nhiễm có thể xảy ra [ví dụ như thực phẩm hoặc nước không an toàn, côn trùng cắn, tiếp xúc động vật, hoặc quan hệ tình dục không được bảo vệ].

Cần lưu ý tới lịch sử tiêm vắc xin, đặc biệt là chống lại viêm gan A và B và chống lại các sinh vật gây viêm màng não, cúm, hoặc nhiễm khuẩn phế cầu.

Lịch sử dùng thuốc nên bao gồm các câu hỏi cụ thể về các vấn đề sau:

  • Thuốc gây sốt [xem Bảng: Một số nguyên nhân gây sốt cấp tính Một số nguyên nhân gây sốt cấp tính Sốt là tăng thân nhiệt [> 37.8° C ở miệng hoặc > 38.2° C trực tràng] hoặc cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày được biết đến của một người. Sốt xảy ra khi vùng điều nhiệt [nằm ở vùng... đọc thêm ]

  • Thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh [ví dụ, corticosteroid, thuốc chống TNF, hóa trị liệu và thuốc chống trầm cảm, các thuốc ức chế miễn dịch khác]

  • Sử dụng bất hợp pháp các loại thuốc tiêm [gây ra viêm nội tâm mạc, viêm gan, nhiễm trùng tắc mạch phổi, da và các mô mềm]

Khám bệnh

Bắt đầu với xác định triệu chứng sốt. Sốt được chẩn đoán chính xác nhất bằng cách đo nhiệt độ trực tràng. Nhiệt độ miệng thường thấp hơn khoảng 0,6° C và có thể thậm chí còn thấp hơn vì nhiều lý do, như gần đây uống đồ uống lạnh, thở miệng, tăng thông khí và thời gian đo không đủ [cần đến vài phút với nhiệt kế thủy ngân]. Đo nhiệt độ màng nhĩ bằng cảm biến hồng ngoại ít chính xác hơn nhiệt độ trực tràng. Theo dõi nhiệt độ ngoài da bằng các tinh thể nhạy cảm với nhiệt kết hợp vào dải nhựa đặt trên trán là không nhạy cảm để phát hiện độ cao của nhiệt độ trung tâm.

Các dấu hiệu quan trọng khác được xét đến như có hiện tượng thở nhanh, nhịp tim nhanh hoặc hạ huyết áp.

Đối với bệnh nhân có triệu chứng cục bộ, quá trình khám được thảo luận ở những nơi khác trong Cẩm nang. Đối với bệnh nhân sốt mà không có triệu chứng khu trú, cần phải kiểm tra toàn diện vì các đầu mối chẩn đoán có thể ở bất kỳ hệ thống cơ quan nào.

Triệu chứng chung bao gồm yếu mệt, thờ ơ, lẫn lộn, suy kiệt .

Các tổn thương ban trên da cần chú ý, đặc biệt là chấm xuất huyết hoặc ban xuất huyết và bất kỳ tổn thương ban đỏ hoặc phồng rộp gợi ý viêm mô mềm. Kiểm tra hạch tại cổ, nách, mặt trong cánh tay và bẹn.

Ở bệnh nhân nằm viện, cần chú ý đến bất kỳ loại ống thông tĩnh mạch, ống thông dạ dày, ống thông tiểu và các ống hoặc đường khác được đưa vào cơ thể. Nếu bệnh nhân đã được phẫu thuật gần đây, các vị trí phẫu thuật cần được kiểm tra kỹ lưỡng.

Kiểm tra đầu và cổ, cần thực hiện những điều sau:

  • Màng nhĩ, tai giữa: Kiểm tra nhiễm trùng

  • Xoang [trán và hàm trên]: gõ

  • Động mạch thái dương: sờ thấy mềm

  • Mũi: Kiểm tra tắc nghẽn và chảy dịch [trong hoặc mủ]

  • Mắt: Kiểm tra viêm kết mạc hoặc sắc vàng

  • Đáy mắt: Kiểm tra các điểm Roth [gợi ý viêm nội tâm mạc]

  • Hầu họng và lợi: Kiểm tra viêm hoặc loét [bao gồm bất kỳ tổn thương nào của nấm candida, cho thấy giảm khả năng miễn dịch]

  • Cổ: khó vận động hoặc cổ cứng, hoặc cả hai gợi ý viêm màng não, và sờ hạch

Phổi nghe thấy ran nổ hoặc dấu hiệu của sự đông đặc, và nghe tim có tiếng thổi [gợi ý viêm nội tâm mạc].

Khám bụng bằng sờ thấy gan lách to và mềm [gợi ý nhiễm trùng].

Gõ vùng hông lưng phía trên thận tăng nhạy cảm [gợi ý viêm thận- bể thận].

