Vì sao làm sữa chua không chua

1. Cách khắc phục sữa chua không chua

Sữa chua không chua chính là lỗi gặp nhiều nhất khi làm sữa chua. Nó khiến cho hương vị thành phẩm không hấp dẫn như ý muốn. Để tìm ra các cách khắc phục sữa chua không chua, trước hết chúng ta phải hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này. Với mỗi nguyên nhân bạn sẽ có cách khắc phục phù hợp để cứu nguy cho thành phẩm này của mình nhé!

– Cách khắc phục sữa chua không chua do chất lượng men không được tốt

Men trong sữa chua cái luôn là phần cực kì quan trọng mà bạn phải chú ý mỗi khi làm sữa chua. Bởi, nếu vi khuẩn men hoạt động tốt, thành phẩm sẽ có vị chua tự nhiên rất ngon miệng. Ngược lại, nếu men để quá lâu, vi khuẩn men sẽ yếu đi, không đủ khả năng kích hoạt độ chua.

Cách khắc phục sữa chua không chua do men cái gây ra, bạn có thể sử dụng những hộp sữa chua mới hoặc các loại sữa chuađược làm trong khoảng 1 tuần. Lưu ý, trước khi pha chế với sữa tươi hoặc sữa đặc để làm sữa chua, bạn phải để sữa chua cái ở nhiệt độ phòng cho đến khi hết lạnh hoàn toàn rồi mới pha chế nhé!

– Cách khắc phục sữa chua không chua do bạn lựa chọn loại sữa

Có 2 loại sữa cơ bản dùng để làm sữa chua là sữa đặc và sữa tươi, mỗi loại sữa lại có cách làm khác nhau, bởi vậy mà bạn hãy nghiên cứu kĩ trước khi làm và tuân thủ theo từng thao tác nhé.

>>> Để đảm bảo sự thành công cho những hũ sữa chua tự làm tại nhà, bạn có thể tham khảo: Cách làm sữa chua bằng sữa Ông Thọ

– Cách khắc phục sữa chua không chua do nhiệt độ ủ và nhiệt độ sữa quá cao làm chết men

Trong quá trình làm sữa chua men hoạt động tốt nhất ở khoảng 40- 44 độ C. Nếu nhiệt độ ở sữa cao hơn 44 độ C thì khi cho men vào chắc chắn men sẽ bị chết vì sốc nhiệt và không thể kích hoạt độ chua. Chính vì thế, cách khắc phục sữa chua không chua do nguyên nhân này thì bạn nên chú ý đến nhiệt độ của sữa và nhiệt độ khi ủ sữa chua nhé!

– Cách khắc phục sữa chua không chua do cách trộn và do ủ chưa đủ thời gian

Khi hòa lẫn các hỗn hợp với nhau, bạn nhớ trộn đều tay và nhẹ nhàng nhé, nếu không sẽ khiến cho men hoạt động không tốt, dẫn đến tình trạng sữa chua không đông, không chua, bị lỏng và nhớt. Thông thường, sữa chua thường được ủ trong khoảng 4 – 6h nếu muốn ăn ngọt nhiều và 6 – 7h nếu muốn vị chua rõ hơn. Nếu sữa chua của bạn chưa chua đủ theo ý thích thì hãy ủ thêm thời gian nhé!

Vì sao sữa chua đông nhưng không đủ chua?

15:05 09/07/2016

Do đâu sữa chua đông nhưng không đủ chua? đó là những câu hỏi thường gặp khi các nàng nội trợ chưa có nhiều kinh nghiệm làm sữa chua nha đam, sữa chua cà phê. Sữa chua là một loại thức ăn rất tốt cho cơ thể và cũng rất thơm ngon có rất nhiều cách làm sữa chua nếp cẩm ngon tuyệt. Sữa chua có vị chua ở đầu lưỡi và hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như các vi khuẩn có lợi cao, tuy cách làm rất đơn giản nhưng có rất nhiều bạn thắc mắc vì sao làm mãi vẫn hỏng hôm nay Topgia.vn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Bà bầu có nên ăn sữa chua? lợi ích ăn sữa chua khi mang thai
  • Sữa chua bị nhớt khi làm xong các giải quyết và kinh nghiệm làm sữa chua chuẩn
  • Cách làm sữa chua nếp cẩm đúng vị
  • Bảng giá máy làm sữa chua tháng 8/2016
Sữa chua đông nhưng không đủ chua? vấn đề này chắc chắn là do người áp dụng cách làm sữa chua không chú ý ở một công đoạn nào đấy, bởi chỉ cần sơ xuất một chút nhỏ là có thể hỏng ví sữa chua được gọi với cái tên là "đỏng đảnh". Cách làm sữa chua rất đơn giản những cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do nhiệt độ, do sự cân bằng nguyên liệu cũng đều có thể là nguyên nhân gây ra sữa chua đông nhưng không đủ chua.

