Vì sao nacl lại sát trùng đc vi khuẩn

Nước muối sinh lý là thuốc mà việc sản xuất phải theo quy trình chặt chẽ, việc sử dụng cũng phải thật đúng.

Mới đây, Sở Y tế TP.HCM đã gửi văn bản đến các phòng y tế quận/huyện, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố thông báo các sản phẩm: natri clorid 0,9% [nước muối sinh lý], cồn 70 độ, cồn 90 độ, nước oxy già, cồn iod đang lưu hành trên thị trường là thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước phải được Cục Quản lý Dược - Bộ Y Tế cấp số đăng ký theo quy định mới dược phép lưu thông trên thị trường. Bởi vì trong thời gian qua, nhiều cơ sở sản xuất đã đăng ký các sản phẩm vừa kể dưới dạng sản phẩm mỹ phẩm chứ không phải thuốc dùng ngoài. Do không đăng ký là thuốc dùng ngoài nên có tình trạng có cơ sở sản xuất nước muối sinh lý [dung dịch natri clorid 0,9%] bằng biện pháp “thủ công” trong điều kiện sản xuất không vô khuẩn, có nơi sản xuất rất bẩn. Hàng ngàn thùng nước muối sinh lý thành phẩm đã được pha chế từ các công nhân làm việc bằng tay, không có bảo hộ cần thiết như quần áo được tiệt trùng, mang găng tay, khẩu trang đúng quy cách… Phòng gọi là pha chế có nền nhà bề bộn nước chảy, lấm lem đất cát với công cụ để lẫn lộn đủ thứ. Đáng nói nhất là các bồn đựng nước natri clorid thì phèn bám vàng khè. Nếu sản phẩm gọi là “thuốc” dù là “thuốc dùng ngoài” không thể chấp nhận việc pha chế cẩu thả, táng tận lương tâm như thế.

Cũng theo thông báo nêu trên, nếu các sản phẩm đã kể, đặc biệt là natri clorid 0,9% [nước muối sinh lý] nếu không có số đăng ký lưu hành là thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước hoặc đăng ký là mỹ phẩm thì đây là là các sản phẩm gây hiểu nhầm thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước không có tính pháp lý, nếu lưu hành sử dụng là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý thích đáng.

Chỉ dùng nước muối sinh lý đúng là thuốc dùng ngoài

Dung dịch natri clorid 0,9% [NaCl 0,9%] còn gọi là dung dịch nước muối sinh lý vì trong dung dịch nước muối này có chứa muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9% [tức là 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn] tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt… trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường. Dung dịch NaCl 0,9% còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương, còn dung dịch chứa nồng độ muối cao hơn được gọi là dung dịch nước muối ưu trương. Là thuốc dùng ngoài, nước muối sinh lý được bào chế tại các công ty dược phẩm bảo đảm điều kiện sản xuất thuốc, trong đó có vô trùng. Nếu sản xuất trong nước và lưu hành trên thị trường, nó phải được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp số đăng ký [số này được in trên nhãn, bao bì].

Khi mua nước muối sinh lý dùng , phải xem bao bì, nhãn có số đăng ký hay không . Nếu không có số đăng ký thì không mua dùng . Người dùng thuốc không nên tự ý pha nước muối để dùng vì tự pha có thể dùng nước không sạch và pha đúng không đúng nồng độ tức pha 9g muối sạch trong 1 lít nước sạch. Tốt nhất là mua dung dịch NaCl 0,9% tại nhà thuốc, có nhiều loại: nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai hay dùng làm nước xúc rửa, và dùng đúng loại.

Hiểu và dùng đúng loại nước muối sinh lý

Có thể dùng nước muối sinh lý để xúc miệng khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da, nhưng hoàn toàn không vì mục đích sát khuẩn, vì nước muốc đẳng trương không làm các mầm bệnh như vi khuẩn bị tiêu diệt. Khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương, bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý [NaCl 0,9%] súc hay rửa chính là làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không nhằm sát khuẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo, hoặc có khi không cho dùng kèm theo, vì chỉ súc hay rửa bằng nước muối sinh lý không thôi cũng đủ để tổn thương sau khi rửa sạch có thể tự khỏi nhờ sức đề kháng của cơ thể.