Khám phụ khoa được thực hiện ở phụ nữ để kiểm tra sự chuyển động cổ tử cung hoặc tử cung tăng nhạy cảm; khám ở bộ phận sinh dục được thực hiện ở nam giới để kiểm tra dịch niệu đạo và sưng khu trú.

Trực tràng tăng nhạy cảm và sưng, cho thấy áp xe quanh trực tràng [có thể là khó thấy trong bệnh nhân suy giảm miễn dịch].

Kiểm tra tất cả các khớp về sưng tấy, ban đỏ và tăng cảm giác [gợi ý một bệnh nhiễm trùng khớp hoặc thấp khớp]. Bàn tay và chân được kiểm tra các dấu hiệu viêm nội tâm mạc, bao gồm chấm mảnh xuất huyết dưới móng tay, nốt đỏ và đau dưới da ở đầu ngón [các nốt Osler] và các chấm xuất huyết không đau trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân [tổn thương Janeway].

Tăng nhạy cảm vùng cột sống khi gõ.

Khám thần kinh Giới thiệu về Khám Thần kinh Khám thần kinh bắt đầu bằng sự quan sát cẩn thận bệnh nhân ngay khi họ bước vào phòng khám và trong suốt quá trình thăm khám. Bệnh nhân nên được hỗ trợ càng ít càng tốt để những khiếm khuyết... đọc thêm được thực hiện để phát hiện các dấu hiệu thần kinh khu trú.

Dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây được quan tâm đặc biệt:

  • Thay đổi trạng thái tính thần

  • Đau đầu, cổ cứng, hoặc cả hai

  • Ban xuất huyết

  • Huyết áp thấp

  • Khó thở

  • Nhịp tim nhanh hoặc thở nhanh

  • Nhiệt độ > 40° C hoặc 37.8° C ở miệng hoặc > 38.2° C trực tràng] hoặc cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày được biết đến của một người. Sốt xảy ra khi vùng điều nhiệt [nằm ở vùng... đọc thêm ].

    Các tổn thương khu trú được xác định bởi tiền sử hoặc khám sức khoẻ nên được đánh giá và giải thích [xem ở nơi khác trong Cẩm nang]. Những phát hiện gợi ý khác bao gồm hạch lan toả và phát ban.

    Bệnh lý hạch lan toả có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn và những người trẻ tuổi có bệnh về bạch cầu mono; nó thường kèm theo viêm họng, khó chịu, và gan lách to. Nhiễm HIV nguyên phát hoặc giang mai thứ phát ở những bệnh nhân có hạch lan toả, đôi khi đi kèm với đau khớp, phát ban, hoặc cả hai. Nhiễm HIV tiến triển từ 2 đến 6 tuần sau khi phơi nhiễm [mặc dù bệnh nhân có thể không nói có quan hệ tình dục không an toàn hoặc các yếu tố nguy cơ khác]. Bệnh giang mai thứ phát thường có săng trước đó, với các triệu chứng toàn thân phát triển từ 4 đến 10 tuần sau đó. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể không nhận thấy săng vì nó không đau và có thể khu trú tại trực tràng, âm đạo, hoặc khoang miệng.

    Nguyên nhân nhiễm trùng hoặc do thuốc có thể sốt và nổi ban. Chấm hoặc ban xuất huyết là mối quan tâm đặc biệt; nó cho thấy có thể là bệnh viêm màng não cầu, sốt vùng núi Rocky Mountain [đặc biệt là nếu có lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân], hoặc, ít phổ biến hơn, một số bệnh nhiễm virut [ví dụ sốt dengue, sốt xuất huyết]. Các tổn thương da có tính chất gợi ý bao gồm quầng ban đỏ di chuyển của bệnh Lyme, các tổn thương đích đến của hội chứng Stevens-Johnson, và sưng, đỏ đau của viêm mô tế bào và các bệnh nhiễm khuẩn mô mềm khác. Cần lưu ý tới khả năng tăng mẫn cảm với thuốc [ngay cả khi sử dụng lâu dài].

    Nếu không có chỉ điểm khu trú, những người khỏe mạnh bị sốt cấp tính và chỉ những dấu hiệu không đặc hiệu [ví dụ, khó chịu, đau toàn thân] có thể có một bệnh do virus tự giới hạn, trừ khi có tiền sử tiếp xúc với đối tượng nhiễm bệnh [bao gồm quan hệ tình dục không an toàn gần đây] hoặc đi tới khu vực có dịch [bao gồm cả đi du lịch].

    Bệnh nhân có dấu hiệu bất thường tiềm ẩn có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn sâu hoặc nhiễm ký sinh trùng. Người tiêm chích ma túy và bệnh nhân có van tim nhân tạo có thể bị viêm nội tâm mạc. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch mắc phải có thể nhiễm một số vi sinh vật nhất định [xem Bảng: Một số nguyên nhân gây sốt cấp tính Một số nguyên nhân gây sốt cấp tính Sốt là tăng thân nhiệt [> 37.8° C ở miệng hoặc > 38.2° C trực tràng] hoặc cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày được biết đến của một người. Sốt xảy ra khi vùng điều nhiệt [nằm ở vùng... đọc thêm ].

    Sốt do thuốc [có hoặc không có phát ban] là một chẩn đoán loại trừ, thường cần thử ngừng thuốc. Một khó khăn là nếu thuốc kháng sinh là nguyên nhân, bệnh đang được điều trị cũng có thể gây sốt. Đôi khi thấy là sốt và phát ban bắt đầu sau khi cải thiện lâm sàng nhiễm trùng ban đầu và không làm trầm trọng thêm hoặc xuất hiện lại các triệu chứng ban đầu [ví dụ như ở bệnh nhân đang điều trị viêm phổi, sốt xuất hiện lại mà không ho, khó thở, hoặc thiếu oxy huyết].

Xét nghiệm

Xét nghiệm phụ thuộc vào sự hiện diện của các dấu hiệu khu trú.

Nếu có dấu hiệu khu trú xét nghiệm được hướng dẫn bởi nghi ngờ lâm sàng và phát hiện [xem thêm ở Cẩm nang], như sau:

  • Bệnh bạch cầu mono Chẩn đoán Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do siêu vi khuẩn Epstein-Barr [EBV, herpesvirus type 4] và có đặc điểm là mệt mỏi, sốt, viêm họng, và hạch to. Mệt mỏi có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng... đọc thêm hoặc là nhiễm HIV Chẩn đoán Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người[HIV] là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau[HIV-1 và HIV-2] chúng phá hủy tế bào lympho CD4 + và làm giảm khả năng miễn dịch qua... đọc thêm : Xét nghiệm huyết thanh học

  • Sốt vùng núi Rocky Chẩn đoán Sốt phát ban Rocky Mountain [RMSF] gây ra bởi Rickettsia rickettsii và được truyền qua bọ ve cứng. Triệu chứng gồm sốt cao, đau đầu nghiêm trọng và phát ban. [Xem thêm Tổng quan về Nhiễm trùng... đọc thêm : Sinh thiết tổn thương da để xác nhận chẩn đoán [xét nghiệm huyết thanh cấp tính không hữu ích]

  • Vi khuẩn hoặc nhiễm nấm Chẩn đoán [Xem thêm Thuốc kháng nấm và Nhiễm nấm da .] Nhiễm nấm thường được phân loại Cơ hội Nguyên phát Nhiễm trùng cơ hội chủ yếu xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch; nhiễm trùng tiên phát có thể... đọc thêm : Nuôi cấy máu để phát hiện nhiễm trùng máu

  • Viêm màng não Chẩn đoán [Đối với nhiễm trùng não, xem Tổng quan về Nhiễm trùng não; đối với viêm màng não sơ sinh, xem Viêm màng não do vi khuẩn sơ sinh.] Viêm màng não là tình trạng viêm ở màng não và khoang dưới... đọc thêm : chọc dịch não tuỷ ngay và sử dụng dexamethasone và kháng sinh [CT sọ não nên được thực hiện trước khi chọc dịch não tuỷ nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tổn thương não, tiêm tĩnh mạch dexamethason và kháng sinh phải được cho ngay sau khi cấy máu và trước khi chụp CT sọ]

  • Các bất thường cụ thể dựa vào phơi nhiễm [ví dụ: tiếp xúc, với các vector, hoặc ở các vùng lưu hành]: Xét nghiệm những rối loạn này, đặc biệt là xét nghiệm soi máu ngoại vi với sốt rét

Nếu không tìm được tổn thương khu trú ở những bệnh nhân khỏe mạnh và không nghi ngờ biến chứng bệnh nặng, bệnh nhân thường có thể được theo dõi ở nhà mà không cần xét nghiệm. Trong phần lớn, các triệu chứng giải quyết nhanh chóng; một số có triệu chứng nặng lên hoặc biểu hiện triệu chứng khu trú cần được đánh giá lại và xét nghiệm.

Nếu nghi ngờ bệnh nặng ở bệnh nhân không có tổn thương khú trú thì cần phải xét nghiệm. Bệnh nhân có kết quả nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết đòi hỏi phải nuôi cấy [nước tiểu và máu], chụp X-quang ngực và đánh giá các bất thường về chuyển hoá bằng đo lượng chất điện giải, glucose, BUN, creatinine, lactate, và men gan. Công thức máu thường được thực hiện, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng là thấp. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu là quan trọng theo thời gian đối với những bệnh nhân có thể bị ức chế miễn dịch [nghĩa là số lượng WBC thấp có thể liên quan đến tiên lượng xấu].

Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch có thể cần phải được kiểm tra ngay cả khi họ không có dấu hiệu khu trú và không thấy có biểu hiện bệnh nặng. Do nguy cơ và hậu quả nặng nề của viêm nội tâm mạc, người tiêm chích ma túy thường được đưa vào bệnh viện để nuôi cấy máu và siêu âm tim nhiều lần. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch đòi hỏi công thức máu; nếu có hiện tượng giảm bạch cầu trung tính, thì thử nghiệm được bắt đầu và chụp X quang phổi được thực hiện, giống như nuôi cấy máu, đờm, nước tiểu, phân, và bất kỳ tổn thương da nghi ngờ. Vì bệnh nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây sốt thường gặp ở bệnh nhân suy giảm bạch cầu, kháng sinh tĩnh mạch phổ rộng nên được đưa ra ngay lập tức mà không cần chờ đợi kết quả nuôi cấy.

Sốt ở người cao tuổi thường đòi hỏi phải xét nghiệm [xem Sốt ở người già Sốt ở người già Sốt là tăng thân nhiệt [> 37.8° C ở miệng hoặc > 38.2° C trực tràng] hoặc cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày được biết đến của một người. Sốt xảy ra khi vùng điều nhiệt [nằm ở vùng... đọc thêm ].

Điều trị

Các nguyên nhân gây sốt đặc hiệu được điều trị bằng chống nhiễm khuẩn; liệu pháp chống nhiễm khuẩn cần thiết khi nghi ngờ nhiễm trùng nặng.

Sử dụng thuốc hạ sốt vẫn gây tranh cãi khi sốt do nhiễm trùng. Bằng chứng thực nghiệm, nhưng không phải các nghiên cứu lâm sàng, cho thấy sốt làm tăng khả năng phòng vệ cho vật chủ.

Sốt nên được điều trị ở một số bệnh nhân có nguy cơ đặc biệt, bao gồm người lớn bị suy tim hay phổi hoặc với chứng sa sút trí tuệ.

Thuốc ức chế cyclooxygenase của não có hiệu quả làm giảm sốt:

  • Acetaminophen 650 đến 1000 mg uống mỗi 6 giờ

  • Ibuprofen 400 đến 600 mg uống mỗi 6 giờ

Liều acetaminophen hàng ngày không được vượt quá 4g để tránh độc; bệnh nhân nên được cảnh báo không đồng thời dùng các thuốc chữa cúm không chứa hoặc có chứa chất acetaminophen. Các NSAIDs khác [ví dụ, aspirin, naproxen] cũng có hiệu quả hạ sốt. Salicylates không nên dùng để điều trị sốt ở trẻ mắc bệnh do virut vì sử dụng có liên quan đến hội chứng Reye.

Nếu nhiệt độ là 41° C, nên phối hợp các biện pháp làm mát khác [ví dụ, làm mát với nước ấm, chăn lạnh].

Sốt ở người già

Ở những người già, nhiễm trùng ít gây sốt, và thậm chí khi bị nhiễm trùng, nhiệt độ có thể thấp hơn so với tiêu chuẩn của sốt. Tương tự, các triệu chứng viêm khác, như đau vùng đầu, có thể ít nổi bật. Thông thường, thay đổi trạng thái tinh thần hoặc sự suy giảm trong hoạt động hàng ngày có thể là các biểu hiện ban đầu khác của viêm phổi hoặc nhiễm trùng tiết niệu.

Mặc dù các biểu hiện bệnh tật ít nghiêm trọng hơn, nhưng những người cao tuổi sốt cao có nhiều khả năng bị bệnh vi khuẩn nghiêm trọng hơn những người trẻ tuổi sốt. Giống như ở người trẻ, nguyên nhân thường là nhiễm trùng hô hấp hoặc nhiễm trùng tiết niệu, nhưng ở người cao tuổi, nhiễm trùng da và mô mềm cũng nằm trong số những nguyên nhân phổ biến.

Các dấu hiệu được đánh giá như đối với bệnh nhân trẻ tuổi. Nhưng khác với những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, bệnh nhân cao tuổi có thể cần phải xét nghiệm nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu và chụp X-quang ngực. Cần phải nuôi cấy máu để loại trừ nhiễm khuẩn huyết; nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết hoặc bất thường dấu hiệu sống, bệnh nhân cần phải nhập viện.

Những điểm chính

  • Hầu hết các cơn sốt ở người khỏe mạnh là do vi rút đường hô hấp hoặc nhiễm trùng đường tiêu hoá.

  • Triệu chứng khu trú gợi ý xét nghiệm đánh giá

  • Cân nhắc rối loạn miễn dịch mạn tính, đặc biệt là những rối loạn hệ thống miễn dịch.

Video liên quan

Chủ Đề