Sau đây là một số cách giải quyết khi làm sữa chua.
1. Khi sữa chua bị nhớt
Khi làm xong và nhìn bên ngoài thấy sữa rất đặc và có thể dốc ngược mà không bị làm sao cả. Nhưng khi xúc vào trong thì cảm giác như sữa dính lấy nhau giống như lòng trắng trứng. Khi múc lên miếng sữa chua không tách rời ra được mà có một phần keo theo. Sữa chua bị nhớt khác với những loại sữa chua dẻo nhé, các bạn nên phân biệt rõ ràng.

Bạn đã biết cách làm sữa chua dẻo chưa? Cũng rất đơn giản như cách làm sữa chua thông thường bạn nhé, tuy nhiên cũng có chút khác biệt để có được món sữa chua dẻo thật ngon. Hãy cùng tham khảo cách làm sữa chua dẻo trên Topgia.vn để cùng làm cho cả gia đình bạn thưởng thức nhé.

Men chưa hết lạnh và không được trộn vào sữa đúng cách: Sữa chua dùng để làm men cần được để hết lạnh hoàn tòn và chuyển về trạng thái lỏng chứ không đặc cứng như khi còn trong tủ lạnh. Việc này sẽ giúp cho khâu trộn sữa chua men với phần sữa còn lại dễ dàng hơn và giúp cho vi khuẩn men không bị sốc nhiệt mà có thể sống bình thường.

Ủ quá lâu trong nhiệt độ không ổn định: Men hoạt động tốt ở nhiệt độ 40-44 độ c. Nếu bỏ mặc sữa qua đêm thì sữa thường bị nhớt hoặc lỏng hoàn toàn.

Sữa bị nhiễm khuẩn trong quá trình lên men: Mặc dù bạn đã vệ sinh dụng cụ và khử trùng nhưng nếu trong môi trường ủ không sạch thì sau khoảng 6- 10h sữa vẫn có thể nhiễm khuẩn từ môi trường ủ và bị nhớt.

Do loại men và hàm lượng Protein trong sữa: Nên dùng sữa có Protein cao một chút, sẽ hạn chế được các hiện tượng nhớt trong sữa.

2. Sữa chua đông nhưng không đủ chua
Nếu trường hợp sữa chua đông đặc nhưng không đủ độ chua thì các bạn có thể tăng thêm thời gian ủ. Thông thường ủ sữa trong vòng 4-6 tiếng nếu muốn ăn vị ngọt nhiều hơn còn nếu ủ 6-7 tiếng nếu muốn vị chua rõ ràng hơn.

Ngoài ra bạn nên chú ý mức nhiệt khi ủ phải phù hợp tránh trường hợp giết chết đi vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Hay nếu sữa chua bạn làm qáu chua hay quá ngọt bạn cũng có thể làm những món khác từ sữa chua đó như cách làm sữa chua mít, để có thể giảm bớt đi vị chua hay vị ngọt của sữa mà lại tạo nên một món ăn đặc biệt cho cả gia đình bạn. Cách làm sữa chua mít tương đối đơn giản và dễ làm bạn nhé.

3. Sữa chua không đông và không chua
Trường hợp nếu sữa không đông và không chua thì do chất lượng men, men cũ, ít vi khuẩn hoặc vi khuển mẹ đang hoạt động yếu. Do chất lượng sữa, sữa có dư hàm lượng kháng sinh cao,làm ảnh hưởng đến men, hay còn do nhiệt độ ủ quá cao làm chết men.

Nhìn chung những trường hợp sữa chua gặp phải những vấn đề không mong muốn hay bị hỏng là do áp dụng công thức làm sữa chua chưa đúng cách, ngoài những vấn đề trên thì khi làm còn gặp phải những vấn đề như: sữa chu bị tách nước, sữa chua không đủ ngọt, không đủ chua, sữa chua không đông, hay sữa chu lỏng nhưng lại rất chua. Những vấn đề trên là do áp dụng không đúng công thức làm sữa chua đã để sơ xuất ở một vài yếu tố nào đó bạn nên chú trọng hơn khi làm sữa chua, từ những công đoạn nhỏ nhất cho đến khi mẻ sữa hoàn thành.