Cần lưu ý, người ta có dùng dung dịch NaCl 0,9% làm thuốc nhỏ rửa mắt. Nhưng đây tuyệt đối phải là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% chứ không thể tự ý pha chế muối ăn với nước ở nhà để làm thuốc nhỏ mắt [dung dịch tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt và nhất là dung dịch pha không đạt độ đẳng trương] hay không dùng nước muối sinh lý không có số đăng ký để nhỏ mắt.

Cũng không thể dùng thuốc thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai NaCl 0,9% để nhỏ mắt [chỉ nhỏ mắt bằng thuốc nhỏ mắt vì thuốc nhỏ mắt được bào chế trong điều kiện riêng tuyệt đối vô trùng và đẳng trương như thuốc tiêm]. Ngược lại, có thể dùng nước muối sinh lý là thuốc nhỏ mắt để nhỏ mũi, nhỏ tai.

Ở nhà thuốc có bán dung dịch rửa mũi được giới thiệu là bào chế từ nước biển sâu, thực chất không hơn hẳn về mặt tác dụng so với nước muối sinh lý tức dung dịch NaCl 0,9% được bào chế từ các công ty dược phẩm trong nước.

Tóm lại, mặc dù là thuốc dùng ngoài nhưng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai, dung dịch rửa vết thương NaCl 0,9% phải dùng thận trọng, đặc biệt cho trẻ con.

Theo: Báo SKĐS

Chúng ta dều biết virus có cấu tạo rất nhỏ, nhỏ hơn rất nhiều so với vi khuẩn. Cơ chế sát khuẩn của muối là muối sẽ thẩm thấu vào virus và vi khuẩn, do đặc tính ngậm 5 phân tử nước của Na+ trong công thức muối ăn là NaCl nên virus và vi khuẩn mất nước nhiều mà bị bất hoạt và sau đó là bị tiêu diệt.

Đó là lý do tại sao nước muối sinh lý chỉ pha với nồng độ rất thấp là 0,1% cũng có tính sát khuẩn là vậy. Nước biển nhờ có muối NaCl mà nó sạch bao đời nay, nếu ko có tính sát trùng này biển sẽ rất dơ bẩn và mầm bệnh kinh khủng rồi chưa kể nước nhiều như vậy, muỗi phát triển đủ hút chết hết con người và các sinh vật khác. Muối là món quà tạo hoá tặng cho con người.

Cái thứ 2 là đường. Mọi người để ý ta làm rượu trái cây thường cho 1 lớp đường, 1 lớp trái cây bỏ vào hũ lên men thành rượu. Chính nồng độ cồn này nó có tính diệt khuẩn và virus, đó là lý do các nhà khoa học hiện nay đang triết suất tinh chất từ đường để tạo ra chất diệt virus ấy.

Mọi người nên nhớ uống 3 muỗng đường với mấy lát gừng tươi và nước ấm ngày 2 lần sáng và trưa để giúp phổi sản sinh protein interferon Beta kháng virus không cho nó thoát khỏi vỏ bọc protein.

Vậy ta biết công dụng của muối rồi, từ hôm nay mọi người có thể tẩm muối vào khẩu trang để ngăn virus, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và xúc miệng bằng nước muối ăn pha nước để phòng bệnh nhé.

Nhà cửa muốn diệt khuẩn có thể pha nước muối lau nhà hay các bề mặt bàn, ghế, tay nắm cửa và lao lại bằng nước sạch sau 30 phút. Muối rẻ và không hại nên tha hồ dùng không sợ như nước lau sàn có hoá chất benzen gây ung thư.

Đánh giá của bạn:

Nước muối [hay dung dịch NaCL] được sử dụng rất nhiều trong đời sống và y học, đặc biệt là dạng dung dịch nước muối sinh lý.

Có nhiều cách phân loại nước muối nhưng trong khuôn khổ bài viết này, nhằm giúp cho số đông độc giả đễ tiếp cận, hiểu và ứng dụng được, xin giới thiệu cách phân loại theo độ đẳng trương của dung dịch so với dịch cơ thể.

Nước muối sinh lý:

Là dung dịch nước muối đẳng trương có áp suất thẩm thấu bằng 380 mOsmol, tương đương với áp suất thẩm thấu của dịch trong tế bào sống. Là dung dịch nước muối được pha chế với tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất là 0,9%. Tức 1 lít nước cất với 9g natri chloride tinh khiết.

Nước muối ưu trương:

Là dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất cao hơn 0,9%. Nồng độ NaCL càng cao thì độ ưu trương càng mạnh.

Nước muối nhược trương:

Là dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất thấp hơn 0,9%. Nồng độ NaCL càng thấp hơn nhiều thì dung dịch càng nhược trương.

Nước muối có tác dụng gì với vi khuẩn, virus?

Hiểu một cách đơn giản thì khi tiếp xúc với tế bào sống, dung dịch nước muối ưu trương sẽ rút nước ra khỏi tế bào [khiến cho tế bào bị mất nước và bị tiêu diệt]. Ngược lại dung dịch nhược trương sẽ khiến tế bào hút thêm nước. Duy chỉ có dung dịch đẳng trương là duy trì sự cân bằng [không có sự dịch chuyển nước ra hoặc vào tế bào]. Do đó khi dùng để rửa mắt mũi hay súc miệng họng, dùng nước muối đẳng trương sẽ không gây hại cho tế bào niêm mạc.

Nước muối ưu trương có nồng độ muối cao, khiến tế bào vi khuẩn bị mất nước mạnh và bị chết hoặc bị bất hoạt. Nhưng đồng thời cũng gây hại cho cả tế bào niêm mạc của cơ thể.

Nước muối đẳng trương và nước muối nhược trương không gây hại cho tế bào nên cũng không diệt được vi khuẩn. Tuy nhiên, chúng có thể giúp loại bỏ mầm bệnh [vi khuẩn, virus…] thông qua cơ chế rửa trôi.

Mới đây, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 3416/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Trong đó, các biện pháp theo dõi và điều trị chung có nhấn mạnh biện pháp vệ sinh mũi họng. Có thể giữ ẩm mũi bằng dung dịch muối sinh lý, súc miệng họng thường xuyên bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.

Đây là biện pháp hữu hiệu, chủ động để mọi người tự bảo vệ bản thân và gia đình trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Việc súc miệng họng bằng các loại dung dịch nước súc miệng họng thông thường nói chung đều có tác dụng giúp loại bỏ mầm bệnh thông qua cơ chế rửa trôi là chính. Ngoài ra cũng có tác dụng sát khuẩn một số loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Việc giữ ẩm cho mũi là để giúp tăng cường khả năng phòng vệ của mũi trước các nguy cơ gây bệnh.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp rửa trôi vi khuẩn, virus.

Nhưng chúng ta cần biết rằng, tất cả các loại virus gây bệnh nói chung [kể cả coronavirus gây COVID-19] chỉ có thể sinh sôi phát triển khi chúng xâm nhập được vào trong tế bào vật chủ. Chúng không thể tự sinh sôi và nhân lên khi còn ở bên ngoài tế bào. Virus cũng rất khó mà có thể xâm nhập được qua bề mặt da người. Con đường chủ đạo của chúng là thông qua niêm mạc đường hô hấp. Ví dụ, khi hít phải giọt bắn có chứa mầm bệnh [giả sử có chứa 1000 con virus trong đó] thì không phải tất cả số virus đó sớm có thể xâm nhập được vào các tế bào cơ thể để gây bệnh, mà chỉ có một tỷ lệ nào đó trong số chúng có xác suất xâm nhập thành công. Khi súc miệng, họng thường xuyên là cách giúp rửa trôi loại bỏ bớt được 700 trong số 1000 con virus đó. Như vậy sẽ giảm hẳn xác suất để virus xâm nhập được vào tế bào. Nguy cơ phát bệnh và truyền nhiễm cho người khác sẽ giảm.

Nên dùng nước muối nào để súc họng, xịt mũi?

Gần đây có nhiều ý kiến tranh luận về việc khuyến khích người dân sử dụng nước muối đặc để súc miệng họng phòng ngừa và diệt trừ COVID-19. Vậy nên hay không nên?

Như trên đã trình bày, việc súc miệng họng thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa việc nhiễm bệnh và truyền bệnh cho người khác qua cơ chế rửa trôi. Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo là sử dụng các dung dịch súc miệng họng thông thường. Do đó, người dân nên thực hiện theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế là tốt nhất.

