Vì sao lá cờ phật giáo có 5 màu

1. Nguồn gốc của lá cờ Phật giáo

Theo thư viện Hoa sen thì người phác họa ra lá cờ Phật giáo là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2/8/1832 tại New Jersey [Hoa Kỳ] và mất ngày 17/2/1907 tại Adgar [Ấn Ðộ]. Ông nguyên là đại tá Hải Quân của Quân đội Hoa Kỳ. Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Tích Lan [tức Srilanka - PV], từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott đã khôi phục nền Phật giáo Ấn Ðộ ngày 21/1/1891 và cũng từ đó dần dần Phật giáo truyền bá sang phương Tây rồi lan tràn khắp thế giới. Từ khi ông Henry Steel Olcott Quy y Tam Bảo, ông đã tổ chức những trường học Phật giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ... Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala [người Tích Lan] phỏng theo sáu màu hào quang của Ðức Phật [xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu này] đã phác họa ra mẫu cờ Phật giáo. Lá cờ này đã được công bố trên báo Sarasavi Sandaresa vào ngày 17/4/1885 và được treo vào Lễ Phật Đản 28/4/1885. Đây cũng là lễ Phật Đản đầu tiên ở Sri Lanka dưới chế độ cai trị của thực dân Anh. Đại tá Henry Steel Olcott đã sửa lại hình dạng của lá cờ trở thành hình dạng như bây giờ để mọi người có thể dễ sử dụng hơn. Lá cờ mới này đã được treo tại Lễ Phật Đản năm 1886.

Vào ngày 25/5/1950, Đại hội Phật giáo Thế giới đã công nhận lá cờ này là lá cờ chính thức của Phật giáo thế giới. Tại Việt Nam, đến ngày 6/5/1951, tại chùa Từ Ðàm [TP Huế] Ðại Hội Phật giáo ba miền. Trong dịp Đại hội, Thượng tọa Tố Liên [nguyên Trụ trì chùa Quán Sứ - Hà Nội] đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật giáo thế giới và đại hội đã chấp nhận lá cờ này cũng là cờ Phật giáo Việt Nam.

2. Năm màu sắc trên lá cờ Phật giáo

“Cờ Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật giáo còn tượng trưng cho niềm Chính tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật. Ngoài ra, cờ Phật giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc” - Theo thư viện Hoa Sen.
Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của mỗi màu sắc có sự phân biệt khác nhau:

- Màu xanh đậm tượng trưng cho Định căn [Thiền Định] - Màu vàng lợt tượng trưng cho Niệm căn vì có Chính Niệm mới sinh Ðịnh và phát Huệ. [Những suy nghĩ đúng] - Màu đỏ tượng trưng cho Tinh tấn căn bởi có Tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh. [Sinh lực tâm linh] - Màu trắng tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sinh ra muôn hạnh lành. [Đức tin] - Màu da cam tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sinh. [Trí Tuệ] - Màu tổng hợp tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới. Như vậy, năm màu của lá cờ là biểu trưng cho ý nghĩa ngũ căn ngũ lực. Ngoài ra, nó còn biểu trưng cho ý nghĩa tinh thần hòa hợp của Phật giáo. Phật giáo luôn chủ trương hòa bình. Vì thế, nhân loại khắp năm châu, tuy màu da chủng tộc có khác nhau nhưng Phật giáo xem nhau như tình huynh đệ một nhà.  Với tinh thần từ bi, bình đẳng, lục hòa, Phật giáo không có phân chia giai cấp hay phân biệt khác nhau màu da chủng tộc. Vì tất cả đều có chung một nguồn tuệ giác [Phật tính] như nhau.

 Vì vậy, lá cờ Phật giáo ngoài ý nghĩa biểu trưng cho giáo lý, nó còn nói lên tinh thần thích nghi hòa hợp đó.

Skip to content

Du khách thường thắc mắc khi nhìn thấy một lá cờ ngũ sắc tung bay ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và được tôn vinh bởi rất nhiều người. Đó chính là cờ Phật giáo.

Lá cờ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1885, tung bay trên bầu trời thủ đô Colombo của Sri Lanka trong đúng ngày đại lễ Phật đản. Tuy nhiên, phải đến ngày 25/5/1950, trong hội nghị Phật giáo quốc tế ở Colombo với sự tham gia của 26 quốc gia, lá cờ ngũ sắc này mới được chính thức chấp nhận và trở thành biểu tượng chung cho toàn thể giáo hội Phật giáo thế giới, theo Buddhist council of queensland.

Thiết kế ra cờ Phật giáo chính là đại tá quân đội đã về hưu người Mỹ Henry Steel Olcoott. Năm 1879, ông đến Sri Lanka du lịch và nhanh chóng bị đạo Phật thu hút. Năm 1880, ông quay lại nơi này và đề nghị với Ủy ban Phật giáo Colombo về việc thiết kế một lá riêng. Olcoott được biết đến với biệt danh là “người Phật giáo da trắng”, ông cũng là người Mỹ đầu tiên quy y.

Cờ Phật giáo được chính Đại tá quân đội đã về hưu người Mỹ Henry Steel Olcoott thiết kế

Olcoott đã sáng tạo ra cờ Phật giáo dựa vào sáu vòng hào quang của đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Nhưng khác với 7 sắc cầu vồng, cờ Phật giáo chỉ có 5 màu là xanh, vàng, đỏ, trắng, cam. Mỗi màu này tương đương với một sọc trên cờ. Sọc thứ 6 là gồm 5 màu trên gộp lại. Sáu cột này tượng trưng cho lục đạo [sáu đường tái sinh, sáu thể dạng của chúng sinh trong cõi luân hồi].

Năm màu sắc của lá cờ lần lượt có ý nghĩa như sau:

_ Xanh lam – tượng trưng cho tình yêu thương, hòa bình và lòng bác ái;

_ Vàng – trung đạo, tránh cực đoan, sống khổ hạnh;

_ Đỏ – thực hành, thành tựu, trí tuệ, đức hạnh, vận mệnh và phẩm giá;

_ Trắng – Phật Pháp, sự giải thoát khỏi không gian và thời gian;

_ Cam – giáo huấn của đức Phật, trí tuệ.

Dải màu thứ sáu ở ngoài cùng gồm cả 5 màu đầu tiên, đại diện cho sự kết hợp của các màu trong quang phổ của vầng hào quang.

Lá cờ biểu tượng cho sự hòa bình, từ bi, trí tuệ, không phân biệt màu da, chủng tộc, không phân biệt giữa con người và những sự sống khác. Lá cờ này đã phất lên ở hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Ngày 24/2/1951, Thượng tọa Tố Liên, đại diện Ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự hội nghị Colombo đã đích thân đem lá cờ này về Việt Nam.

Theo nhiều Phật tử, lá cờ ngũ sắc này chỉ là một biểu tượng. Tuy nhiên với nhiều người, họ nhìn lá cờ và thấy tâm thức bỗng bừng lên ánh hào quang của Phật, rạng rỡ và muôn màu. Với một số người, họ nhìn thấy lá cờ và thấy tâm thức bị kích động mãnh liệt bởi lòng từ bi vô biên và mong ước được gieo tình thương trên khắp sáu nẻo của luân hồi. Nhiều người tin rằng, chỉ khi nào cảm nhận được như thế, chúng ta mới mong có đủ sức mạnh để hiểu được hết ý nghĩa thực sự của lá cờ Phật giáo là gì.

Mời quý đạo hữu xem thêm các bài hay khác:

Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo[1] và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Cờ Phật giáo

 

Một lá cờ Phật giáo tung bay tại Bắc Kinh.

Cờ Phật giáo được Hội đồng Colombo thiết kế vào năm 1885 tại Colombo, Sri Lanka.[2] Hội đồng này bao gồm Ven. Hikkaduwe Sri Sumangala Thera [chủ tịch], Ven. Migettuwatte Gunananda Thera, Don Carolis Hewavitharana [cha của Anagarika Dharmapala], Andiris Perera Dharmagunawardhana [ông ngoại của Anagarika Dharmapala], Charles A. de Silva, Peter De Abrew, William De Abrew [cha của Peter], H. William Fernando, N. S. Fernando và Carolis Pujitha Gunawardena [thư ký].[2]

Lá cờ được giương công khai lần đầu tiên vào lễ Phật Đản ngày 28 tháng 4 năm 1889 tại Dipaduttamarama, Kotahena, bởi Ven. Migettuwatte Gunananda Thera.[3]