Nếu các bạn đã hiểu được những nguyên nhân khiến các mẻ sữa chua bị hỏng thì hãy cố gắng khắc phục nhé. Ngoài ra sữa chua còn có thể ăn kèm với các loại bánh. Bạn đã biết cách làm bánh Flan chưa? Đây là món đặc biệt khi kết hợp với sữa chua nhé, bạn hãy tự tay mình hoàn thiện các mẻ sữa chua và học cách làm bánh flan ăn kèm cho cả gia đình mình thưởng thức nhé rất ngon và tốt cho sức khỏe.

Không chỉ có các cách làm sữa chua hay cách làm bánh mà trên Topgia.vn còn rất nhiều các kinh nghiệm khác mà bạn nên biết nhé. Như cách làm dầu dừa tại nhà, để có được những lọ dầu dừa nguyên chất để làm đẹp, hãy cùng tham khảo cách làm dầu dừa, và nhiều những kiến thức bổ ích khác nhé.
Chúc các bạn thành công!
//topgia.vn/vi-sao-sua-chua-dong-nhung-khong-du-chua-7147n

Thực ra, sữa chua tuy dễ làm nhưng nếu bạn không cần thận, sai một nguyên tắc nhỏ thì chắc chắn sữa chua chưa đạt chuẩn là tất yếu.

  • Đừng bỏ qua công thức làm sữa chua uống đang siêu hot trong nhóm hội chị em
  • Chất lỏng đọng trên bề mặt của hũ sữa chua có ăn được không nhỉ?
  • Bạn có biết nồi cơm điện có thể làm sữa chua ngon và nhanh có ăn hơn nhiều?

Sữa chua có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol, ổn định trọng lượng cơ thể, tốt cho quá trình tiêu hóa và giúp xương chắc khỏe. Thế nên, đây là món ăn vặt không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Không chỉ vậy, sữa chua còn là thực phẩm cực kì tốt cho cả làn da nữa. Nó có khả năng cung cấp độ ẩm, làm dịu các vết cháy nắng hiệu quả.

Chính vì vậy mà sữa chua luôn được nhiều người ưa chuộng, bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Cách thực hiện món ăn này cũng khá đơn giản, dễ làm nữa. Tuy nhiên, nhiều người than thở rằng sữa chua họ làm khi thì lỏng, khi thì lại thiếu chua, khi lại chua quá mức. Thực ra, sữa chua tuy dễ làm nhưng nếu bạn không cần thận, sai một nguyên tắc nhỏ thì chắc chắn sữa chua chưa đạt chuẩn là tất yếu.

Do đó, nguyên tắc hàng đầu khi muốn tự làm sữa chua là bạn phải chọn nguyên liệu ngon, chất lượng. Đặc biệt là sữa chua cái, nó quyết định gần như 70% độ thành công của thành phẩm. Thế nên, bạn cần phải chọn sữa chua cái còn mới, không chọn hũ cũ bởi sữa chua cũ sẽ có lượng vi khuẩn kích hoạt men ít, hoạt động không mạnh, khiến sữa chua bạn làm chậm lên men, ít chua, bị lỏng.

Nguyên tắc hàng đầu khi muốn tự làm sữa chua là bạn phải chọn nguyên liệu ngon, chất lượng [Ảnh: Internet]

Tốt nhất là chọn hũ cái được làm trong vòng 1 tuần, và phải để ở nhiệt độ phòng, để hết lạnh hoàn toàn rồi mới pha chế. Một điều quan trọng nữa là khi trộn, bạn phải trộn nhẹ nhàng nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của men.

Ngoài ra, nếu thích vị ngọt, bạn có thể dùng sữa tươi có đường, sữa đặc nhiều, còn nếu không thích ngọt, bạn nên dùng sữa tươi không đường và giảm lượng sữa đặc lại.

Nếu bạn vẫn chưa tìm được công thức làm sữa chua ưng ý, hãy thử ngay công thức được mẹ Bon chia sẻ. Thành phẩm của bạn sẽ là những hũ sữa chua dù có úp ngược cũng không hề bị chảy ra.

Bạn cần chuẩn bị:

- 1 lon sữa đặc

- 1 lon nước sôi nóng [lấy lon sữa đặc đong]

- 2 lon sữa tươi [lấy lon sữa đặc để đong]

- 1 hoặc 2 hộp sữa chua cái

- Hũ để đựng sữa chua

Cách thực hiện:

Khui hộp sữa đặc, đổ sữa vào một thố to. Dùng lon sữa đã khui, đong một lon đầy nước sôi, đổ từ từ nước sôi vào thố có đựng sữa đặc, khuấy đều cho tan. Tạm gọi là thố A.