Bởi những dung dịch súc miệng họng thông thường không chỉ nhằm riêng mục đích ngừa COVID-19, mà được nghiên cứu và sản xuất nhằm loại bỏ và diệt trừ một số loại vi khuẩn gây bệnh thông thường khác, giúp nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể trước nhiều mầm bệnh. Trên thị trường hiện nay vẫn đang đáp ứng đủ được nhu cầu về nước súc miệng họng cho người dân với nhiều loại có giá cả phải chăng và an toàn. Trường hợp nếu do không có điều kiện, không có sẵn dung dịch súc miệng thông thường thì có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng họng.

Dùng nước muối đẳng trương để súc họng:

Nước muối sinh lý là loại nước muối đẳng trương với thành phần là muối tinh khiết và nước cất theo tỷ lệ 0.9%, đảm bảo độ an toàn cũng như độ sạch. Nếu nước muối đẳng trương tự pha, cho dù đúng tỷ lê 0.9% nhưng nếu không đảm bảo nguyên liệu là nước cất và muối NaCl tinh khiết thì không được coi là nước muối sinh lý. Đó chỉ là nước muối đạt độ đẳng trương mà thôi.

Dùng nước muối sinh lý để rửa trôi loại bỏ mầm bệnh, chứ không phải nhằm mục đích diệt mầm bệnh. Nhưng môi trường nước muối đẳng trương là môi trường dễ bị nhiễm khuẩn, do đó chỉ nên dùng loại nước muối đẳng trương được sản xuất đạt tiêu chuẩn về các tiêu chuẩn chất lượng và đóng sẵn trong chai lọ kín, không nên dùng dung dịch nước muối đẳng trương tự pha bằng nguyên liệu không đạt chuẩn, rất dễ nhiễm khuẩn khi dùng.

Vì sao không dùng nước muối ưu trương để xịt mũi, súc họng?

Nước muối đặc mà đủ để diệt vi khuẩn hiệu quả thì phải có nồng độ NaCl rất cao. Nước súc miệng bằng dung dịch muối đặc tự pha này không lo ngại bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cũng chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh dung dịch này diệt được coronavirus. Hơn nữa, xét theo góc độ khoa học thì có thể gây lợi bất cập hại.

Tự pha nước muối ưu trương để súc họng gây bất lợi nhiều hơn tác dụng.

Nguyên nhân do nước muối đặc có thể gây tổn thương niêm mạc miệng họng, làm suy yếu lớp hàng rào bảo vệ tế bào, dẫn đến tăng nguy cơ cho virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Giả dụ nước muối đặc rửa trôi và diệt được 70% lượng virus có trong khoang miệng, nhưng lại có thể tăng gấp bội xác suất virus xâm nhập thành công vào tế bào niêm mạc đối với 30% lượng virus còn trong khoang miệng thì sao? Do đó, tốt nhất là không nên dùng.

Cách súc miệng họng như nào hiệu quả?

Tùy thành phần nguyên phụ liệu mà mỗi loại dung dịch nước súc miệng họng có hướng dẫn chi tiết khác nhau về số lần dùng trong ngày [thường có ghi trên nhãn], thông thường dùng từ 3 đến 6 lần trong ngày.

Lưu ý nhiều người rất hay mắc phải lỗi khi súc miệng họng, đó là mỗi lần súc miệng thường dùng một lượng quá nhiều dung dịch. Khi dùng quá nhiều, thì việc súc họng rất khó dễ gây sặc. Chỉ nên dùng lượng vừa đủ, thường là tầm 10 - 15ml [tùy theo miệng của từng người].

Dùng lượng dung dịch vừa đủ, ngửa cổ khò khò trong khoảng 1-2 phút rồi nhổ ra.

Cách súc họng hiệu quả là ngửa cổ, rồi khò khò trong cổ sao cho phát âm ra âm thanh AAA hoặc OOO, tạo được sức chạy của khối nước trong khoang họng, khoảng 1-2 phút rồi nhổ ra. Như vậy sẽ hiệu quả hơn trong việc rửa trôi loại bỏ mầm bệnh. 


Video liên quan

Chủ Đề