Nhà báo người Mỹ Henry Steel Olcott, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Thông Thiên Học, cho rằng hình dạng thuôn dài của lá cờ sẽ gây bất tiện cho việc sử dụng đại trà, và đề xuất chỉnh sửa nó thành kích thước và hình dạng như một lá quốc kỳ.[1]

Tại Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới [World Fellowship of Buddhists] đầu tiên năm 1950, lá cờ này được công nhận là cờ Phật giáo quốc tế.[4]

Sáu giải màu nằm dọc trên cờ Phật giáo đại diện cho sáu màu sắc của vầng hào quang được tin là đã tỏa ra từ Phật Thích-ca khi Ngài đạt được Giác ngộ.[1][5]

Lam: Tình yêu thương, hòa bình và lòng bác áiVàng: Trung đạo – tránh cực đoan, sống khổ hạnhĐỏ: Thực hành – thành tựu, trí tuệ, đức hạnh, vận mệnh và phẩm giáTrắng: Phật Pháp – sự giải thoát ra khỏi không gian và thời gianCam: Giáo huấn của Đức Phật – trí tuệ

Giải màu thứ sáu ở ngoài cùng bao gồm cả năm màu sắc đầu tiên, đại diện cho sự kết hợp của các màu sắc đó trong quang phổ của vầng hào quang. Sự kết hợp này có tên gọi là Prabashvara.

Lại nữa năm màu sắc cũng chính là năm màu đại diện cho ngũ căn, ngũ lực của Như Lai, đó là Tín. Tấn, Niệm, Định, Huệ.

 

Một lá cờ Phật giáo tại Tokyo.

Cờ Phật giáo quốc tế được sử dụng trên khắp thế giới tại các ngôi chùa và tông phái khác nhau. Tuy nhiên, một số biến thể đã xuất hiện nhằm nhấn mạnh giáo lý riêng của người sử dụng.

  • Tại Nhật Bản, cờ Phật giáo truyền thống goshikimaku [五色幕] sử dụng năm màu sắc khác đại diện cho Ngũ trí Như Lai.
  • Tông phái Nhật Bản Tịnh độ chân tông thay màu cam bằng màu hồng.
  • Phật tử Nepal thay màu cam bằng màu mận.
  • Phật tử tại Tây Tạng thường thay màu cam bằng màu nâu sẫm.
  • Soka Gakkai sử dụng một lá cờ ba màu bao gồm lam, vàng và đỏ.
  • Phật tử Thượng tọa bộ tại Myanmar thay màu cam bằng màu hồng.
  • Phật tử Thượng tọa bộ tại Thái Lan sử dụng một lá cờ màu vàng với hình ảnh Pháp luân.
  •  

    Cờ của Tịnh độ chân tông

  •  

    Cờ Phật giáo Tây Tạng

  •  

    Cờ Phật giáo Miến điện

  •  

    Cờ Phật giáo Nepal

  •  

    Cờ Phật giáo Nhật Bản "goshikimaku" [五色幕]

  •  

    Một biến thể có sự xuất hiện của Pháp luân

  •  

    Cờ của Soka Gakkai

  •  

    Cờ Phật giáo Thái Lan [cờ Pháp luân, Thong Dhammacak]

  •  

    Flag of Dalit Buddhist movement in India.

  •  

    Cờ Phật giáo chữ Vạn Hàn Quốc

  •  

    Karma Kagyu flag [Rangjung Rigpe Dorje, 16th Karmapa's "dream flag"]

  1. ^ a b c “The Origin and Meaning of the Buddhist Flag”. The Buddhist Council of Queensland. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ a b The Maha Bodhi, Volumes 98-99; Volumes 1891-1991. Maha Bodhi Society. 1892. tr. 286.
  3. ^ Lopez, Jr., Donald S. [2002]. A Modern Buddhist Bible: Essential Readings from East and West. Beacon Press. tr. xiv. ISBN 9780807012437.
  4. ^ Wilkinson, Phillip [2003]. DK Eyewitness Books: Buddhism. Penguin Putnam. tr. 64. ISBN 9780756668303.
  5. ^ “The Buddhist Flag”. Buddhanet. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cờ Phật giáo.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cờ_Phật_giáo&oldid=68271198”

Video liên quan

Chủ Đề