Dùng lại lon sữa đã khui, đong 2 lon sữa tươi rồi đổ từ từ sữa tươi vào thố A, khuấy cho tan. Trộn nhẹ nhàng sữa chua cái vào thố. Nếu sữa chua cái còn đặc, chưa tan hết hẳn, dùng rây cho sữa chua cái thật mịn. Nếu thích ăn chua nhiều bạn có thể dùng 2 hộp sữa chua cái, còn không bạn dùng 1 hộp sữa chua cái là được.

Nếu thích ăn chua nhiều bạn có thể dùng 2 hộp sữa chua cái, còn không bạn dùng 1 hộp sữa chua cái là được [Ảnh: Internet]

Đun một nồi nước to để làm nồi ủ sữa chua. Bạn nên lựa nồi hơi dày để giữ được nhiệt được lâu. Đun nồi nước đến lúc nào bạn nhìn xuống phía dưới đáy nồi thấy sôi hơi lăn tăn tầm khoảng 80ºC là bạn tắt bếp. Nếu đun nước sôi thì bạn phải đợi nước nguội bớt, nước quá nóng khi ủ sẽ làm sữa chua bị kết tủa. Dùng thìa lớn múc sữa chua vào cốc, nếu không có cốc thủy tinh bạn có thể dùng cốc nhựa để làm sữa chua.

Nếu không có cốc thủy tinh bạn có thể dùng cốc nhựa để làm sữa chua [Ảnh: Internet]

Để từng lọ thủy tinh vào nồi nước nóng đã đun, đậy nắp lọ thủy tinh lại. Nước ủ không nên ngập mặt lọ, chỉ tới 2/3 cổ lọ là được, nếu ngập mặt sẽ làm nước tràn vào lọ, sữa không đông lại được.

Phía bên trên nồi đậy một cái khăn rồi đậy kín nắp để nơi thoáng qua đêm hoặc từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ là có thể dùng được. Nếu thời tiết quá lạnh bạn ủ lần thứ nhất tầm 4 tiếng sau rồi đặt nồi ủ lại lên bếp, bật bếp lên đun nồi ủ tầm từ 3 - 4 phút để nồi nóng lại thêm một lần nữa, tắt bếp; ủ tiếp từ 4 - 5 tiếng hoặc ủ qua đêm. Cách ủ 2 lần như vậy sẽ làm sữa chua mau đặc lại. Nếu thời tiết nắng nóng thì không cần ủ 2 lần, vì thời tiết nóng sữa chua rất mau đặc và chua.

Hôm sau lấy sữa chua ra cất vào tủ lạnh, sữa chua đặc lại và rất ngon.

[Nguồn: Tổng hợp]

Tại sao làm đúng như hướng dẫn mà sữa chua vẫn không đông?

Hoài Phương 12 Tháng Chín, 2018 3894 0

Trong số những vấn đề thường gặp khi làm sữa chua thì sữa chua không đông là hiện tượng phổ biến nhất. Tại sao làm đúng tỷ lệ, thực hiện đúng quy trình mà kết quả sữa chua sau 8 -10 tiếng ủ mà vẫn như trạng thái ban đầu? Cùng Rockit chúng tôi đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

Sữa chua không đông có ủ lại được không?

Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khi trộn các hỗn hợp và ủ đều ảnh hưởng đến độ đông mịn của sữa chua. Chỉ một sơ xuất nhỏ trong quá trình thực hiện cũng có thể khiến mẻ sữa chua của bạn không thể đông được, thậm chí còn có hiện tượng tách nước.

Chính vì vậy, nếu bạn đã mắc những sai lầm trong quá trình làm sữa chua thì sẽ không thể cứu vãn được nữa. Cho dù bạn có ủ lại thì cũng chỉ làm cho sữa chua bị chua thêm thêm mà thôi, hoặc có thể tệ hơn thế.

Do đó, sữa chua ủ không đông sẽ không thể đem đi ủ lại được. Cách duy nhất để có mẻ sữa chua đông mịn và ngon hơn, bạn chỉ có thể làm lại mà thôi. Đừng nản nhé, hãy để tapchinhabep.net giúp bạn nhìn ra được vấn đề và làm lại mẻ sữa chua cực ngon tại nhà.

Làm sữa chua không đông, nguyên nhân và cách khắc phục?

24001 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề