Vì sao ngày nay con người ít hoạt động

Các chuyên gia nhấn mạnh, vận động thể lực đầy đủ sẽ giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân; giảm từ 20-40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ; giảm nguy cơ mắc trầm cảm, phòng ngừa bệnh loãng xương, cải thiện trí nhớ và giúp kiểm soát cân nặng.

1. Lười vận động làm gia tăng nguy cơ trở nặng COVID-19

Tuổi già, béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp hay rối loạn hô hấp mạn tính đã được biết đến là những yếu tố nguy cơ phát triển COVID-19 nặng. Thế nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Mỹ còn phát hiện, lười vận động cũng làm tăng nguy cơ này.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu y tế của 48.440 bệnh nhân nhiễm virus từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020, phát hiện ra rằng những bệnh nhân dương tính với COVID-19 và "thường xuyên không vận động" trong những năm trước đại dịch, có nguy cơ nằm viện, nhập viện cần chăm sóc đặc biệt, thậm chí tử vong cao hơn so với những bệnh nhân có thói quen thường xuyên tập một môn thể thao nào đó.

Lười vận động thể thao đang trở nên phổ biến.

Ít vận động còn là mối nguy về lâu dài cho sức khỏe. Nhiều căn bệnh dễ nhận thấy từ đó như: béo phì, bệnh lý về thần kinh, bệnh về mắt, hiện tượng trầm cảm và tự kỷ…

2. Lười vận động đến từ những thói quen hàng ngày

Ngồi quá nhiều: Đây được xem là 1 nguyên nhân khiến chúng ta bị lười vận động. Ngồi quá lâu 1 chỗ cũng sẽ kéo theo những căn bệnh tiềm tàng khiến sức khỏe của bạn đi xuống.

Phụ thuộc vào công nghệ số: Nhịp sống của thời đại 4.0 cũng ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Thay vì đi đến phòng tập hoặc chạy bộ thì phần lớn đều chọn ở trong một không gian khép kín và gắn bó với các thiết bị điện tử. Nhiều người cho rằng giải trí bằng các thiết bị điện tử khiến họ cảm thấy thoải mái hơn việc phải ra khỏi nhà vận động cơ thể. Trẻ nhỏ được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ lúc nhỏ dần tạo nên thói quen xấu lười vận động và tránh xa các hoạt động thể chất ngoài trời.

Phụ thuộc vào công nghệ số là nguyên nhân dẫn đến lười vận động

Chưa quan tâm đến sức khỏe: Độ tuổi 18-30, nhiều người thường có suy nghĩ ỷ lại vào đề kháng tốt, cơ thể dẻo dai nên ít gặp các vấn đề về sức khỏe. Vậy nên việc tập thể dục không được xem trọng. Ngay cả khi cần giữ vóc dáng đẹp, nhiều người vẫn chọn ăn kiêng thay vì rèn luyện thể chất.

Đặc biệt, việc lười vận động hiện đang là một tình trạng phổ biến đối với những người làm văn phòng.

3.Tác hại không ngờ đến của lười vận động

Cơ yếu

Cơ bắp sẽ khỏe nhất khi được rèn luyện một cách thường xuyên. Cơ bắp rất dễ nâng cao sức mạnh và khả năng chịu đựng. Tuy nhiên, khi ngồi cố định trong thời gian dài thì chúng sẽ dễ bị suy yếu. Nếu ngồi quá nhiều và kéo dài thì cơ bắp và các cấu trúc khác của cơ thể sẽ không còn thích ứng được với các động tác như chạy, nhảy, thậm chí là đứng, theo MSN.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật [CDC] Mỹ, nếu đang gặp phải các vấn đề về giấc ngủ, rất có thể do bạn không tập luyện thường xuyên. Việc tập luyện có thể có lợi cho giấc ngủ đối với tất cả mọi người, ngay cả những người bị mất ngủ. Tập luyện giúp ngủ ngon hơn nhờ tác động có lợi cho cơ thể, bởi vì não sẽ bù đắp những căng thẳng về thể chất bằng cách tăng thêm thời gian cho giấc ngủ sâu. Hơn nữa, tập luyện còn kích thích giấc ngủ vì làm tăng thân nhiệt, sau đó giảm xuống gần bằng với số lượng vài giờ đồng hồ sau đó. Sự giảm nhiệt này giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon.

Lười vận động gây hệ luỵ lâu dài cho sức khoẻ của trẻ

Thiếu sức bền

Nếu không tập thể dục thường xuyên, bạn có thể nhanh chóng thở mệt chỉ sau khi leo cầu thang hay mang vác đồ nặng. Nhưng nếu là người chăm tập luyện thì điều này lại không diễn ra nhanh như vậy.

Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức khỏe tim mạch, phổi, giảm tình trạng khó thở ở cả người khỏe mạnh và những người bị bệnh phổi mạn tính. Điều này có nghĩa là cơ thể có thể hấp thụ oxy tốt hơn, ngay cả khi mệt mỏi.

Tăng cân

Lười vận động chính là một yếu tố gây tăng cân hàng đầu hiện nay, thừa cân béo phì là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh về huyết áp, đường huyết. Việc lười vận động sẽ khiến lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng tăng lên.

Tập thể dục thường xuyên còn có tác động đến sức khỏe tinh thần của bạn

Dễ chán nản, căng thẳng

Tập thể dục còn có tác động đến sức khỏe tinh thần của bạn. Đối với những người bị trầm cảm được chẩn đoán lâm sàng, tập thể dục có thể làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không được chẩn đoán bị bệnh tâm thần thì cũng cần tập thể dục.

Để cải thiện tâm trạng, tốt nhất bạn nên tập thể dục thường xuyên, bất kể tập thể dục có cường độ cao hay cường độ thấp.

Các bệnh về đường huyết

Tác hại của việc lười vận động khiến cho cơ thể của chúng ta thường xuyên căng thẳng, cơ thể mệt mỏi và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đột quỵ.

Trong bối cảnh dịch bệnh, mọi người vẫn nên duy trì tập luyện bằng cách tập tại nhà. Mỗi ngày hãy dành khoảng 1 giờ để tập luyện. Dù chỉ bằng những động tác đơn giản cũng có ích cho cơ thể, tránh tình trạng trì trệ. Việc tạo thói quen rèn luyện thể chất cũng chính là tác động hữu hiệu nhất để chống lại bệnh tật và phòng dịch hiệu quả.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bắt giữ hàng ngàn bộ kit test, thuốc điều trị Covid-19 nhập lậu.


Những hậu quả nghiêm trọng của lối sống ít vận động

Lối sống ít vận động đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Lối sống ít vận động có vẻ đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia mặc dù đã được liên hệ với một loạt các vấn đề sức khỏe mãn tính.

Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người lớn cần hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Hầu hết những người có lối sống ít vận động không đáp ứng được khuyến nghị này.

Báo cáo năm 2017 của Mạng nghiên cứu hành vi ít vận động [SBRN] đã định nghĩa hành vi ít vận động là bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc ngồi, ngồi tựa hoặc nằm có tiêu hao năng lượng rất thấp. Số đo tiêu hao năng lượng là tương đương trao đổi chất [METs], và các tác giả xem xét các hoạt động tiêu tốn 1,5 MET trở xuống là ít vận động.

Nghiên cứu cho thấy chỉ có 21% người trưởng thành đáp ứng các nguyên tắc hoạt động thể chất, trong khi chưa đến 5% thực hiện 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.

Những nguy hiểm của lối sống ít vận động

Lối sống ít vận động có thể góp phần vào bệnh béo phì, đái tháo đường và một số loại ung thư.

Nghiên cứu gần đây đang bắt đầu xác nhận những nguy cơ sức khỏe liên quan đến lối sống ít vận động.

Các nghiên cứu hiện đã chứng minh một cách nhất quán rằng lối sống ít vận động có thể góp phần vào:

• béo phì

• bệnh đái tháo đường týp 2

• một số loại ung thư

• bệnh tim mạch

• tử vong sớm

Thời gian ít vận động kéo dài có thể làm giảm trao đổi chất và giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và tiêu hóa chất béo.

Một nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập trong hơn 15 năm thấy rằng lối sống ít vận động có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong sớm bất kể mức độ hoạt động thể chất.

Điều này cho thấy rằng cần giảm lượng thời gian ít vận động ngoài việc tập thể dục nhiều hơn.

Sức khỏe tâm thần

Lối sống ít vận động cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.

Sự kết hợp của các tác động về thể chất và tinh thần đến sức khỏe khiến lối sống ít vận động đặc biệt tai hại.

Một nghiên cứu với 10.381 người đã liên hệ lối sống ít vận động và thiếu hoạt động thể chất với nguy cơ phát triển rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn.

Một tổng kết gần đây bao gồm dữ liệu từ 110.152 người tham gia tìm thấy mối liên quan giữa hành vi ít vận động và tăng nguy cơ trầm cảm.

Những giải pháp cho lối sống ít vận động

Lối sống năng động hơn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, rối loạn sức khỏe tâm thần và tử vong sớm.

Tăng cường hoạt động thể chất

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất, bao gồm tập thể dục và thể thao, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2, béo phì và tử vong sớm.

Bằng chứng cũng nhất quán cho thấy rằng tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu năm 2018 gồm 1.237.194 người thấy rằng những người tập thể dục báo cáo ít vấn đề sức khỏe tâm thần hơn những người không.

Tốt nhất là kết hợp nhiều bài tập tim mạch, chẳng hạn như chạy hoặc đi xe đạp, với các bài tập rèn luyện sức mạnh, có thể bao gồm tập tạ hoặc các bài tập mang trọng lượng cơ thể. Dành ít nhất ba 30 phút chạy bộ và thực hiện hai buổi tập sức mạnh, mỗi buổi 30 phút mỗi tuần sẽ đủ để đáp ứng các hướng dẫn hoạt động thể chất tối thiểu.

Giảm thời gian ít vận động

Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Hoạt động thể chất là rất quan trọng, nhưng dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi cũng vẫn nguy hiểm.

Có thể giảm lượng thời gian ít vận động bằng cách:

• đứng thay vì ngồi trên phương tiện giao thông công cộng

• đi bộ đi làm

• đi bộ trong giờ ăn trưa

• đặt lời nhắc để đứng lên sau mỗi 30 phút ngồi làm việc tại bàn

• sử dụng bàn đứng để làm việc

• đi dạo hoặc đứng trong khi nghỉ giải lao uống cà phê hoặc trà

• dành thêm thời gian để làm việc nhà, đặc biệt là làm đồ thủ công hoặc làm vườn

• tìm lý do để rời văn phòng hoặc đi quanh tòa nhà

• gọi điện thoại ngoài phòng làm việc và đi đi lại lại trong khi gọi

• dành thời gian rỗi rãi để hoạt động thay vì xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử

• đứng dậy và đi lại trong thời gian ti vi phát quảng cáo

• đi cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy

Nghiên cứu đã liên hệ lối sống ít vận động với các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Nhiều người không đáp ứng được các hướng dẫn hoạt động thể chất tối thiểu và có nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe do dành quá nhiều thời gian để ngồi.

Có thể giảm thiểu nguy cơ của lối sống ít vận động bằng cách tăng lượng hoạt động thể chất và sử dụng các kỹ thuật ở trên để giảm thời gian ít vận động.

Cẩm Tú

Theo MNT

Video liên quan

Chủ Đề